Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

thiết kế hệ thống cấp nước khu đô thị phía nam thành phố nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 160 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta, đến năm
2030 Việt Nam về cơ bản là một nước công nghiệp; công cuộc CNH-HĐH đi đôi
với việc phát triển kinh tế ổn định đang từng bước làm thay đổi bộ mặt Kinh tế -
Văn hoá - Xã hội và Khoa học kỹ thuật.
Cấp thoát nước là một chuyên ngành quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
ở Việt Nam. điều kiện vệ sinh và cấp nước của đa số các thị xã, thành phố ở Việt
Nam từ lâu nay luôn ở mức độ rất thấp vì mất cân đối nghiêm trọng so với nhu cầu
cũng như tốc độ phát triển. Hệ thống cấp thoát nước còn thô sơ và lạc hậu, đang vận
hành với hiệu suất kém, khả năng đảm bảo cung cấp nước còn yếu so với yêu cầu
thực tế.
Để bảo vệ môi trường sống, nhất thiết chúng ta phải có những biện pháp thích
hợp để xử lý các vấn đề ô nhiễm trên. Trong đó việc thiết kế và hoàn thiện các công
trình cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp đóng vai trò quan trọng góp phần
vào sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương. Là một sinh viên khoa Đô thị,
em đã ý thức rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng và bảo vệ môi trường sống.
Với sự cần thiết đó, cùng với yêu cầu của việc làm đồ án tốt nghiệp, em đã lựa
chọn đề tài:

Thiết kế hệ thống cấp nước khu đô thị phía nam thành phố Nam
Định

là phần nào thể hiện sự cố gắng trong quá trình học tập và tổng hợp những
kiến thức chuyên ngành của em.
Trong 100 năm xây dựng và phát triển, thành phố Nam Định có trên 60 năm là
tỉnh lỵ. Tuy có nhiều khó khăn: mức độ đầu tư của tỉnh còn nhiều hạn chế, song nhờ
sự cố gắng nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân , những năm qua
kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước phát triển khá toàn diện, thu được nhiều thành
tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh. Thành Phố Nam
Định có bề dày truyền thống lịch sử, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
của nước Việt Nam, nên trình độ dân trí phát triển khá. Nam Định có nhiều tiềm


năng, nhất là đất đai để mở rộng không gian phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cơ
sở hạ tầng. Thực hiện chỉ đạo của Thành Phố theo Nghị quyết 16NQ/TU ngày
02/5/2003 về xây dựng và phát triển giai đoạn 2005 - 2030, Thành Phố cần khắc

1
phục những hạn chế, vượt qua những khó khăn, thách thức, khai thác triệt để những
lợi thế tiềm năng để xây dựng và phát triển thị xã giàu đẹp, văn minh.
Nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng hoàn chỉnh HTCN Nam Định đến năm
2030, định hướng cho việc phát triển không gian và cơ sở hạ tầng của Thành Phố
trước mắt cũng như lâu dài là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm cụ thể hóa
phương hướng xây dựng và phát triển thị xã theo định hướng phát triển kinh tế xã
hội đã được hoạch định.

2
Phần I :
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NAM SÔNG ĐÀO
CHƯƠNG 1 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Nam Định nằm ở toạ độ địa lý: 106
0
12

kinh độ đông, 20
0
24


độ Bắc, sát khu vực ngã ba sông Hồng và sông Đào, cách Hà Nội 90km, cách Hải
Phòng 80km, cách Ninh Bình 28km và cách bờ biển Đông 45km. Thành phố tiếp
cận với tam giác tăng trưởng Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Nằm ở vị trí trung

tâm của đồng bằng Bắc Bộ, Thành phố Nam Định có mạng lưới giao thông quốc
gia: hệ thống đường sắt, đường bộ và đường thuỷ thuận lợi.
I.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Nam Định nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình thấp
và bằng phẳng, cao độ trung bình từ +0,9m đến +1,4m. Trong quá trình hình thành,
nền thành phố được tôn đắp.
Hướng và độ dốc trung của địa hình như sau:
- Khu vực bờ phải sông Đào, hướng dốc địa hình về phía Tây-Nam, độ dốc
trung bình 0,001.
- Khu vực bở trái sông Đào (thành phố cũ), hướng dốc về phía cánh đồng, độ
dốc trung bình 0,002.
- Những khu vực có cao độ nền dưới 2,0m thường ngập lụt do lũ nội đồng khi
có mưa to kéo dài.
Đê sông Đào bảo vệ thành phố chống lũ sông Đào, cao độ đê +6,4m.
I.1.3. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Nam Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Các số liệu đặc trưng về khí hậu do tại trạm khí tượng Nam Định, thời gian
quan trắc lớn hơn 20 năm.
+ Đặc trưng về nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình mùa hè: 27,8
0
C

3
- Nhiệt độ trung bình mùa đông: 19,5
0
C
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,7
0

C
+ Đặc trưng về độ ẩm:
- Độ ẩm trung bình năm: 85 %
- Độ ẩm trung bình cao nhất: 94 %
- Độ ẩm trung bình thấp nhất: 65 %
+ Đặc trưng về lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm: 1829,8 mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 350 mm
+ Đặc trưng về gió:
- Tốc độ gió lớn nhất: 48 m/s
- Tốc độ gió trung bình: 2,4 m/s
- Hướng gió chủ đạo : về mùa hè: gió Đông Nam
về mùa đông: gió Bắc
I.1.4. Thuỷ văn
Thành phố Nam Định hình thành bên bờ sông Đào. Sông Đào là con sông
nối liền sông Hồng với sông Đáy nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 con sông này.
Thành phố Nam Định còn nằm trong vùng đồng bằng thấp Nam Hà nên được các
con đê sông Hồng, sông Đào, sông Đáy ngăn lũ và được các trạm bơm Cốc Thành,
Hữu Bị bơm tiêu nước khi mực nước ngoài sông cao hơn nội đồng.
Theo tài liệu của trạm khí tượng Nam Định, chế độ dòng chảy sông Đào tại
Nam Định như sau:
+ Chế độ mực nước:
Mực nước trung bình : -0.55 m.
Mực nước cao nhất : 0.8 m.
Mực nước cao nhất mùa mưa : 0.5 m.
Mực nước mùa khô : -1.2 đến -1.5 m.
Mực nước thấp nhất : - 1.90 m.


