Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tổ chức bộ máy Kế toán & công tác Kế toán tại Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.76 KB, 53 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, khi nước ta đã là thành viên của tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp là làm thế
nào để phát triển, để đảm bảo khả năng cạnh tranh ngay tại thị trường trong
nước và mở rộng thị trường nước ngoài. Để đối mặt với những thách thức đó
mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cho mình có thể là đường lối kinh doanh thích
hợp có thể là một lợi thế cạnh tranh... Đó là những yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp.Nhưng những yếu tố bên trong doanh nghiệp thì sao?Chắc chắn là một
doanh nghiệp sẽ không thể phát triển nếu không có cơ cấu tổ chức hợp lý,
không có cơ chế quản lý và điều hành phù hợp, năng động;
không có sự đồng lòng nhất trí của Cán bộ nhân viên trong đơn vị. Đặc biệt là
cách thức tổ chức bộ máy và hoạt động của Phòng kế toán đóng vai trò hết
sức quan trọng. Trong thời gian kiến tập tại Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu
VIPCO em đã tìm hiểu tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức và nhất là bộ máy
kế toán và công tác kế toán. Đây là những nội dung chính em sẽ trình bày cụ
thể trong Báo cáo kế toán tại Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Đặc điểm và tình hình chung về Công ty Cổ phần vận tải xăng
dầu VIPCO
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại đơn vị
Phần 3: Những nhận xét và đánh giá về công tác kế toán tại đơn vị.
1
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO
1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của đơn vị
Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO được thành lập ngày 02/12/2005
và chính thức hoạt động ngày 26/12/2005, với tổng số vốn điều lệ là 351 tỷ
đồng, trong đó vốn nhà nước nắm giữ 51%.
· Tên viết tắt : VIPCO
· Địa chỉ: 37 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
· Tel: 031.3 838 680, Fax: 031.3 838 033, E-mail:


· Website: />Tiền thân của Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO là Công ty Vận tải
Xăng dầu Đường thủy 1, được thành lập ngày 22/07/1980 tại Quyết định số
1683/VT-QĐ của Bộ Vật tư trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu nay là Tổng
Công ty Xăng dầu Việt Nam. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển Công
ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách và đã hoàn thành được sứ mệnh của
mình trong từng giai đoạn, có thể tóm lược như sau:
1. Giai đoạn 1980 – 1986:
Đây là giai đoạn hình thành và phát triển trong cơ chế quản lý tập trung
bao cấp. Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là phát huy cao năng lực vận
tải để giải phóng tàu ngoại, cùng với các công ty xăng dầu đảm bảo nhu
cầu xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống của nhân
dân.
Công tác hạch toán kinh tế còn mang nặng tính bao cấp,chưa quan tâm nhiều
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.Các tàu biển và các phương tiện vận tải
sông từ Công ty Vận tải Ven biển chuyển sang hầu hết là phương tiện già cỗi,
kém hiệu quả do Liên Xô và Trung Quốc giúp trong thời kỳ chống chiến tranh
phá hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ.
2
Để đảm bảo số lượng phượng tiện vận tải đáp ứng nhu cầu và giải phóng tàu
ngoại, Tổng Công ty Xăng dầu đã đầu tư mua các tàu chở dầu cũ của Nhật
Bản và đóng mới các sà lan không tự hành 300 Tấn và sà lan tự hành 110
Tấn. Trong giai đoạn này Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng
Tổng Công ty Xăng dầu tiếp nhận hết số lượng đã ký theo hiệp định giữa
Chính phủ Việt Nam và Liên Xô, giải phóng nhanh tàu ngoại, không xảy ra
tình trạng đứt nguồn xăng dầu, đáp ứng kịp thời các nhu cầu xăng dầu, đặc
biệt là các công trình trọng điểm của Nhà nước như: Nhiệt điện Uông Bí, Phả
Lại, Xi măng, Than, ....
2. Giai đoạn 1987 – 1994:
Đây là giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế hạch
toán kinh tế các hoạt động sản xuất kinh doanh, khởi đầu của cơ chế thị

