Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

giao an lop 4 HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.64 KB, 23 trang )

Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 1:
Soạn ngày 29 tháng 08 năm 2009
Chương 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: Những gì em đã biết
I>MỤC TIÊU
Ôn tập cho HS những kiến thức cơ bản đã học trong quyển 1 như: phân loại các
dạng thông tin cơ bản, HS nhận diện được các bộ phận của máy tính và biết được
nhiệm vụ của từng bộ phận
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGV, SGK
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Đặt câu hỏi, gợi ý và nhắc lại cho HS
1. Máy tính giúp em những gì?
2. Có mấy dạng thông tin cơ bản? Em
hãy nêu các dạng thông tin?
3. Em hãy nêu các bộ phận chính của
máy tính?
- Giúp em học bài, liên lạc với
bạn bè, giải trí Máy tính còn
giúp ta lưu trữ và xử lý thông
tin
- Có ba dạng thông tin cơ bản:
dạng âm thanh, hình ảnh, dạng
kí tự
- Một máy tính thường có màn
hình, thân máy, bàn phím và
chuột


Tiết 2: Thực hành
Tổ chức sinh hoạt tập thể trong lớp: viết
phiếu và cho HS bốc thăm với yêu cầu:
- Thực hành khởi động một phần mềm đã
học như Word, Paint, Cùng học toán 3
hoặc một trò chơi đơn giản
- Yêu cầu HS trình bày các thao tác khởi
động phần mềm từ màn hình nền
- HS bốc thăm và trả lời theo
nội dung phiếu
- HS thực hành theo nhóm

3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 1
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 2:
Soạn ngày 05 tháng 09 năm 2009
BÀI 2: Khám phá máy tính
I>MỤC TIÊU
- HS có ý niệm ban đầu về sự phát triển của máy tính, chương trình và bộ nhớ
của máy tính
- HS nhận diện và thao tác với các ổ đĩa như: đĩa CD, đ︩a A, thiết bị nhớ Flash
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGV, SGK

III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:

a) Có mấy dạng thông tin cơ bản? Em hãy nêu các dạng thông tin?
b) Em0hãy nêu các bộ phận chính của máy tính?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1> Lịch sử máy tính
GV cho HS đọc mục 1. Máy tính xưa
và nay, trả lời câu hỏi:
- Máy tính điện tử đầu tiên ra đời năm
nào? Có tên là gì? Nặng bao nhiêu tấn? Và
chiếm diện tích là bao nhiêu?
- Máy tính ngày nay nặng bao nhiêu và
chiếm diện tích là bao nhiêu?
* Bài tập: GV cho HS làm bài tập vào
vở, mời 2 HS lên bảng làm mẫu và cho
HS khác nhận xét bài làm của bạn
Nội dung: Em hãy làm phép tính để biết
chiếc máy tính đầu tiên :
a) nặng gấp bao nhiêu lần chiếc máy
tính để bàn ngày nay?
b) chiếm diện tích rộng gấp bao nhiêu
lần căn phòng(20 m
2
)

- Máy tính điện tử đầu tiên ra
đời 1945 có tên là ENIAC, nặng
27 tấn và chiếm diện tích là 167
m
2
.

- Máy tính ngày nay nặng
khoảng 15 kg và chiếm diện
tích gần ½ m
2
=27000/ 15
=167/20

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 2
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
2> Các bộ phận của máy tính làm gì?
- Cho HS gọi tên các bộ phận của máy
tính ở Hình 5 SGK trang 7
Thảo luận nhóm 4:
- Các bộ phận máy tính dùng để làm gì?
- Màn hình, bàn phím, thân
máy, chuột
- Màn hình: Hiển thị thông tin
ra (kết quả hoạt động của máy
tính)
- Bàn phím và chuột: Đưa
thông tin vào để máy tính xử lý
theo chỉ dẫn của chương trình.
- Thân máy: chứa bộ xử lí-là
bộ não điều khiển mọi hoạt
động của máy tính
Tiết 2
Hướng dẫn HS giải bài tập 1 trang 6, bài
tập 4,5,6,7 trang 8

3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ học
- Nhắc HS về học bài cũ và chuẩn bị bài mới
Tuần 3: Soạn ngày 12 tháng 09 năm 2009