4

+ Lưu lượng:
Trung bình : 896 m3/s.
Lớn nhất : 6650 m3/s.
Nhỏ nhất : 0 (nước ngừng chảy).
+ Độ dốc sông trung bình: 0,0012.
+ Cao độ đáy sông: - -3.75m đến - -3.95m.
Mực nước trong kênh, hồ ngoại thành phụ thuộc vào chế độ tưới tiêu trong
vùng Bắc Nam Hà. Trong mùa mưa, các trạm bơm tiêu úng có nhiệm vụ khống chế
mực nước ngập không quá +1,4 m.
Trên thực tế, mực nước kênh từ ngoại thành hàng năm ngập lớn hơn +1,4m.
Các hồ trong nội thị bị ngập cao. Trong phạm vi thành phố có 3 hồ lớn điều hoà
nước:
- Hồ Truyền Thống: H
max
= +1,8m
H
đáy
= +0,8m
F = 51,7 ha.
- Hồ Vị Xuyên: H
max
= +2,0m
H
đáy
= +0,8m
F = 5,2 ha.
- Hồ Năng Tĩnh : H
max
= +2,0m
H

đáy
= +0,7m
F = 3,5 ha.
Ngoài ra còn có các hồ nhỏ hơn 3ha nằm gần sân vận động, đường Cổng Hậu
và đường Nguyễn Trãi.
I.1.5. Địa chất công trình
Thành phố Nam Định chưa được khảo sát địa chất công trình đồng bộ toàn
thành phố.
Căn cứ vào 125 lỗ khoan phân bố không đều trong trong thành phố với
1502m khoan cho thấy cột địa tầng phân bố từ trên xuống dưới là: Lớp đất sét - Lớp
sét pha - Lớp bùn sét pha - Lớp cát và lớp bùn sét pha. Cường độ chịu lực của đất
yếu ≤ 1kg/cm
2
.

5
I.1.6. Địa chất thuỷ văn
a) Nước mặt:
Vùng thường xuyên có nước chủ yếu: cánh đồng, ao, hồ.
Mực nước: 0.6 ÷ 0.8 m
Vùng nước trong mùa mưa: chủ yếu là khu Nam Phong.
Vùng không ngập: gồm đại bộ phận thành phố cũ và một phần khu Mỹ
Trọng, Phù Nghĩa, Nam Phong.
b) Nước ngầm:
Mực nước ngầm ổn định tương đối, mực nước ổn định phụ thuộc vào địa
hình.
+ Vùng bán ngập lụt: 0.3 ÷0.7 m
+ Vùng không ngập lụt: 0.8 ÷ 1.0 m
+ Cá biệt: 1.2 ÷ 1.5 m
Nước ngầm trong khu vực khảo sát không ăn mòn các loại xi măng thường

và xi măng chống Sunphát. Riêng khu Nam Phong nước có CO
2
tự do ăn mòn các
loại xi măng thường.
Nước ngầm của Nam Định tương đối đảm bảo tiêu chuẩn dùng cho cấp
nước, nhưng đô thị vẫn dùng nước cấp bởi sông Đào do chất lượng tốt và lưu lượng
đảm bảo.
CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
Hiện trạng năm 2009 (1/4/2009).
I.2.1. Dân số
Dân số toàn Thành phố Nam Định : 252.743 người.
Dân số nội thành: 198,925 người, chiếm 78,7% dân số toàn thành phố.
Tỷ lệ tăng trưởng dân số trung bình là 1,58%/năm. Trong đó tăng tự nhiên:
1,43%/năm, tăng cơ học 0,15%.
Tỷ lệ nữ 52,3%
Dự tính dân số cho vùng phía Nam sông Đào theo quy hoạch tới năm 2030
sẽ là 67.000 người.

6
I.2.2. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động của toàn thành phố là 117.915 người – chiếm
46,7% dân số toàn thành phố.
I.2.3. Hiện trạng phân bố dân cư
Dân cư nội thị phân bố tương đối đều. Tuy nhiên một số phường có mật độ
dân số quá cao như: Quang Trung, Trần Tế Xương, Nguyễn Du, Văn Miếu, Trần
Đăng Ninh, (32.100-35.600 ng/km
2
). Một số phường có mật độ dân số tương đối
hợp lý như: Vị Hoàng, Năng Tĩnh Cửa Bắc (12.000-15.400 ng/km
2

)
Phân bố dân cư ở đô thị Nam sông Đào tương đối đồng đều trên toàn khu
vực. Có các công trình phục vụ công cộng xen kẽ.
I.2.4. Cơ sở kinh tế - sản xuất
Cơ sở sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp - kho tàng:
Nam Định có 8 xí nghiệp trực thuộc Trung ương, 39 xí nghiệp thuộc địa
phương, 23 kho tàng, trạm trại và 20 HTX thủ công nghiệp. Với tổng số lao động
là: 36.429 người. Tổng diện tích đất xây dựng là: 114ha. Công nghiệp ở Nam Định
hiện nay được xây dựng thành 3 cụm chính:
- Cụm công dệt, may mặc xuất khẩu ở ô phố cổ phía đông ga Nam Định.
- Cụm công nghiệp phía tây và tây nam gồm các xí nghiệp chế biến thảm len,
đay, gỗ, cơ khí, các xí nghiệp chế biến thịt, tôm đông lạnh xuất khẩu và đóng tàu
thuyền.
- Cụm công nghiệp phía đông bắc chủ yếu là chế biến lương thực, thực
phẩm, hoa quả, bánh kẹo, rượu, nước giải khát.
Quy mô công nghiệp vùng bờ phải sông Đào sẽ gồm một khu công nghiệp
tập trung. Trong đó có thể có 3 hay 4 nhà máy, xí nghiệp, hoạt động trong các lĩnh
vực là thế mạnh phát triển của Nam Định.
I.2.5. Sử dụng đất
Sau quy hoạch năm 2009, cơ cấu sử dụng đất của Thành phố Nam Định đã
có phần thay đổi do nhu cầu của quá trình phát triển đô thị.
Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố là: 4544,7 Ha. Trong đó diện tích

7
đất tự nhiên nội thành là: 852,7 ha.
Diện tích đất xây dựng đô thị trong nội thành là 796,6 ha, bình quân 40,3
m
2
/người, trong đó đất dân dụng 29,1 m
2

/người.
(Chưa tính đến khoảng 125 ha các khu chức năng đô thị như: 20 ha đất các
khu tập thể của cơ quan, xí nghiệp và 105 ha đất các cơ quan, văn phòng, trường
chuyên nghiệp, các công trình công cộng phục vụ toàn đô thị, công viên Tức Mạc
và đất công nghiệp tại các xã ngoại thành)
Bảng Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
TT Hạng mục
2009
ha % m
2
/ng
Tổng diện tích đất xây dựng đô thị 796,6 100 40,3
I
-
-
-
-
-
Đất dân dụng
Đất các cơ quan
Đất CTCC
Đất cây xanh,TDTT
Đất giao thông nội thị
Cơ quan, trường chuyên nghiệp
574,7
379,7
17,2
24,1
110
43,8

72,1
47,7
2,2
3,0
13,8
5,5
29,1
19,2
0,9
1,2
5,6
2,2
II
-
-
-
Đất ngoài dân dụng
Đất công nghiệp, kho tàng
Giao thông đối ngoại
Đất chuyên dùng khác
221,9
104,9
31,0
86,0
27,9
13,2
6,9
10,8
11,2
5,3

1,6
4,4
Vùng đất Nam sông Đào vốn là vùng ngoại ô của thành phố cũ, phần lớn vẫn
là ruộng lúa, chỉ có một vài điểm tập trung dân cư rải rác. Khi quy hoạch, chủ yếu
khu vực này phải được tôn nền, xây dựng mới hoàn toàn.
I.2.6. Các công trình kiến trúc và cảnh quan
a. Hiện trạng nhà ở:
Tổng diện tích nhà ở: 1.450.600 m
2
, tầng cao trung bình 1,75 tầng.
Trong đó: Nhà 1- 2 tầng chiếm: 83%
Nhà 3 tầng chiếm: 14%
Nhà 4 - 5 tầng chiếm: 3%.