trường theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và Nghị định 65
CP – NĐ và Quyết định 217 HĐBT - QĐ của Chính Phủ.
Trong giai đoạn này Công ty đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức và tổ chức
sản xuất; giải bản, bán các tàu già cỗi, kém hiệu quả, giải quyết lao động
theo chế độ 176, mở thêm ngành nghề kinh doanh, mở tuyến vận tải quốc
tế. Kết quả trong 8 năm đã giải bản 14.500 DWT tàu biển và 5.500 DWT
phương tiện vận tải sông, giải quyết hơn 300 lao động nghỉ hưu và nghỉ
chế độ 176.
Đưa tàu ra hoạt động tuyến quốc tế, xuất khẩu thuyền viên vì vậy đã tự cân
đối được ngoại tệ, sửa chữa tầu và mua phụ tùng nước ngoài, mở thêm
hoạt động kinh doanh xăng dầu chủ yếu là bán dưới nước. Chuyển Phòng
Vật tư, xí nghiệp sửa chữa tàu và Phòng Đời sống sang hạch toán tự trang
trải. Thực hiện cơ chế khoán quản, mở rộng quyền tự chủ cho các tàu biển
và tàu sông đặc biệt là trong lĩnh vực sửa chữa nhỏ, đột suất, tự mua sắm
các vật tư nhóm B và các hàng hoá phục vụ sinh hoạt.
Tinh giảm bộ máy gián tiếp, mở lớp Tiếng Anh cho cán bộ khối văn phòng và
sỹ quan thuyền viên tàu biển ... Có thể nói Công ty là một trong những đơn vị
3
đầu tiên của Tổng Công ty xăng dầu và của thành phố Hải Phòng đi đầu và
chuyển đổi tích cực trong công việc xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp sang
hạch toán kinh tế kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mở rộng thêm những ngành
nghề kinh doanh mới.
Nhờ những quyết định mạnh mẽ và táo bạo của tập thể lãnh đạo Công ty và
sự đồng tình ủng hộ cao của CBCNV, nên công ty đã vượt qua được giai đoạn
khó khăn nhất, tưởng chừng như đã đứng trên bờ vực của sự phá sản.
3. Giai đoạn 1995- 2000
: Đây là giai đoạn hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước. Đồng thời cũng là giai đoạn phục hồi và phát triển của công ty theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong giai đoạn này Công ty tập
trung phát triển đội tàu viễn dương, mở rộng phạm vi hoạt động kinh

doanh xăng dầu, mở thêm dịch vụ đại lý tàu biển, cổ phần hóa Xí nghiệp
Hồng Hà, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Trong 5
năm Công ty đã đầu tư được 35.500 DWT tàu viễn dương có tính hiệu quả
cao, phù hợp với các yêu cầu của công ước quốc tế. Là đơn vị có khối
lượng bán tái xuất xăng dầu và đại lý tái xuất lớn nhất khu vực Hải Phòng,
Quảng Ninh. Cuối năm 2000, Công ty hoàn thành việc cổ phần hóa Xí
nghiệp Hồng Hà thành Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex
Hải Phòng.
Hàng năm đào tạo nghiệp vụ và ngoại ngữ nâng cao cho hàng trăm lượt sỹ
quan thuyền viên và cán bộ quản lý. Lợi nhuận bình quân năm trong giai
đoạn này đạt 12 tỷ đồng. Nổi bật trong giai đoạn này là đã nâng cao được
chất lượng và hiệu quả của hoạt động kinh doanh và chất lượng đội ngũ
CBCNV đặc biệt là SQTV khối tàu viễn dương.
Là một trong ba chủ tàu đầu tiên của Việt Nam thực hiện Bộ luật An toàn
Quốc tế bằng Hệ thống Quản lý An toàn của Công ty, số tấn trọng tải tàu đầu
tư trong giai đoạn này tăng 3 lần so với số tấn trọng tải hiện có đầu năm 1995.
4
Có thể nói đây là một giai đoạn quan trọng trong việc tạo thế và lực chuẩn bị
bước vào thiên niên kỷ mới trong xu thế hội nhập và phát triển.
4. Giai đoạn 2001 – 2005
: Đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển,
phát triển bền vững và tham gia hội nhập. Trong giai đoạn này Công ty
tiếp tục tập trung phát triển đội tàu viễn dương theo hướng hiện đại, trẻ, có
tính phù hợp cao và lâu dài với công ước quốc tế. Đa dạng hóa có chọn lọc
các ngành nghề kinh doanh hướng vào kinh doanh cảng biển và kinh
doanh bất động sản.
Nghiên cứu và đề xuất chuyển Công ty thành Công ty cổ phần nhằm tạo ra
phương thức quản lý có tính phù hợp cao hơn với cơ chế thị trường, phát huy
cao hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động và sáng tạo. Kết quả
trong 5 năm Công ty đã đầu tư được xấp xỉ 37.000 DWT tàu viễn dương,