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 3
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
BÀI 3: Chương trình máy tính được lưu ở đâu?
I>MỤC TIÊU
- HS có hiểu biết về các thiết bị lưu trữ thông tin
- HS thao tác tốt với các thiết bị lưu trữ thông tin thông dụng
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGV, SGK
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu lịch sử phát triển của máy tính?
b) Các bộ phận máy tính dùng để làm gì?
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài :
Khi làm việc với máy tính có thể em sẽ lưu kết quả để dùng lại. Các kết quả làm
việc hay các chương trình khác đều được lưu trên các thiết bị lưu trữ. Chúng ta sẽ
làm quen với một số thiết bị thông dụng.
2.2 Nội dung:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Các chương trình và các thông tin đều
được lưu trên các thiết bị lưu trữ
1> Đĩa cứng
- Những chương trình và thông tin
quan trọng thườmg được lưu ở đâu?
- Đĩa cứng nằm ở vị trí nào?
2. Đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ

flash
- Để thuận tiện cho việc trao đổi,
thông tin còn được lưu trong các thiết bị
lưu trữ nào?
- GV hướng dẫn cho HS thực hành
các thao tác lắp đặt và tháo ra với hai
thiết bị đĩa CD và USB
- Đĩa cứng
- Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ quan
trọng nhất của máy tính, nó được
gắn cố định vào thân máy

- Đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ
flash
- 5 em HS thực hành các thao tác
Tiết 2: Thực hành
- GV hướng dẫn HS thực hành với đĩa
CD và thiết bị nhớ Flash
- HS thực hành theo nhóm
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về chuẩn bị bài mới: Em tập vẽ
Tuần 4:

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 4
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Soạn ngày 19 tháng 09 năm 2009
Chương 2: EM TẬP VẼ
BÀI 1: Những gì em đã biết
I>MỤC TIÊU
Ôn lại những kiến thức về phần mềm đồ hoạ Paint trong quyển 1

II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGV, SGK
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Đặt câu hỏi và gợi ý cho HS trả lời
1. Để khởi động phần mềm Paint ta
làm như thế nào?
2. Em chọn màu nền bằng cách nào?
3. Em hãy nêu lại cách vẽ đường
thẳng?
4. Em hãy nêu lại cách vẽ đường
cong?
- Ôn tập lại kiến thức và ra bài tập cho các
em thực hành
- Hướng dẫn HS vẽ hình 16, 17, 18, 19
trang 16
Gọi 4 em trả lời câu hỏi
Gọi 4 em nhận xét các bạn
tương ứng
Gọi 5 em HS thực hành thao
tác 1,3,4
- HS vẽ hình 16, 17, 18, 19
trang 16
Tiết 2
Thực hành theo nhóm
- HS vẽ hình 16, 17, 18, 19
trang 16
3. Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt
- Dặn dò HS về chuẩn bị bài mới: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 5
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 5:
Soạn ngày 26 tháng 09 năm 2009
BÀI 2: Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
I>MỤC TIÊU
- HS nhận diện và thao tác được công cụ vẽ hình chữ nhật
- HS biết cách sử dụng công cụ vẽ hình chữ nhật, vẽ đoạn thẳng để vẽ những
hình đơn giản.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV, tranh vẽ
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách vẽ đường thẳng?
b) Em hãy nêu cách vẽ đường cong?
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Nội dung:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
Các bước thực hiện
- Chọn công cụ vẽ hình chữ nhật trong
hộp công cụ
- Chọn một kiểu vẽ hình chữ nhật ở phía
dưới hộp công cụ
- Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu đến điểm
kết thúc theo hướng chéo

a) Vẽ hình vuông em thực hiện như thế
nào?
b) Nếu vẽ bằng công cụ đường thẳng ta có
vẽ nhanh và chính xác được hình vuông
không?
- GV hướng dẫn cho HS cách vẽ hình
vuông bằng một lần vẽ nhờ sử dụng công
cụ vẽ hình chữ nhật.

- 3 HS nhắc lại các bước vẽ
hình chữ nhật
- Dùng công cụ vẽ đường
thẳng vẽ 4 đường thẳng vuông
góc với nhau.
- Chậm và không chính xác
tuyệt đối

- Chú ý: để vẽ hình vuông ta
nhấn giữ phím Shift trong khi
kéo thả chuột, thả chuột trước,
thả phím Shift sau.