8
Chỉ tiêu bình quân đầu người: 7,3 m
2
/người.
b. Hiện trạng xây dựng các công trình công cộng:
*) Công trình giáo dục, đào tạo:
Thành phố có 1 trường đại học tại chức, 11 trường cao đẳng dạy nghề và 3
trung tâm dạy nghề giới thiệu việc làm. Các trường và trung tâm đào tạo nhân lực
cho thành phố và cả một số tỉnh phía Bắc.
Hệ thống giáo dục phổ thông: thành phố có 6 trường PTTH - tổng diện tích
chiếm khoảng 4,4 ha; 20 trường THCS và trường tiểu học; 20 trường mẫu giáo, nhà
trẻ. Tổng số học sinh khoảng từ 14000 - 14500.
Nhìn chung cơ sở trường lớp hiện nay đã đáp ứng được những nhu cầu học
tập cơ bản của học sinh, nhưng so với tiêu chuẩn quy phạm, diện tích cũng như diện
tích sàn/1 học sinh còn thiếu nhiều.
*) Công trình y tế:

Trên địa bàn thành phố có 8 bệnh viện và 5 trạm chuyên khoa, trong đó lớn
nhất và tương đối hiện đại là Bệnh viện Đa khoa Tỉnh; ngoài ra còn có 4 phòng
khám, 24 trạm xá với tổng số gần 2.000 giường bệnh. Diện tích chiếm đất của các
công trình y tế là 4,8 ha;
*) Công trình văn hoá:
Trên địa bàn Thành phố có một số công trình văn hoá lớn như: bảo tàng,
triển lãm, thư viện và nhà văn hoá trung tâm cấp tỉnh; 1 nhà văn hoá Thành phố, 1
nhà văn hoá Thiếu nhi, 4 rạp chiếu phim. Tổng diện tích đất của các công trình văn
hoá là 4,5 ha.
*) Công trình thể dục thể thao, cây xanh:
Thành phố có 1 sân vận động, 1 bể bơi đạt tiêu chuẩn quốc gia; có 3 trung
tâm đào tạo vận động viên.
Thành phố có 2 công viên và 1 vườn hoa là: công viên Vị Xuyên diện tích 15
ha, công viên Tức Mạc diện tích 40 ha đang được nâng cấp, vườn hoa Điện Biên
diện tích 7,5 ha. Ngoài ra còn có 1 số vườn hoa nhỏ, các hồ nước rải rác trong thành
phố.

9
Tổng diện tích đất cây xanh, thể dục thể thao của thành phố là 64,1 ha, trong
đó nội thành là 24,1 ha. Chỉ tiêu đất cây xanh, thể dục thể thao trong nội thành rất
thấp, chỉ đạt 1,2 m
2
/người.
Ngoài ra mặt nước sông Đào cũng góp phần vào hệ thống không gian xanh,
cải tạo điều kiện vi khí hậu và cảnh quan chung của toàn Thành phố.
*) Công trình thương mại:
Thành phố đã có một mạng lưới thương mại rất đa dạng và phong phú bao
gồm:
- 13 công ty lớn kinh doanh các loại vật liệu tư, sản phẩm;
- 4 khách sạn lớn;

- Chợ trung tâm (chợ Rồng) quy mô 1491 sạp hàng và 83 ki ốt với tổng diện
tích sàn là 17.500 m
2
;
- Hệ thống chợ khu vực.
Khu đô thị Nam sông Đào theo quy hoạch sẽ có các điểm trung tâm công
cộng năm rải rác trên toàn bộ diện tích, bao gồm: công trình giáo dục, đào tạo, công
trình y tế, văn hoá, thể dục thể thao, công trình thương mại, các cơ quan, công sở…

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT
I.3.1. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật khu đất xây dựng
Hầu hết đất đai dự kiến phát triển thành phố đều nằm trên địa hình thấp, đa
phần là đất ruộng trồng lúa, rau màu và ao hồ. Cao độ nền < 2,0m (phổ biến tà 0,7m
÷1,5m).
Khu vực phát triển bờ trái sông Đào diện tích khoảng 552ha.
Khu vực bờ phải sông Đào diện tích khoảng: 284ha.
Những khu vực có cao độ nền từ 1m đến 2m được đánh giá đất loại II, ít
thuận lợi cho xây dựng.
Những khu vực có cao độ nền < 1m được đánh giá đất loại III, không thuận
lợi cho xây dựng.
Các khu vực đất đai còn lại bao gồm khu thành phố cũ, các làng xóm. Cao độ
nền từ 2m-4m. Mật độ xây dựng ổn định không có khả năng cải tạo nền.

10
Những khu vực xây dựng, mới, cao độ nền ≤ 2m, khi xây dựng phải có giải
pháp tôn nền.
I.3.2. Hiện trạng cấp điện
Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đang được cấp điện từ lưới điện quốc
gia 110KV thông qua trạm biến áp Phi Trường: 110/35/6KV-1x16MVA và
110/35/6KV-1x25MVA.