trong đó tàu Petrolimex 06 là con tàu chở sản phầm dầu vỏ kép đầu tiên của
Việt Nam, tự động hóa cao, trẻ và phù hợp lâu dài với công ước quốc tế. Nâng
tổng số tấn trọng tải của đội tàu lên xấp xỉ 80.000 DWT tăng 600% so với đầu
năm 1995. Đã mở thêm ngành nghề kinh doanh bất động sản, đang thực hiện
dự án khu đô thị Anh Dũng VII tại Hải Phòng, với tổng diện tích 17 héc ta.
Dự án Cảng hóa dầu và container tại Đình Vũ – Hải Phòng đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng I khu vực phía Bắc
với tổng diện tích của dự án xấp xỉ 41 hécta bao gồm: 2 bến container và 1
cảng dầu cùng hệ thống kho bãi.
Đã được Bộ Giao Thông Vận tải và Cục Hàng Hải Việt Nam cho phép mở
cảng. Đã hoàn tất các thủ tục cổ phần hóa Công ty Vận tải Xăng dầu Đường
thủy 1 và chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên “CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO” vào ngày 26/12/2005. Về cơ
bản Công ty đã thực hiện được những mục tiêu trong giai đoạn này, tạo ra
được những tiền đề và cơ sở chắc chắn để phát triển và tham gia hội nhập giai
đoạn 2006 – 2010.
5
Công ty hiện là thành viên của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
thành viên của hiệp hội chủ tầu Việt Nam, hiệp hội tầu dầu Quốc tế.
Với những cố gắng và thành tích của toàn thể CBCNV các thế hệ trong 25
năm qua, Công ty đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng:
* Tập thể:
- Danh hiệu đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000
- 02 huân chương lao động hạng 3 năm 1985, 1990
- 01 huân chương lao động hạng nhì năm 1995
- 01 huân chương chiến công hạng 3 năm 1999
- 01 huân chương lao động hạng nhất năm 2001
- 01 huân chương bảo vệ tổ quốc hạng nhì năm 2005
- 01 huân chương độc lập hạng 2 năm 2006
- Nhiều cờ thi đua của Chính phủ và UBND thành phố Hải Phòng. Nhiều

bằng khen của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản HCM. Liên tục được công nhận là Đảng bộ trong sạch
vững mạnh.
* Về cá nhân:
- 02 danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc
- 01 huân chương lao động hạng 3
- 01 huân chương lao động hạng 2
- 03 bằng khen của thủ tướng Chính phủ.
1.2 .Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh : Dịch vụ,thương mại,xây dựng.
Ngành nghề kinh doanh :
• Vận tải ven biển và viễn dương;
• Dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển,kiểm đếm hàng hoá,vệ sinh tàu biển,
đại lý vận tải đường biển,cung ứng tàu biển,môi giới tàu biển,lai dắt tàu
biển và bốc dỡ hàng hoá tại cảng biển,khai thuế hải quan;
• Kinh doanh khai thác cầu cảng;
6
• Kinh doanh xăng dầu,gas hoá lỏng,các sản phẩm hoá dầu và các thiết bị
sử dụng gas hoá lỏng;
• Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá;
• Kinh doanh vật tư,thiết bị phụ tùng : Kinh doanh dịch vụ giao nhận
hàng hoá xuất nhập khẩu;
• Kinh doanh bất động sản (nhà cửa,kho tàng) và vật liệu xây dựng;
• Dịch vụ kho bãi và dịch vụ kho ngoại quan,cho thuê thuyền viên,dịch
vụ du lịch và kinh doanh du lịch lữ hành nội địa;
• Xây dựng công trình : dân dụng,công nghiệp,giao thông,kỹ thuật hạ
tầng khu đô thị,khu công nghiệp,khu chế xuất,khu công nghệ cao.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG HAI
NĂM 2005 & 2006
STT Chỉ tiêu ĐVT