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 6
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
2. Hình chữ nhật tròn góc: dùng công cụ
vẽ hình chữ nhật tròn góc để vẽ HCN
có các góc được vê tròn.
- Có mấy kiểu vẽ hình chữ nhật tròn góc
- Chuẩn bị một số tranh vẽ mẫu cho HS
vẽ theo

- 3 kiểu: Chỉ vã đường biên, vẽ
đường biên và tô màu bên
trong, chỉ tô màu bên trong

Tiết 2: Thực hành
- GV hướng dẫn và vẽ mẫu bì thư, tủ lạnh,
đồng hồ treo tường
- Chia nhóm thực hành
- HS thực hành theo nhóm có sự
hướng dẫn của GV
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nêu những chỗ HS thực hành chưa đạt yêu cầu, hướng
dẫn chi tiết
- Dặn dò các em về luyện tập thêm và chuẩn bị bài mới

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 7
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 6:
Soạn ngày 03 tháng 10 năm 2009
BÀI 3: Sao chép hình
I>MỤC TIÊU
- HS biết tác dụng của việc sao chép các hình
- HS thao tác được sao chép một phần hình vẽ
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGV, SGK
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách vẽ hình chữ nhật?
b) Em hãy nêu cách vẽ hình chữ nhật tròn góc?
2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài:
Trong khi vẽ hình, có nhiều lúc trên hình vẽ có hai hay nhiều chi tiết giống hệt
nhau. Để vẽ được các phần giống nhau, em phải lặp đi lặp lại các thao tác vẽ nhưng
cũng khó có kết quả giống hệt nhau và tốn nhiều thời gian.
Với phần mềm Paint, cách đơn giản và chính xác nhất là Sao chép một phần hình
vẽ thành nhiều phần giống nhau
2.2 Nội dung:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
- Em hãy nhắc lại các cách để chọn một
phần hình vẽ?
1. Sao chép hình:
- Chọn phần hình vẽ muốn sao chép
- Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần đã
chọn đến vị trí mới
- Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để kết
thúc
* GV hướng dẫn cho HS cách sao chép
bằng 3 cách khác nhau( bằng phím tắt và
nhấn chuột phải để copy)
* GV hướng dẫn cho HS khi muốn khôi
phục hình vẽ trở lại thì nhấn tổ hợp phím
Ctrl + Z
- 2 HS trả lời câu hỏi
- 1 HS nhận xét câu trả lời của
bạn
- 5 HS nhắc lại cách sao chép
hình
- 5 HS lên thực hành mẫu
- 5 HS khác lên thực hành mẫu


Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 8
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
2> Sử dụng biểu tượng trong suốt:
- GV hướng dẫn cách sao chép có sử dụng
biểu tượng trong suốt và biểu tượng không
trong suốt
- HS nhận xét điểm giống và
khác nhau giữa việc sử dụng
biểu tượng trong suốt và không
trong suốt
Tiết 2: Thực hành
- Mở tệp Saochephinh2.bmp,
Saochephinh3.bmp, Saochephinh4.bmp,
Saochephinh5.bmp hướng dẫn HS thực
hành sao chép
- HS thực hành theo nhóm
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho học sinh đọc tiếp nối phần ghi nhớ các bước sao chép hình
- GV nhận xét tiết học

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 9
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 7:
Soạn ngày 10 tháng 10 năm 2009
BÀI 4: Vẽ hình Elip, hình tròn
I>MỤC TIÊU
HS biết sử dụng công cụ vẽ hình Elip và kết hợp với các công cụ đã học để vẽ
những hình đơn giản.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV, tranh vẽ

III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách chọn một phần hình vẽ?
b) Em hãy nêu các bước sao chép hình?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Cách vẽ hình Elip, hình tròn:
- Chọn công cụ vẽ hình Elip
trong hộp công cụ
- Nháy chuột để chọn một kiểu vẽ
hình elip ở phía dưới hộp công cụ
- Kéo thả chuột từ vị trí đầu đến vị trí
cuối theo hướng chéo
a) Để vẽ hình tròn ta làm thế nào?
b) Phân biệt điểm giống và khác nhau
giữa cách vẽ hình Elip và hình tròn.
- 3 HS nhắc lại cách vẽ hình
Elip
- Muốn vẽ hình tròn , nhấn giữ
phím Shift trong khi kéo thả
chuột, thả chuột trước khi thả
phím Shift.
- Giống: Các bước để vẽ hai
hình như nhau
- Khác: Vẽ hình tròn thì nhấn
giữ phím Shift trong lúc vẽ, còn
vẽ hình e-líp thì không nhấn giữ
phím Shift
Tiết 2: Thực hành
- Hướng dẫn HS thực hành vẽ hình 50, 53 - HS thực hành theo nhóm