I.3.3.Hiện trạng giao thông
a ) Giao thông đối ngoại:
- Đường bộ:
Mạng lưới giao thông đối ngoại của thành phố hiện nay đã hình thành khá thuận
lợi, cơ cấu theo dạng hướng tâm với 5 tuyến chính gồm hai tuyến quốc lộ QL10,
QL21A và 3 tuyến tỉnh lộ là TL12, TL38 và TL55.
Tuyến QL21A từ Phủ Lý về Nam Định dài 30km đã được đầu tư nâng cấp đạt
tiêu chuẩn đường cấp II, chất lượng tốt.
Tuyến QL21B từ cầu Đò Quan đi Hải Hậu. Đây là đường nối vùng kinh tế ven
biển, đường đã rải nhựa rộng 6 m, nền đường rộng 8 m.
Tuyến QL10 đoạn qua TP Nam Định đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt
dự án điều chỉnh tuyến và đã thi công xong giai đoạn I. Tiêu chuẩn đường cấp I.
Tuyến tỉnh lộ 12 từ thành phố đi huyện ý Yên, đoạn thuộc thành phố đã rải
nhựa, vỉa hè chưa có, mặt cắt ngang hẹp, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
Tỉnh lộ 38 và tỉnh lộ 55 đi các huyện Lý Nhân, Nghĩa Hưng và mặt đường đã
được cải tạo phủ nhựa, song mặt cắt ngang hẹp, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.
- Bến xe liên tỉnh:
Hiện tại TP Nam Định có 1 bến xe đối ngoại vị trí tại ngã ba đường Giải
Phóng – Quốc lộ 21A. Diện tích khoảng 1ha, lưu lượng hành khách đạt 7.000 -
10.000 HK/ngày.
- Đường sắt:
Đường sắt qua Thành phố nằm trong mạng lưới đường quốc gia, trên tuyến
Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, khổ đường 1 mét.
- Ga Nam Định:

11
Diện tích 4.8 ha.
Số đường trong ga 9 đường, hiện có nhà đợi tàu và bán vé trong ga.
Vị trí, nằm ở trung tâm Thành phố khá thuận tiện cho việc hành khách đi lại,
tuy vậy cũng gây trở ngại cho giao thông nội thị với 3 điểm cắt đường phố chính.

Lưu lượng tàu qua ga hàng ngày gồm có 15 đôi tầu khách, 12 đôi tầu hàng.
Lưu lượng hành khách đạt khoảng 1800 HK/ngày.
- Đường thuỷ:
Thành phố Nam Định có sông Đào chảy qua nối sông Hồng với sông Ninh
Cơ ra biển. Sông Đào là sông cấp I theo tiêu chuẩn phân cấp sông Việt Nam. Sông
rộng trung bình 200m. Cốt mực nước: + 4.89m, khi nước lớn hơn +4.5m nước tràn
lên bãi sông, sông rộng 300m.
+ Cao độ trung bình đáy sông : - 0,6 đến - 0,8m.
+ Mức nước trung bình : + 1.52m
+ Mức nước cao nhất : + 5.77m
+ Mức nước thấp nhất : - 0.24m
Sông Đào có dòng chảy mùa lũ và dòng chảy mùa kiệt. Sông Đào chịu ảnh
hưởng của lũ sông Hồng trong mùa lũ và thuỷ triều Vịnh Bắc Bộ trong mùa kiệt.
Dòng chảy sông thẳng và ổn định, sông Đào thuận tiện cho tầu từ 400 đến
1000 tấn đi lại.
Hiện nay đã hình thành một cảng hàng hoá và một cảng hàng khách nằm phía hạ
lưu cầu treo. Tầu vận tải cập cảng có trọng tải từ 40 tấn đến 400 tấn. Công suất cảng
hiện nay đạt 150.000 tấn/năm. Tính chất cảng Nam Định là cảng đường sông và
biển pha sông.
b).Giao thông nội thị:
Mạng đường nội thị hiện tại được tổ chức theo dạng ô cờ. Mạng lưới đường
phố có mật độ cao, phần lớn đường còn hẹp, mạng lưới đường trục ở ngoại ô nhỏ,
tạo dòng xe lớn ở mạng lưới đường chính, giảm tốc độ chuyển động. Mật độ: 2,53
km/km
2
Kết cấu các loại mặt đường chủ yếu là bê tông nhựa (đường Trần Hưng Đạo,
Quang Trung, Trần Đăng Ninh, Mạc Thị Bưởi). Tổng chiều dài 3,1 km.

12
Thấm nhập và láng nhựa: đa số đường trong thành phố có kết cấu mặt đường

thấm nhập và láng nhựa. Tổng chiều dài: 32,1 km.
Đá dăm nước và cấp phối: các đường phố thứ yếu và ngõ phố. Tổng chiều
dài 22,8 km.
- Các đầu mối giao thông: Giao nhau cùng cốt, sử dụng tín hiệu ở một số ngã
tư. Giao nhau khác mức: giữa quốc lộ 10 mới và đường Điện Biên Phủ đi quốc lộ
21A.
Thành phố Nam Định chưa có mạng lưới giao thông công cộng, đi lại chủ
yếu vẫn bằng xe máy, xe đạp, xích lô
- Cầu cống:
Cầu treo được xây dựng từ năm 1973 dài 225,8 m, khổ cầu 5,5 m không
có lối cho người đi bộ. Tải trọng xe 10 tấn. Hiện nay cầu treo không được sử dụng
nữa và đã được tháo dỡ vào cuối năm 2002 đầu năm 2003.
Cầu Đò Quan: Dài 437 m nối từ đường Trần Hưng Đạo sang đường quốc lộ
21B. Cầu được xây dựng từ năm 1990, hoàn thành năm 1994. Kết cấu cầu bê tông
cốt thép, rộng 13,5 m, tải trọng H30. Đây là cây cầu duy nhất hiện nay nối liền giữa
bờ Bắc và bờ Nam Sông Đào.
- Quảng trường:
Thành phố Nam Định có 2 quảng trường:
+ Quảng trường Hoà Bình: Đang được sử dụng làm chợ tạm.
+ Quảng trường 3-2: Trên đường Nguyễn Du trước nhà hát 3-2.
+ Có 2 quảng trường giao thông: Trước ga Nam Định và trước bến ô tô.
I.3.4. Hiện trạng cấp nước
Hệ thống cấp nước Thành phố Nam Định dùng nguồn nước sông Đào được
xây dựng từ năm 1924 và đã qua nhiều đợt cải tạo, hiện nay công suất thực phát chỉ
đạt từ 24000-30000m
3
/nđ. Từ năm 1993, một chương trình đầu tư cấp nước gồm 2
giai đoạn với kinh phí do Pháp tài trợ phần lớn đã được thực hiện, đến hết năm 1998
hoàn thành việc sửa chữa phục hồi khu xử lý cũ và xây dựng một đơn nguyên xử lý
mới công suất 25000m

3
/nđ, nâng tổng công suất khu xử ký lên 50000m
3
/nđ.
Mạng lưới đường ống có tổng chiều dài 63475m ,với đường kính từ φ50 đến