Thực hiện
năm 2006
% so với
năm 2005
% so với
KH
I TỔNG SẢN LƯỢNG
1 Sản lượng vận chuyển: M3 M3 2.509.753 109,80 104,57

M3.Km M3.Km 4.205.991.666
126,8
9 103,85
2 Sản lượng xuất bán xăng dầu M3.Tấn 76.486 105,45 104,05
II TỔNG DOANH THU 1.000 đ 880.093.284 130,67 117,84
1 KD vận tải nt 277.652.026 86,55 105,55
2 KD xăng dầu và dầu nhờn nt 504.470.061 146,54 114,71
3 Hoạt động khác nt 73.860.751 1,383,40 182,15
4 Hoạt động tài chính nt 24.110.446
766,0
1 698,85
III TỔNG GIÁ VỐN 1.000 đ 564.085.876 168,97 121,43
1 KD xăng dầu và dầu nhờn nt 494.489.164 148,12 115,44
2 KD bất động sản và xuất nt 69.596.712 192,29
7
khẩu
IV TỔNG CHI PHÍ 1.000 đ 217.671.579
70,6
0 109,63
1 KD vận tải nt 186.350.536 67,67 100,69
2 KD xăng dầu và dầu nhờn nt 9.811.109 96,87 87,40

3 Hoạt động khác nt 2.535.756 80,73 112,81
4 Hoạt động tài chính nt 18.974.178 96,52
V
LỢI NHUẬN TRƯỚC
THUẾ 1.000 đ 102.771.921 326,80 147,77
1 KD vận tải nt 91.301.490 200,98 117,09
2 KD xăng dầu và dầu nhờn nt 169.788 60,32 78,66
3 KD bất động sản và khác nt 1.728.283 78,63 81,97
4 Kết quả hoạt động tài chính nt 5.136.268
(31,11
) (42,45)
5 Thu nhập khác nt 4.436.092 8,823,65 328,60
VI THUẾ TNDN 1.000 đ 23.390.190 418,27 164,88
1 Chi phi Thuế TNDN phải nộp nt 201.649 3,61 6,35
2 Chi phi Thuế TNDN ưu đãi nt 21.188.541 667,43 149,36
VII LỢI NHUẬN SAU THUẾ 1.000 đ 81.381.731 314,75 147,00
VIII NỘP NGÂN SÁCH 1.000 đ 6.478.648 52,95 172,76
Đánh giá chung :
Qua số liệu trên cho thấy,hầu hết các chỉ tiêu sản xuất – kinh doanh năm
2006 của Công ty đều thực hiện vượt mức kế hoạch và tăng trưởng so với
năm 2005, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận.
Tổng doanh thu vượt mức 17,84 % so với kế hoạch,trong khi đó tổng chi
phí chỉ vượt 9,63 % làm cho lợi nhuận tăng 47,77 % so với kế hoạch.
8
Lợi nhuận kinh doanh vận tải tăng 17,09 % so với kế hoạch do doanh thu
tăng 5,55 % trong khi tổng chi phí chỉ tăng 0,69 % .Trong năm Công ty đã áp
dụng nhiều biện pháp tổng thể nên đã nâng cao được ngày tàu tốt.Cụ thể tỷ lệ
ngày tàu tốt chung toàn đội tàu đạt 91,13 % tăng 1,13 % so với kế hoạch,trong
đó các tàu Petrolimex 03,Petrolimex 06 đều được hãng Shell chấp nhận,tàu
Petrolimex 05 được Petronat chấp nhận và tàu Petrolimex 02 được Chanarol