3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ
- GV nhận xét giờ học

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 10
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 8:
Soạn ngày 17 tháng 10 năm 2009
BÀI 5: Vẽ tự do bằng cọ vẽ bút chì
I>MỤC TIÊU
HS biết sử dụng công cụ cọ vẽ, bút chì để vẽ những hình tự do theo ý thích
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGV, SGK
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách vẽ hình e-líp?
b) Em hãy nêu cách vẽ hình tròn?
c) Em hãy nêu các kiểu vẽ hình e-líp?
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
Em đã học vẽ hình bằng một số công cụ như đường thẳng, đường cong, hình chữ
nhật, e-líp nhưng có những hình không vẽ được bằng các công cụ đó, các công cụ
vẽ tự do sẽ giúp em dễ dàng hơn trong vẽ các hình này.
2.2 Nội dung
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Vẽ bằng cọ vẽ
- Chọn công cụ cọ vẽ trong hộp
công cụ
- Chọn màu vẽ, nét vẽ
- Kéo thả chuột để vẽ

2. Vẽ bằng bút chì:
- Dùng công cụ để vẽ tương tự như
vẽ bằng cọ, nhưng công cụ chỉ có một
nét vẽ nên không cần chọn nét vẽ.
- Hướng dẫn cho HS thực hành vẽ cây
thông Noen
- Gọi 2 HS nhắc lại cách vẽ
bằng cọ.
- Gọi 2 HS nhắc lại cách vẽ
bằng bút chì.
- 2 HS thực hành
Tiết 2: Thực hành
- Thực hành mẫu
- Chia nhóm thực hành
- HS thực hành theo hướng dẫn
của GV
- Vẽ hình 56, 57 SGK trang 33
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tốt
- Dặn dò HS về chuẩn bị kĩ cho tiết thực hành đến

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 11
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 9:
Soạn ngày 24 tháng 10 năm 2009
Tiết 1:
BÀI 6: Thực hành tổng hợp
I>MỤC TIÊU
Rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Máy vi tính, SGV, SGK
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách vẽ bằng cọ vẽ?
b) Em hãy nêu cách vẽ bằng bút chì?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Chia nhóm thực hành
Nội dung thực hành:
- Vẽ hình tự do theo ý thích
- Copy hình đã vẽ thành hai hình
- Tô màu và trình bày tranh vẽ cho phù
hợp
- HS thực hành theo nhóm
- Mỗi nhóm chọn một HS vẽ
đẹp và nhanh thi cùng đại
diện các nhóm khác
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét giờ thực hành, tuyên dương những nhóm họt tốt, những HS học tốt,
những em có tiến bộ rõ rệt, ghi nhận kết quả
- Dặn dò HS về chuẩn bị bài học mới: Em tập gõ 10 ngón

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 12
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tiết 2:
Kiểm tra
ĐỀ BÀI
A. TRẮC NGHIỆM:
1. Công cụ nào dưới đây dùng để vẽ đường cong?
A B C D

2. Công cụ nào dưới đây dùng để vẽ hình chữ nhật?
A B C D
3. Để chọn một phần hình vẽ em dùng công cụ nào?
A B C D
4. Để vẽ tự do em chọn công cụ nào?
A B C D
B. TỰ LUẬN:
1. Em hãy nêu các bước thực hiện để vẽ hình chữ nhật?

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 13
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 10:
Soạn ngày 31 tháng 10 năm 2009
Chương 3: EM TẬP GÕ 10 NGÓN
BÀI 1: Vì sao phải tập gõ 10 ngón?
I>MỤC TIÊU
- Ôn tập và nhắc lại cho HS quy tắc gõ 10 ngón ở quyển 1
- HS sử dụng phần mềm Mario để tự tiến hành các bài tập luyện gõ 10 ngón
- HS hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách vẽ hình e-lip?
b) Em hãy nêu cách vẽ bằng cọ vẽ?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1: Đọc thầm nội dung trong
SGK
1. Gõ phím bằng 10 ngón có lợi gì?