13
φ600.
Hệ thống cấp nước cho khu vực đô thị nam sông Đào cần được xây dựng mới
hoàn toàn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai của thành phố.
I.3.5. Hiện trạng thoát nước
Thành phố Nam Định hiện đã có hệ thống thoát nước được xây dựng từ thời
Pháp thuộc, đến nay hệ thống này thoát chung nước mưa và nước bẩn. Cụ thể số
lượng các đường cống như sau:
+ Cống ngầm: 24.883 m
+ Mương nhỏ có nắp đan trên hè: 4.420 m
+ Mương hở trong nội thành: 12.365 m
Hệ thống đường cống đạt chỉ tiêu khoảng 52m/ha đất xây dựng đô thị. Tuy
nhiên, hệ thống mương cống này chủ yếu tập trung ở khu vực nội thị. Các làng
xóm, các khu dân cư nội thị, nước mưa và nước bẩn tự tiêu thoát ra kênh mương và
ao hồ.
Nhìn chung, hệ thống thoát nước Thành phố Nam Định vẫn còn nhiều tồn tại
bất hợp lý.
Hệ thống cống đã quá cũ, hầu hết xây dựng trước năm 1945 (Trừ 3 tuyến
cống Trần Hưng Đạo, Hàng Thao, Hùng Vương mới được xây dựng) đã bị xuống
cấp, hư hỏng nhiều, trong đó có khoảng 10% cống không còn khả năng hoạt động
hoặc sửa chữa được.
Hệ thống thoát nước chung nước mưa và nước bẩn, vì vậy bùn rác lắng đọng
làm giảm tiết diện và giảm tốc dòng chảy.
Mật độ cống chưa đồng đều, nhiều khu vực chưa có cống.

Các trạm bơm tiêu nước công suất nhỏ lại phụ thuộc vào chế độ bơm tiêu
thuỷ lợi.
Các trục tiêu chính chẩy ra các kênh tiêu chính chưa được chú trọng xây
dựng, nếu có thì hầu hết là các tuyến mương hở. Các kênh này một số bị hồi lấp lấn
chiếm để xây dựng, một số bị bồi lắng (vừa qua dự án có tiến hành nạo vét nhưng
cũng chưa được toàn diện).
Địa hình thành phố quá bằng phẳng, độ dốc các tuyến thoát nước chính quá

14
nhỏ.
Việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng thiếu phương tiện và kinh phí. Vì vậy, công
tác nạo vét mương, cống, ao, hồ định kỳ trước mùa mưa chưa được chú trọng.
Do các nguyên nhân trên nên khi có mưa to việc úng ngập cục bộ vẫn xảy ra
phổ biến ở nhiều khu vực trong nội thị.
I.3.6. Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
a) Hệ thống thoát nước bẩn :
Hiện tại hệ thống thoát nước bẩn của Thành phố Nam Định là hệ thống cống
chung kết hợp nước bẩn và nước mưa. Gồm mạng lưới cống ngầm, mương hở, ao
hồ, sau đổ ra sông Đào. Những mạng lưới cống này chỉ tập trung trong khu vực
trung tâm. Khu ven thị chưa có mạng lưới thoát nước. Hệ thống này chịu sự chi
phối của hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi. Nước có tự chảy ra sông Đào vào mùa khô, còn
mùa mưa hoà trộn với nước mưa về trạm bơm đổ ra sông Đào.
Toàn bộ mạng lưới gồm có: theo báo cáo dự án phát triển thành phố Nam
Định tháng 7/2009:
Toàn mạng lưới thành phố có tổng chiều dài cống là: 24.883m
Trong đó: Cống ngầm: 9.929m (5.700m là cống tròn)
Mương xây lắp đan BTCT: 14.954m
Ngoài ra còn có mương nhỏ có nắp đan trên vỉa hè ở nội thành là: 4.420m
Các đường cống này phần lớn đã xây dựng trên 50 năm. Vì vậy hiệu quả
thoát kém do bị lắng đọng, đồng thời kích thước cống nhỏ không đủ để thoát nước.

Do đó thành phố thường xuyên bị ngập úng khi mưa to.
Nước bẩn của thành phố xử lý còn rất sơ bộ. Nước thải sinh hoạt xử lý cục
bộ trong từng công trình bằng các hình thức sau: Bể tự hoại, Sunalb (Hố xí tự thấm
ẩm-Độ giội nước), Xí bàn tự hoại (1 hoặc 2 ngăn, khô), Xí thùng.
Nước thải công nghiệp: theo số liệu báo cáo dự án phát triển Thành phố Nam
Định tháng 6/2009: Tổng lượng nước thải 17.832m3/ngày. Trong đó nhà máy liên
hợp dệt Nam Định là 16.800m3/ngày, chiếm 90% tổng lượng nước thải, nhà máy
nhuộm Sơn Nam 600m3ngày.

15
Hầu hết lượng nước thải này không xử lý, xả thẳng ra hệ thống thành phố.
b) Vệ sinh môi trường:
Chất thải rắn:
Công tác thu gom rác và xử lý chất thải rắn của Thành phố Nam Định đã và
đang được các cấp chính quyền và các tổ chức quan tâm. Vì vậy công tác thu gom
và xử lý chất thải rắn trong những năm gần đây đã đạt hiệu quả khá tốt. Theo số liệu
của dự án: Xây dựng bãi chứa và xử lý rác thải thành phố Nam Định lập thánh
5/2009 do công ty môi trường thực hiện cho biết lượng rác thải thu gom được:
+ Rác sinh hoạt: 132,0 T/ngày
+ Bệnh viện: 3,22 T/ngày
+ Công nghiệp: 8,8 T/ngày
+ Xây dựng: 13,0 T/ngày
+ Tổng cộng: 157,0 T/ngày
Khu xử lý rác đặt tại thôn Thượng xã Lộc Hoà hết năm 2000 đã sử dụng hết
công suất.với diện tích 2.8ha, xử lý bằng phương pháp chôn lấp, đến và sau đó mở
rộng thêm
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUY HOẠCH
CHUNG CỦA ĐÔ THỊ
I.4.1 Định hướng phát triển không gian:
• Thành phố được phát triển theo 2 hướng chính: hướng phát triển

về phía bắc và đông bắc tiếp cận với đường quốc lộ 10 đã xây dựng và hướng
phát triển về phía nam sông Đào thuộc các xã Nam vân và Nam phong. Về phân
khu chức năng, thành phố sẽ hình thành 4 khu đô thị là cơ sở để hình thành các
quận trong tương lai gồm: khu trung tâm là các khu phố cũ hiện nay (khu A),
khu Lộc vượng – Lộc hạ phía bắc đường Trường Chinh (khu B), khu Lộc hoà -
Mỹ xá - Lộc an phía tây khu trung tâm (khu C) và khu Nam vân – Nam phong
(khu D).
• Thành phố sẽ xây dựng 4 khu công nghiệp trong đó khu công nghiệp
trong khu thành phố cũ chủ yếu dành cho các ngành công nghiệp sạch ít gây ô