chấp nhận; đã thực hiện duy trì tốt công tác bảo dưỡng,sửa chữa các phương
tiện nên đã giảm được chi phí sửa chữa đinh kì tàu Petrolimex 06 trên 4 tỷ
đồng so với kế hoạch.Tuy nhiên việc khai thác tàu Petrolimex 05 hiệu quả
còn thấp do trọng tải tàu nhỏ,khai thác chạy tuyến đường dài nhiều,nguồn
hàng không chủ động và khai thác đơn chiếc,hiện tại Công ty đang triển khai
việc bán tàu này.
Lợi nhuận kinh doanh xăng dầu thấp do : Tỷ trọng sản lượng hàng bán
trong năm chủ yếu là Diesel và Mazut,do đây là hai mặt hàng Nhà nước vẫn
thực hiện cấp bù lỗ nên mức thù lao bán hàng thấp,trong khi đó mặt hàng
xăng thực hiện theo cơ chế bảo đảm kinh doanh thì sản lượng bán ra trong
năm chỉ chiếm 3,71 % tổng sản lượng .Mặt khác,trong tổng sản lượng bán ra
thì sản lượng bán hàng tạm nhập tái xuất chiếm tỷ trọng tới 26,45 % song
mức thù lao thấp chỉ được 3,8 USD/Kg,lít,trong khi chi phí bán hàng tạm
nhập tái xuất lớn hơn bán hàng nội địa.Sự cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các
đơn vị kinh doanh trên địa bàn Hải Phòng,Quảng Ninh đặc biệt là các công ty
tư nhân,TNHH cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh
doanh trong lĩnh vực này.
Kinh doanh bất động sản : Do thị trường kinh doanh bất động sản bị
đóng băng trong phạm vi cả nước,nên tại dự án Anh Dũng VII Công ty chủ
yếu tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng,thực hiện các công việc cần thiết để
khởi công xây dựng nhà vào năm 2007.
Hoạt động đại lý tàu biển : vẫn duy trì ổn định song cũng chỉ tập trung
chủ yếu là tàu hàng lỏng chưa mở rộng phát triển sang lĩnh vực tàu hàng khô
được.
Dịch vụ xuất nhập khẩu : Trong lĩnh vực xuất khẩu ngoài việc thực hiện
làm đại lý uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thổ sản,cao su sang
Trung Quốc với sản lượng là 5,015 tấn,Công ty cũng đã trực tiếp xuất khẩu
mặt hàng cao su sang thị trường Trung Quốc với sản lượng là 1,036 tấn,song
do diễn biến giá cả đối với mặt hàng này trong năm qua cũng biến động thất
thường nên hiệu quả kinh doanh chưa cao.

`Hoạt động tài chính : Đã thâm nhập vào thị trường tài chính,chứng
khoán sâu hơn,tuy nhiên vẫn còn rụt rè,hoạt động chưa chuyên nghiệp. Đã
chú trọng cân đối các dòng tiền để tận dụng trong từng thời điểm tạo ra nguồn
thu về tài chính.Do vậy năm 2006 hoạt động kinh doanh tài chính đã đóng
góp trên 20 tỷ đồng trong tổng số lợi nhuận thực hiện,bao gồm từ các hoạt
động tiền gửi kỳ hạn và đầu tư chứng khoán trung và ngắn hạn.
9
Tóm lại :
Hiệu quả kinh doanh trong năm 2006 chủ yếu từ hoạt động kinh
doanh vận tải và tài chính,hiệu quả kinh doanh trên các lĩnh vực khác
chưa cao chủ yếu do các yếu tố khách quan.Tuy nhiên những giải pháp
trong công tác quản lý, điều hành là những động thái tích cực góp phần
làm tăng hiệu quả kinh doanh trong năm cũng như những năm tiếp
theo.Qua một năm hoạt động ngoài việc trả cổ tức cho các cổ đông 12
% ,Công ty còn tạo ra nguồn tích luỹ vào các quỹ dự phòng và đầu tư
phát triển trên 55 tỷ đồng và hai quỹ khen thưởng phúc lợi trên 4 tỷ
đồng.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty Cổ Phần vận tải xăng dầu VIPCO được tổ chức và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ V thông qua ngày 29/11/2005.Các hoạt động
của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp ,các Luật khác có liên quan và Điều
lệ Công ty được Đại hội đồng cổ đông nhất trí thông qua theo hình thức lấy ý
kiến bằng văn bản ngày 15/06/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006
Công ty có 07 phòng ban, 05 đơn vị thành viên, 07 tầu biển, tổng số lao động
hiện tại của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên là 448 người.
Đội tàu biển:
+ Tầu Petrolimex 10
+ Tầu Petrolimex 06
+ Tầu Petrolimex 03