2. Nhắc lại:
a) Tư thế ngồi:
- Em hãy nêu tư thế ngồi đúng
trước máy tính?
b ) Bàn phím:
- Bàn phím máy tính có mấy hàng
phím chính? Hãy kể tên các hàng
phím đó?
- Phím cách dùng để làm gì?
- Phím Enter dùng để làm gì?
c) Cách đặt tay: Đặt tay lên các phím
- Nếu biết gõ bàn phím bằng 10
ngón thì sẽ gõ nhanh hơn và chính
xác hơn. Do đó sẽ tiết kiệm được
thời gian và công sức.
- Ngồi thẳng, màn hình để ngang
tầm mắt, không ngồi nghiêng, ngửa
cổ hay cúi đầu. Hai tay thả lỏng và
đặt ngang bàn phím
- 5 hàng phím: hàng phím số, hàng
phím trên, hàng phím dưới, hàng
phím cơ sở, phím cách
- Dùng để gõ dấu cách giữa hai từ
- Dùng để xuống dòng

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 14
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
xuất phát ở hàng cơ sở
GV hướng dẫn cho HS cách đặt các
ngón tay lên các phím ở hàng cơ sở

d) Quy tắc gõ phím:
Gọi 5 HS đọc quy tắc gõ phím SGK
trang 41
GV thực hành mẫu
3. Phần mềm Mario:
GV giới thiệu sơ bộ và cho HS đọc
hiểu về phần mầm Mario trong SGK
- Để tập gõ các phím ở hàng cơ sở ta
phải tiến hành theo các bước nào?
- 5 HS thực hành mẫu
- 5 HS khác thực hành theo hướng
dẫn
- Nháy đúp chuột lên biểu tượng
- Nháy chuột chọn khung tranh số 1
- Gõ các chữ xuất hiện trên đường
đi của Mario
Tiết 2: Thực hành
- GV hướng dẫn cách khởi động phần
mềm và thực hành mẫu
- GV chia nhóm - HS thực hành theo từng nhóm

3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen thưởng những em thực hành tốt
- Dặn dò các em học bài cũ và chuẩn bị bài mới

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 15
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 11: Soạn ngày 07 tháng 11 năm 2009
BÀI 2: Gõ từ đơn giản
I>MỤC TIÊU

- HS hiểu được khái niệm từ trong văn bản
- HS thao tác được với phần mềm Mario để thực hành gõ bài số 2
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu tư thế ngồi đúng trước máy tính?
b) Em hãy nêu quy tắc gõ phím?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1:
1. Gõ từ:
GV cho HS đọc nội dung trong SGK
a) Thế nào là từ? từ đơn giản?
b) Để gõ một từ ta phải làm như thế
nào?
2. Tập gõ từ đơn giản với hàng phím cơ
sở
GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS các
bước thực hiện tập gõ từ đơn giản với
phần mềm Mario
- Từ gồm một hoặc nhiều chữ
cái. Các từ đơn giản là các từ
gồm 1, 2 hay 3 chữ cái. Các từ
được gõ cách nhau một dấu
cách.
- Để gõ một từ, ta gõ từng chữ
cái theo đúng trật tự của nó. Gõ
phím cách nếu muốn gõ từ tiếp
theo và đưa tay trở lại hàng

phím cơ sở.
- Gọi 5-10 HS lên thực hành
Tiết 2: Thực hành
- GV hướng dẫn cách khởi động phần
mềm và thực hành mẫu
- GV chia nhóm - HS thực hành theo từng nhóm
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen thưởng những em thực hành tốt

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 16
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
- Dặn dò các em học bài cũ và chuẩn bị bài mới: Sử dụng phím Shift
Tuần 12:
Soạn ngày 14 tháng 11 năm 2009
BÀI 3: Sử dụng phím Shift
I>MỤC TIÊU
HS nắm được chức năng và cách nhấn giữ phím Shift bằng ngón tay út
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Thế nào là từ, từ đơn giản?
b) Em hãy nêu cách gõ một từ? Em hãy nêu cách gõ từ "hoc" ?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Cách gõ:
Thảo luận nhóm 2
- Trên bàn phím có mấy phím Shift? Vị trí
của phím Shift trên bàn phím?
- Chúng ta sử dụng phím Shift khi nào?