16
nhiễm như dệt, may mặc, chế biến rượu bia bánh keo; khu công nghiệp trên tuyến
quốc lộ 21A dành cho các ngành dệt, may, giày da, sản xuất đồ dùng gia đình, sản
xuất và lắp ráp điện tử, sản xuất đồ nhựa ; khu công nghiệp trên tuyến đường quốc
lộ 10 ở phía tây nam thành phố cho các ngành vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí,
hoá chất, nhựa, chế biến nông sản thực phẩm và khu công nghiệp ven sông Đào cho
các ngành cơ khí lắp ráp, công nghiệp nhẹ, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền.
• Các cơ quan đầu não của tỉnh và thành phố được bố trí xây dựng dọc
theo các trục đường chính thuộc khu trung tâm thành phố.
• Đối với các khu dân cư, khu A chủ yếu là nhà cải tạo theo hướng hạn
chế tăng mật độ xây dựng, tập trung chỉnh trang nâng cấp nhà ở hiện có, bảo vệ và
tôn tạo nhà ở có giá trị; khu B, C, D chủ yếu là khu vực đô thị mới và làng xóm
được đô thị hoá sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại.
I.4.2 Quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng:
1/ Hệ thống đường giao thông đô thị
• Hệ thống đường giao thông đô thị gồm đường giao thông đối ngoại và
giao thông nội thành được quy hoạch xây dựng như sau:
 Đường giao thông đối ngoại:
- Quốc lộ 21 được mở rộng cho 4 làn xe, mặt đường 15m, hành lang bảo vệ
mỗi bên 20m, chỉ giới đường đỏ rộng 55m theo hướng tuyến hiện có;

- Quốc lộ 10 đã được xây dựng cho 4 làn xe, mặt đường 2x7,5m, dải
phân cách 1m và hành lang bảo vệ mỗi bên 20m, chỉ giới đường đỏ 56m, đoạn
chạy trong nội thành được mở rộng theo tiêu chuẩn đường đô thị;
- Tỉnh lộ 12, 38 và 55 được mở rộng dạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng
với mặt cắt ngang đường 12m , đoạn trong nội thành được mở rộng theo tiêu chuẩn
đường đô thị;
- Đường sắt giữ nguyên tuyến đường hiện có, cải tạo và mở rộng nhà ga và
xây dựng hành lang an toàn đường sắt;
- Đường thuỷ tiếp tục duy trì và xây dựng mới cảng hàng hoá, cảng hành
khách đảm bảo công suất hàng hoá thông qua 150-600 ngàn tấn/năm;

17
- Xây dựng 2 bến xe đối ngoại tại ngã tư giữa quốc lộ 21 và quốc lộ 10 và tại
ngã 3 giữa quốc lộ 21A và tỉnh lộ 55 (tại xã Nam phong).
 Đường giao thông nội thành:
- Giữ nguyên hướng tuyến và mặt cắt ngang đưòng hiện có, tiến hành
nâng cấp mặt đường, xây dựng một số công trình ngầm và hè đi bộ, mở rộng
một số đoạn có mặt cắt ngang bị thu hẹp, bổ sung một số đường tại các khu
vực đã xây dựng nhưng có mật độ đường thấp hoặc chất lượng kém.
- Đối với các khu vực đô thị mới, tổ chức giao thông đô thị theo kiểu hướng
tâm với các đường vành đai nối các tuyến đưòng chính của đô thị. Đường khu vực
tổ chức theo dạng ô cờ với cự ly 300-400m.
- Các chỉ tiêu tính toán thiết kế là: mật độ đường chính 7km/km2; chiều rộng
tính toán cho 1 làn xe ô tô 3,5-3,75m; chiều rộng tính toán cho 1 làn đi bộ 0,75m.
2/ Hệ thống cấp nước sạch
• Hệ thống cấp nước sạch sẽ được xây dựng theo đúng quy hoạch đã
được phê duyệt. Nguồn nước sử dụng nguồn nước mặt sông Đào. Nhà máy xử lý
nước sẽ hoàn thành nhà máy công suất 75.000m3/ngày cho khu vực phía bắc sông
Đào và xây dựng mới nhà máy có công suất 35.000m3/ngày cho khu vực phía nam
sông Đào. Hệ thống đường ống truyền dẫn và phân phối được xây dựng đảm bảo

cung cấp nước sạch tới 85% dân số nội thành với tiêu chuẩn nước sinh hoạt
130lít/người.ngày vào năm 2005 và 150lít/người.ngày vào năm 2030.
3/ Chuẩn bị mặt bằng, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
• Đối với các khu vực đã xây dựng có cao độ nền 2,0-4,0m giữ nguyên
cao độ nền hiện trạng, khi cải tạo và xây dựng công trình mới chỉ tiến hành san lấp
cục bộ đảm bảo phối kết hợp với cao độ nền xung quanh và không được ảnh hưởng
tới tiêu thoát nước chung. Các khu vực xây dựng mở rộng mới tuân theo quy hoạch
đã được phê duyệt năm 1994.
• Hệ thống thoát nước sử dụng hệ thống thoát nửa riêng cho khu vực
thành phố cũ, hệ thống thoát nước riêng cho các khu vực xây dựng mới, đối với các

18
làng xóm được đô thị hoá xây dựng hệ thống cống chung có xử lý cục bộ. Chế độ
làm việc của hệ thống thoát nước: tự chảy khi mực nước trong hồ và kênh thoát
dưới 1,8m và bơm cưỡng bức khi mức nước trong hồ và kênh lớn hơn 1,8m. Xây
dựng mới trạm bơm Quán Chuột công suất 16,4m3/s (tương đương 59.400m3/h),
cải tạo kênh thoát nước chính T3-11 đồng bộ với việc xây dựng trạm bơm. Tạo một
kênh bao thành phố nối với 2 trạm bơm để thu hút nước từ hệ thống mương cống
thoát nước nội thành.
• Mạng lưới cống trong thành phố được cải tạo xây dựng lại sử dụng
cống bê tông cốt thép đặt ngầm dọc theo hai bên hè phố kết hợp thu nước thải. Để
hạn chế độ sâu đặt cống, toàn thành phố dự kiến bố trí 8 trạm bơm chuyển tiếp ký
hiệu từ T1 đến T8 có công suất từ 3.300m3/ngày đến 72.000m3/ngày.
• Nước bẩn sinh hoạt được thu gom tập trung xử lý tại 2 trạm xử lý
nước thải: trạm M1 có công suất 72.000m3/ngày cho khu vực phía bắc sông Đào và
trạm M2 có công suất 12.000m3/ngày cho khu vực phía nam sông Đào. Nước thải
sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn TCVN1942-1995 với cấp
A.
• Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại 2 trạm xử lý nước
thải: trạm M3 có công suất 3.200m3/ngày cho khu công nghiệp dọc quốc lộ 21 và

trạm M4 có công suất 2.300m3/ngày cho khu công nghiệp dọc theo quốc lộ 10.
Nước thải của các nhà máy trong khu công nghiệp phải được tự xử lý đạt tiêu chuẩn
TCVN1942-1995 với cấp B sẽ được các trạm xử lý trên xử lý đạt cấp A trước khi
xả ra môi trường.
4/ Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
• Rác thải sinh hoạt được tính toán với tiêu chuẩn bình quân
0,8kg/người.ngày cho năm 2005 và 1,0kg/người.ngày cho năm 2030. Mạng lưới thu
gom và vận chuyển rác được mở rộng trên cơ sở mô hình thu gom và vận chuyển
hiện trạng. Rác thải sinh hoạt sẽ được xử lý tại nhà máy chế biến phân hữu cơ đang
được xây dựng. Ngoài ra sẽ xây dựng khoảng 30 điểm trung chuyển rác đặt các
container có dung tích 2-8m3. Rác thải độc hại và rác thải bênh viện sẽ được phân
loại xử lý tại nguồn.