+ Tầu Petrolimex 02
+ Tầu Petrolimex 05
+ Tầu Hạ Long 03
+ Tầu Hạ Long 04
Các đơn vị thành viên:
Công ty TNHH VIPCO Hạ Long:
Địa chỉ: 32 Lê Thánh Tông, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.
Tel : 033.829 183 Fax : 033.826 016
E-mail :
·Ngành nghề kinh doanh:
10
- Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, gas và các thiết bị sử dụng
gas.
- Vận tải thủy, đại lý tàu biển, đại lý hàng hải, môi giới hàng hải.
- Xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị, phụ tùng.
- Cung ứng tàu biển, kiểm đếm hàng hóa, khai thuê hải quan.
- Dịch vụ du lịch và kinh doanh du lịch lữ hành nội địa.
Công ty TNHH VIPCO Hải Phòng:
Địa chỉ: 37 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Tel : 031.3 838 306 Fax : 031.3 530 977
E-mail :
·Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, gas và các thiết bị sử dụng
gas.
- Vận tải thủy, đại lý tàu biển, đại lý hàng hải, môi giới hàng hải.
- Xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị, phụ tùng.
- Cung ứng tàu biển, kiểm đếm hàng hóa, khai thuê hải quan, thu mua và xử
lý dầu kém phẩm chất, vệ sinh hầm và két dầu.
Công ty TNHH Thuyền viên VIPCO:
Địa chỉ: Số 37 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng.

Tel : 031.3 532 006 Fax : 031.3 838 033
E-mail :
·Ngành nghề kinh doanh:
- Đào tạo, huấn luyện thuyền viên.
- Cho thuê thuyền viên.
Công ty TNHH Bất động sản VIPCO:
Địa chỉ: Số 37 Phan Bội Châu, Hồng Bàng, Hải Phòng.
Tel : 031.3 532 007 Fax : 031.3 838 033
E-mail :
·Ngành nghề kinh doanh:
11
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, kỹ thuật hạ tầng
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Kinh doanh bất động sản (nhà cửa, kho tàng) và vật liệu xây dựng.
Chi nhánh VIPCO Móng Cái:
Địa chỉ: Số 64 Phố Thương Mại, Móng Cái, Quảng Ninh.
Tel : 033.883 963 Fax : 033.886 010
E-mail :
·Ngành nghề kinh doanh:
- Xuất nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị, phụ tùng.
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Khai thuê hải quan.
- Cho thuê văn phòng.
Các phòng ban :
- Ban Tổng hợp Hội Đồng Quản Trị
- Phòng khai thác và thuê tàu
- Phòng kỹ thuật vật tư
- Phòng đầu tư phát triển doanh nghiệp
- Phòng nhân chính
- Phòng an toàn