- Em hãy nêu cách gõ phím Shift?
GV chốt ý:
Cách gõ:
- Tay út vươn ra nhấn giữ phím Shift,
đồng thời gõ phím chính.
- Gõ phím chính bằng tay phải thì ngón
út tay trái giữ phím Shift và ngược lại
2) Luyện gõ với phần mềm Mario
GV hướng dẫn cho HS, thực hành mẫu
- Hai phím Shift nằm ở 2 đầu
của hàng phím dưới
- Nhấn giữ phím này để gõ chữ
in hoa hoặc kí hiệu trên của
những phím có 2 kí tự.
- Gọi 3 HS nhắc lại cách sử
dụng phím Shift.
- Gọi 5-10 HS lên thực hành
dưới sự hướng dẫn của GV
- Gọi 5-10 HS lên thực hành
Tiết 2: Thực hành
- GV chia nhóm - HS thực hành
3.Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS thực hành tốt

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 17
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
- Dặn dò học sinh về học bài cũ và luyện tập thêm
Tuần 13:
Soạn ngày 21 tháng 11 năm 2009
BÀI 4: Ôn luyện gõ

I>MỤC TIÊU
Ôn luyện kỹ năng gõ phím 10 ngón
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách gõ chữ hoa bằng cách sử dụng phím Shift?
b) Em hãy nêu cách gõ các kí tự sau: ", ?, :
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1: Thực hành
Mục tiêu: Sau tiết này HS hoàn thiện hơn
về cách đặt tay cũng như cách gõ phím
bằng 10 ngón tay, cũng như sử dụng phím
Shift nhuần nhuyễn hơn
- GV hướng dẫn cho HS khởi động phần
mềm Word và tập gõ các bài tập T1 đến
T7 trong SGK
- GV chia nhóm thực hành - HS thực hành các bài tập trong
SGK
Tiết 2: Thực hành
- GV ra thêm bài tập nâng cao cho HS
khá giỏi, giúp những HS học chưa tốt hoàn
thành các bài tập được giao
- HS thực hành các bài tập được
giao
3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt, động viên khích lệ những
HS có tiến bộ
- Dặn dò các em về chuẩn bị bài học mới.


Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 18
Trng Tiu hc Ngụ Quyn Giỏo ỏn Tin hc lp 4
Tun 14:
Son ngy 28 thỏng 11 nm 2009
Chng 4: HC V CHI CNG MY TNH
BI 1: Hc toỏn vi phn mm Cựng hc toỏn 4
I>MC TIấU
- HS bit c cỏc chc nng v ý ngha ca phn mm
- HS thao tỏc thnh tho vi cỏc dng toỏn khỏc nhau
II> DNG DY HC
Mỏy vi tớnh
III>HOT NG DY V HC
1. Kim tra bi c:
a) Em hóy nờu quy tc gừ phớm?
b) Em hóy nờu cỏch gừ ch hoa bng cỏch s dng phớm Shift?
2. Bi mi:
HOT NG DY HOT NG HC
- Tiết 1: Giáo viên hớng dẫn chung cho học
sinh cách khởi động phần mềm, giới thiệu
màn hình chức năng chính. Phần chính của
bài học là nêu cách làm một dạng toán cụ thể,
các nút lệnh chính trong cửa sổ làm toán. Các
nút lệnh và chức năng cần mô tả kĩ là:
+ Cách nhập dữ liệu từ bàn phím hoặc các
nút biểu tợng số.
+ Cách nhập dữ liệu theo từng bớc chính
xác.
+ Tác dụng của các nút lệnh: trợ giúp, làm
lại, làm bài khác, thoát,

Tiết 2: Giáo viên hớng dẫn chi tiết hơn các
dạng toán khác nhau và cách thực hiện. Ví dụ,
có thể hớng dẫn các dạng toán phức tạp hơn
nh phép chia không nhẩm, có nhẩm, các phép
toán với phân số, các dạng toán đọc, viết và
phân tích số,
- HS tham kho sỏch giỏo
khoa v tr li cỏc cõu hi
do giỏo viờn nờu ra.
- HS thc hnh theo nhúm
theo tng mc GV hng
dn