19
5/ Cấp điện và thông tin viễn thông
• Xây dựng đường dây 220kV và trạm biến áp 220/110kV khu Tám có
dung lượng 2x125MVA cấp điện cho toàn khu vực. Đồng thời với việc xây dựng
trạm biến áp trên sẽ xây dựng các trạm biến áp 110/22kV Mỹ xá (dung lượng
1x40MVA) và khu Tám (dung lượng 1x25MVA) cấp điện cho thành phố, tháo bỏ
trạm biến áp Phi trường (dự kiến sau năm 2005). Lưới điện trung thế chuyển sang
sử dụng điện áp 22kV, thay thế các trạm biến áp dân dụng hiện có (khoảng 240
trạm với tổng dung lượng khoảng 60.000kVA) và xây dựng mới khoảng 100 trạm
biến áp với tổng dung lượng bổ sung khoảng 28.000kVA. Cáp ngầm hoá 12km
đường dây trung thế 22kV khu trung tâm, xây dựng 28,6km đường dây trên không
22kV, các tuyến hạ thế và chiếu sáng đường phố.
6/ Quy hoạch phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và
văn hoá xã hội
• Thành phố tập trung phát triển công nghiệp dệt may, công nghiệp chế
biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp cơ khí, điện, điện tử và công nghiệp vật liệu
xây dựng với tốc độ tăng trưởng dự kiến 14%/năm. Các ngành dịch vụ dự kiến có

tốc độ tăng trưởng 13,2%/năm. Thành phố sẽ thực hiện các chương trình đầu tư tôn
tạo di tích, thắng cảnh và cơ sở hạ tầng dịch vụ như: xây dựng đường giao thông nối
đến các điểm tham quan du lịch, nâng cấp tôn tạo các khu di tích, thắng cảnh như
hồ truyền thống, khu đền Trần, chùa Tháp, xây dựng nâng cấp các khách sạn, nhà
nghỉ, nhà hàng và các khu vui chơi giải trí.
• Về thương mại thành phố sẽ củng cố mạng lưới các cơ sở thương mại
hiện có, phát triển kinh doanh tổng hợp làm đà để mở thêm 2 trung tâm thương mại
mới cấp thành phố ở phía bắc và phía nam sông Đào, xây dựng 4 trung tâm thương
mại cấp quận.
• Về giáo dục và đào tạo: duy trì và cải tạo các cơ sở trường học hiện
có, đồng thời phát triển thêm ở khu vực phía bắc thành phố một số trường đại học
và trung học dạy nghề tập trung vào các ngành giáo dục, văn hoá và xã hội, nghề
dệt may và kỹ thuật công nghiệp. Bố trí các trường học một cách thích hợp trên địa

20
bàn thành phố và các khu dân cư, nâng cấp các trường học đạt chuẩn quốc gia và
phấn đấu phổ cập trung học, đảm bảo đạt 100% học sinh tiểu học và trung học được
đi học.
• Về nhà ở sẽ tập trungtheo hướng nhanh chóng hoàn thành công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà để người dân tự tu
sửa, chỉnh trang, cải tạo các khu nhà hiện có trong khu vực thành phố cũ, xây dựng
mới theo tiêu chuẩn hiện đại với các khu xây dựng mới.
• Về y tế sẽ nâng cấp và phát triển các cơ sở hiện có, nhất là các bệnh
viện trung tâm, bệnh viện đa khoa phục vụ cấp vùng và xây dựng bệnh việc cấp
quận cho các khu vực phát triển mới.
• Về thể dục thể thao sẽ cải tạo nâng cấp trung tâm thể dục thể thao
hiện có, dự kiến sẽ xây dựng một trung tâm thể dục thể thao cấp vùng đồng bằng
sông Hồng ở phía tây công viên Tức mạc với diện tích 100-120ha.
• Trên cơ sở hệ thống công viên cây xanh hiện có, phát triển mở rộng
khu công viên Tức mạc có quy mô khoảng 100ha, cây xanh ven sông Đào và khu

công viên sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng ở phía nam sông Đào có quy
mô khoảng 80-10
PHẦN 2
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC
1,Nguồn nước ngầm hay nước mặt: .
a, Phương án 1:Chọn nguồn nước sông Đào
-Ưu điểm:
+ Lưu lượng nhiều vào mùa hề,mùa đông giảm nhưng vẫn đủ cung cấp
cho sử dụng
+ Công nghệ thăm dò dễ,thời gian nhanh,chi phí ít
+ Hàm lượng sắt ở nước sông ít
-Nhược điểm:
+ Độ đục cao hơn so với nước ngầm

21
+ Nước sông có cốt mực nước dao động theo mùa lớn lên đặt trạm bơm
cấp I khó
+ Nhiệt độ giữa hai mùa trênh nhau lớn lên gây khó khăn cho sử lý
+ Thường bị nhiễm bẩn các chất hữu cơ ,vi sinh do các hoạt động công
cộng ,sinh hoạt, công nghiệp, giao thông gây ra
b, Phương án 2:Chọn nguồn nước ngầm
-Ưu điểm:
+ Trong hơn nước sông,thành phần hữu cơ ít hơn
+ Nhiệt độ ổn định hơn
+ Công nghệ xử lý đơn giản hơn nước mặt
+ Thuận tiện cho quản lý hơn
+ Hệ thống đường ống chính ngắn hơn nước sông
+ Ap lực tổng của trạm bơm 2 nhỏ hơn nhà máy dùng nước sông
-Nhược điểm:
+ Công tác thăm dò tốn kém, mất nhiều thời gian