- Phòng kế toán tài chính
Hội đồng quản trị :
- Ông Nguyễn Đạo Thịnh Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- Ông Ngô Quang Trung Ủy viên Hội đồng Quản trị
- Ông Vũ Ngọc Kháu Ủy viên Hội đồng Quản trị
- Ông Vũ Quang Khánh Ủy viên Hội đồng Quản trị
- Ông Phan Minh Tuấn Ủy viên Hội đồng Quản trị
- Ông Nguyễn Anh Dũng Ủy viên Hội đồng Quản trị
- Ông Lê Thanh Hải Ủy viên Hội đồng Quản trị
Ban Tổng Giám đốc :
- Ông Nguyễn Đạo Thịnh Tổng Giám đốc
- Ông Vũ Ngọc Kháu Phó Tổng Giám đốc
- Ông Ngô Quang Trung Phó Tổng Giám đốc
- Ông Nguyễn Văn Tám Phó Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc gồm : 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc.
12
+ Tổng giám đốc : Điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty.Chịu
trách nhiệm trước HĐQT và luật pháp Nhà nước về việc thực hiện các quyền
và nhiệm vụ của mình.
+ Phó Tổng Giám đốc thứ nhất :Giúp Tổng Giám đốc trong một số lĩnh vực
hoạt động của Công ty :An toàn tàu,kế hoạch an ninh tàu,khai thác tàu,công
tác pháp chế bảo hiểm,thuyền viên.
+ Phó Tổng Giám đốc thứ hai : Giúp Tổng Giám đốc trong một số lĩnh vực:
đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý kỹ thuật vật tư,kinh doanh bất động
sản.
+ Phó Tổng Giám đốc thứ ba : Giúp Tổng Giám đốc trong một số lĩnh vực :
Công tác kinh doanh xăng dầu,quản trị hành chính,phòng chống bão lụt.
Cả 3 Phó Tổng Giám đốc đều chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và luật
pháp về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
Phòng nhân chính gồm 17 CBCNV có chức năng tham mưu cho Tổng giám

đốc Công ty trong những lĩnh vực :
+ Công tác tổ chức cán bộ
+ Công tác lao động - tiền lương
+ Quản trị hành chính
+ Bảo vệ an ninh chính trị quân sự
+ Đầu tư và ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chức,quản lý, điều
hành.
+ Quản lý sức khoẻ của CBCNV.
Phòng kỹ thuật - vật tư gồm 9 nhân viên có chức năng tham mưu cho Tổng
Giám đốc Công ty trong những lĩnh vực :
+ Công tác quản lý kỹ thuật
+ Đầu tư phát triển đội tàu
+ Công tác quản lý vật tư,phụ tùng và tài sản
+ Công tác quản lý sửa chữa,bảo dưỡng tàu và tài sản
+ Công tác an toàn,an ninh hàng hải
Phòng khai thác và thuê tàu gồm 5 nhân viên có chức năng tham mưu cho
Tổng Giám đốc trong những lĩnh vực :
+ Quản lý và khai thác đội tàu
+ Thương vụ và thuê tàu vận tải biển
+ Công tác kế hoạch sản lượng và doanh thu vận tải
Phòng an toàn gồm 4 nhân viên có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc
về :
+ An toàn và bảo vệ môi trường
+ An ninh tàu
+ Bảo hiểm,pháp chế hàng hải
Phòng đầu tư & Phát triển doanh nghiệp gồm 03 nhân viên có chức năng
tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về :
+ Công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Công tác đầu tư tài chính
13

+ Công tác phát triển doanh nghiệp.
Phòng kế toán tài chính :gồm 07 nhân viên có chức năng tham mưu cho
Tổng giám đốc về các lĩnh vực :
+ Tài chính kế toán,
+ Đầu tư
+ Kế hoạch
+ Tổ chức hệ thống kế toán
Đứng đầu mỗi phòng ban là Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách
nhiệm trong công tác của phòng,chịu sự giám sát của Ban Tổng Giám đốc,có
thẩm quyền báo cáo với Ban Tổng giám đốc và Hội Đồng Quản Trị (khi được
uỷ quyền).
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI
XĂNG DẦU VIPCO
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
14
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng
khai
thác và
thuê
tàu
Phòng
kỹ
thuật
vật tư
Phòng
đầu tư
phát

triển
doanh
nghiệp
Phòng
nhân
chính
Phòng
an toàn
Phòng
kế toán
tài
chính
Các
Công
ty
thành
viên
Đội
tàu
Ban
Tổng
hợp
Hội
Đồng
Quản
Trị
15
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO là một Công ty lớn với các ngành
nghề kinh doanh đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.Hiện nay,Công ty