3. Nhn xột, dn dũ:
- GV nhn xột tit hc

Thc hin: Nguyn Th Chõu Võn Trang 19
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
- Dặn dò các em về chuẩn bị bài học mới.
Tuần 15:
Soạn ngày 05 tháng 12 năm 2009
BÀI 1: Học toán với phần mềm Cùng học toán 4
(tt)
I>MỤC TIÊU
- HS biết được các chức năng và ý nghĩa của phần mềm, có thể tự khởi động và
tự ôn luyện.
- HS hiểu thao tác thành thạo với các dạng toán khác nhau, thực hiện đúng theo
quy trình làm bài theo hướng dẫn của phần mềm.
- Thông qua phần mềm HS có ý thức và hiểu được ý nghĩa và tác dụng của phần
mềm máy tính trong đời sống con người, trong đó có việc học tập các môn học

cụ thể.
II>ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính
III>HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách khởi động phần mềm Cùng học toán 4, ý nghĩa của các
nút chức năng trong phần mểm?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 3,4: Thực hành
- Trước khi thực hành GV giói thiệu sơ lược
về 2 phần mềm "Cùng học toán 4" và phần
mềm "Dạy và học toán 4" cho HS biết và
phân biệt được sự khác nhau giữa 2 phần
mềm.
- Thực hành: Ghép HS vào các nhóm để các
em có thể thi đua bằng điểm số nhằn kích
thích sự hăng say của các em.
- HS tham khảo sách giáo
khoa và trả lời các câu hỏi
do giáo viên nêu ra.
- HS thực hành theo nhóm
và thi đua giữa các nhóm.

3. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, ghi nhận kết quả của những nhóm, cá nhân học tốt.
- Dặn dò các em về chuẩn bị bài học mới.

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 20
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4

Tuần 16:
Soạn ngày 11 tháng 12 năm 2009
Ôn tập
1. Ôn tập các kiến thức cơ bản đã học, trọng tâm là các bài 1, 2 ở chương 1;
chương 2; bài 1, 3 ở chương 3. Củng cố lại phần lý thuyết và giải các bài tập trong
sách giáo khoa, ra bài tập thêm cho học sinh tự làm.
2. Giải đáp các thắc mắc nếu có của học sinh
3. Chú ý giúp đỡ các học sinh học yếu nắm vững hơn các kiến thức đã học.
4. Ôn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận, giúp các em tự tin khi làm
bài.
5. Làm bài kiểm tra thử nếu có điều kiện.

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 21
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4
Tuần 17:
Soạn ngày 19 tháng 12 năm 2009
THI CUỐI HỌC KÌ I
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: TIN HỌC
KHỐI 4
A. TRẮC NGHIỆM: (5đ)
1. Khi tính tổng của 15 và 21, thông tin vào là gì? Thông tin ra là gì?
A. 15 và 21 B. 15 và 36 C. 21 và 36 D. 15; 21 và 36
2. Máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm nào?
A. 1944 B. 1945 C. 1946 D. 1947
3. Công cụ nào dưới đây dùng để vẽ đường cong?
A B C D
4. Công cụ nào dưới đây dùng để vẽ hình chữ nhật?
A B C D
5. Để chọn một phần hình vẽ em dùng công cụ nào?

A B C D
6. Để vẽ tự do em chọn công cụ nào?
A B C D
7. Để vẽ hình vuông, trong khi kéo thả chuột ta phải nhấn giữ thêm phím nào?
A. Phím Enter B. Phím cách C. Phím Shift D. Phím Ctrl
8. Để gõ phím Shift em sử dụng ngón tay nào?
A. Hai ngón cái B.Hai ngón trỏ C. Hai ngón út D. Hai ngón giữa
9. Để gõ phím bằng 10 ngón hai tay luôn đặt trên hàng phím nào?
A. Hàng phím số B. Hàng cơ sở C. Hàng trên D. Hàng dưới
10. Để gõ các phím ở hàng trên hai tay luôn đặt trên hàng phím nào?
A. Hàng phím số B. Hàng cơ sở C. Hàng trên D. Hàng dưới
B. TỰ LUẬN: (5đ)
1. Em hãy nêu tư thế ngồi đúng trước máy tính? (2đ)
2. Em hãy nêu các bước thực hiện để vẽ hình tròn? (3đ)

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 22
Trường Tiểu học Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 4

Thực hiện: Nguyễn Thị Châu Vân Trang 23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×