+ Vì bơm nước từ rất sâu lên năng lượng điện sử dụng của trạm bơm I
lớn
+ Hàm lượng muối cứng trong nước ngầm cao hơn so với nước sông
Nguồn nước mặt(nứơc sông Đào) và nước ngầm của thành phố Nam Định
đều đạt chỉ tiêu để khai thác.Nhưng để tiết kiệm nguồn nước ngầm ta ưu tiên lựa
chọn nguồn nước mặt
Vậy quyết định chọn phương án cấp nước cho giai đoạn phát triển đến năm
2030 của thành phố là sử dụng nguồn nước sông Đào
2, Đánh giá phân tích, lựa chọn giải pháp cấp nước :( cải tạo, mới, riêng,
hỗn hợp)
Hệ thống cấp nước Thành phố Nam Định dùng nguồn nước sông Đào được
xây dựng từ năm 1924 và đã qua nhiều đợt cải tạo, hiện nay công suất thực phát chỉ
đạt từ 24000-30000m3/nđ. Từ năm 1993 được nâng tổng công suất khu xử lý lên
50000m3/nđ. Mạng lưới đường ống có tổng chiều dài 63475m ,với đường kính từ
φ50 đến φ600.Không đảm bảo cấp nước cho toàn thành phố

22
Dựa vào phương án chọn là nguồn nước mặt sông Đào cấp cho thành phố , ta
dự kiến nâng cấp cải tạo nhà máy xử lý nước công suất 75.000m3/ngày cho khu vực
phía bắc sông Đào và xây dựng mới nhà máy cho khu vực phía nam sông Đào. Hệ
thống đường ống truyền dẫn và phân phối được xây dựng đảm bảo cung cấp nước
sạch tới 85% dân số nội thành với tiêu chuẩn nước sinh hoạt 150lít/người.ngày vào
năm 2030
3, Vị trí các công trình đơn vị :
a,vị trí đặt công trình thu nước mặt
-Với những lý do sau:
+ Công trình thu ở đầu dòng nước so với khu dân cư và khu vực sản xuất.
+ Công trình thu, thu được nước có chất lượng tốt và thuận tiện cho việc
bảo vệ nguần nước.
+ Công trình thu ở chô bờ sông ổn định ,ít bị sói lở bồi đắp và thay đổi

dòng chảy.
+ Công trình thu ở chỗ sao cho vạch tuyến mạng lưới cấp nước một cách
hợp lý và kinh tế nhất
Vậy ta bố trí được công trình thu như ổ trên sơ đồ mạng lưới cấp nước
b,vị trí xây dựng khu xử lý
Các nguyên tắcđể chọn vị trí đặt trạm xử lí :
-Vị trí trạm xử lí phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố,dễ dàng,
thuận tiện cho việc quản lí .
- Có khả năng phát triển trong tương lai.
- Xây dựng ở nơi cao ráo, không bị ngập lụt hay bị lún sụt, đảm bảo tính bền
vững của công trình.
- Tiện cho việc bảo vệ,vệ sinh nguồn nước và trạm xử lí nước.
- Đặt cách xa các nguồn và các cơ sở gây ô nhiễm như: bãi rác, nghĩa địa, lò
mổ gia súc, trạm xử lí nước thải, bệnh viện
- Đặt gần nơi cung cấp điện .
-Gần đường giao thông.

23
-ở đầu hướng gió chính để tránh bụi và hơi độc từ các hoạt động của thành
phố ảnh hưởng đến.
Vậy ta bố trí xây dựng khu xử lý như ổ trên sơ đồ mạng lưới cấp nước
c.vị trí xây dựng đài nước
Thành phố Nam Định nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình
thấp và bằng phẳng. Nên đặt đài nước đầu mạng lưới là kinh tế nhất.
4,Lựa chọn giải pháp chung về mạng :
Có những giải pháp về mạng như sau :
- Mạng cấp I lấy nước từ nguồn cấp ( Trạm bơm cấp II, đài nước ) dẫn
đến các khu vực tiêu thụ và thường là mạng vòng, đường kính ống của mạng cấp I
d


350 mm.Yêu cầu đối với mạng cấp I là bao trùmlên các vùng tiêu thụ, tổng chiều
dài ngắn nhất,ít quanh co gấp khúc và chảy thuận tiện nhất.
- Mạng cấp II có thể là mạng vòng, mạng cụt ,hay mạng kết hợp. Mạng
cấp II lấy ước từ mạng cấp I tại một vị trí duy nhất, cấp đến các nhóm đối tượng
tiêu thụ như dãy nhà gia đình, hoặc cấp cho các công trình công cộng, dịch vụ có
quy mô lớn, các cơ sở sản xuất nằm trong khu vực.Nước từ mạng cấp I vào mạng
cấp II qua một nút quản lý.Thiết bị tại nút quản lý gồm:
+ Đồng hồ đo lưu lượng tổng của cả khu vực tiêu thụ.
+ Van giảm áp cho vùng, cho phép trong mọi thời điểm giữ cho áp lực tại
điểm bất lợi của vùng luôn luôn bằng áp lực cần thiết .
+ Đồng hồ đo áp lực.
+ Nhánh nối sự cố phòng khi thay thế ,sữa chữa các thiết bị trên nút .
+Thiết bị ghi và báo cáo số liệu.
- Mạng cấp III – mạng phân phối,thường là mạng cụt .Mạng cấp III lấy
từ mạng cấp II tại một vị trí duy nhất, để cấp đến cho các khách hàng tiêu thụ theo
hình thức phân phối dọc đường.
Vì mức độ quy hoạch của bản vẽ là 1/5000 nên ta chỉ tiến hành vạch đến
mạng cấp II.
Hệ thống mạng lưới được vạch như bản vẽ.
PHẦN 3 :

24
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH
TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
CHƯƠNG I:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG
I.1.Xác định nhu cầu dùng nước
I .1.1.Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt
-Lượng nước sinh hoạt trung bình trong một ngày đêm:
Q

SH
Ngày tb
=
1000
Nq
i
×

(m
3
/ngđ)
Trong đó:
+
i
q
tiêu chuẩn dùng nước,
i
q
= 150 l/ng. ngđ
+ N:dân số tính toán, N =67000 người
Q
SH
Ngày tb
=
1000
150x67000
=10050(m
3
/ngđ)
-Lượng nước tính toán trong ngày dùng nước max:

Q
SH
Ngày max

=
Q
SH
Ngày tb
xK
Ngày max
(m
3
/ngđ)
+ K
Ngày max
:hệ số dùng nước không điều hoà ngày đêm,
chọn K
Ngày max
= 1,3
Q
SH
Ngày max
=10050x1,3=13065 (m
3
/ngđ)
I .1.2.Nước cấp cho các xí nghiệp công nghiệp tập trung:
Bảng 2. Số liệu của các xí nhiệp
xí nghiệp 1 xí nghiệp 2 xí nghiệp 3
Công nhân(người) 700 600 300
Số ca làm việc 3 3 3

Nước cho
sx(m
3
/ngày đêm)
1100 700 400
Số phân xưởng
nóng
1 1 1
Số phân xưởng
lạnh(người)
1 1 1
Số CN phân
xưởng
nóng(người)
200 100 100
Số CN phân
xưởng lạnh
500 500 200

25

×