đang tiến hành các hoạt động chủ yếu :
- Vận tải xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu bằng đường biển;
- Kinh doanh xăng dầu trên sông biển;
- Đại lý và môi giới hàng hải;
- Kinh doanh cơ sở hạ tầng;
- Xuất nhập khẩu và chuyển khẩu hàng hóa.
Trong các mảng hoạt động trên,hoạt động vận tải xăng dầu và sản phẩm hóa
dầu bằng đường biển là hoạt động chủ đạo của Công ty,chiếm tới hơn 50 %
doanh thu và hơn 90 % lợi nhuận của toàn Công ty,trong đó chủ yếu là Công
ty chở xăng dầu nhập khẩu cho Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.
Đội tàu của Công ty được chia thành 2 nhóm chuyên vận tải tuyến quốc tế và
nội địa.Các tàu Petrolimex 02,Petrolimex 03,Petrolimex 05,Petrolimex
06,Petrolimex 10 được sử dụng để chạy tuyến quốc tế,vận chuyển xăng dầu
nhập khẩu tại 3 đầu mối chính là Hòn Gai, Đà Nẵng và Tổng kho xăng dầu
Nhà Bè với lịch trình chủ yếu là chạy không tải từ Việt Nam tới Đài
Loan,Trung Quốc,Singapore,Hàn Quốc,Thái Lan,Malaysia...và chở xăng dầu
nhập khẩu về.Các tàu Hạ Long 03,Hạ Long 04 chuyên chạy tuyến nội địa.
- Đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên sông biển,Công ty chủ yếu kinh
doanh trên vùng biển của Hải Phòng và Quảng Ninh.
Đối với Hoạt động đại lý và môi giới hàng hải, Công ty làm đại lý cho các tàu
chở hoá dầu tại các cảng như làm các thủ tục hải quan để các tàu nhập cảng...
- Đối với lĩnh vực Xuất nhập khẩu và chuyển khẩu hàng hóa,Công ty làm đại
lý uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thổ sản,cao su sang Trung
Quốc.Năm 2006,Công ty cũng đã trực tiếp xuất khẩu mặt hàng cao su sang thị
trường Trung Quốc.Công ty cũng nhập khẩu phân bón về bán ngay chứ không
lưu kho.
- Kinh doanh bất động sản : Công ty mua đất sau đó đầu tư xây dựng nhà để
bán lại. Công ty đang thực hiện dự án khu đô thị Anh Dũng VII tại Hải
Phòng, với tổng diện tích 17 héc ta.
- Đầu tư tài chính : Công ty đầu tư vốn vào Công ty chứng khoán Hải Phòng

và tham gia đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
16
PHẦN II : TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU
VIPCO
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1 Mô hình tổ chức
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý
phù hợp với yêu cầu quản lý,trình độ của cán bộ kế toán cùng với quy mô rất
lớn mà bộ máy kế toán công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa
phân tán.Công ty TNHH VIPCO Hải Phòng,Công ty TNHH Bất động sản
VIPCO,Công ty TNHH Thuyền viên VIPCO,Công ty TNHH VIPCO Hạ
Long hạch toán độc lập.Chi nhánh VIPCO Móng Cái hạch toán chung với văn
phòng Công ty.
Theo hình thức này tại công ty lập một phòng kế toán để tập hợp các nhật
ký chứng từ từ các Công ty con gửi lên định kỳ cuối tháng và thực hiện việc
tính toán qua các số liệu từ nhật ký chứng từ của các xí nghiệp vào sổ Cái các
tài khoản.Từ đó tổng hợp để lập các báo cáo cuối kỳ.Tại công ty cũng tiến
hành việc kinh doanh do vậy kế toán công ty ngoài ra còn phải tổ chức các
chứng từ và sổ sách kế toán phản ánh hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công ty chọn và áp dụng phương pháp này vì Công ty là một doanh
nghiệp có quy mô lớn,hoạt động trên địa bàn phân tán là những điều kiện bất
lợi cho việc kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ,bảo đảm sự lãnh đạo tập trung thống
nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo toàn công
ty đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh.
17
2.1.2 Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty
Phòng kế toán gồm 7 cán bộ công nhân viên được bố trí theo sơ đồ sau
18
Chuyên

viên Kế
toán Tài
sản và
vật tư
phụ
tùng
Chuyên
viên Kế
toán
Tổng
hợp
Chuyên
viên Kế
toán
thanh
toán 1
Chuyên
viên kế
toán
thanh
toán 2
Thủ quỹ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Bộ máy cơ cấu tổ chức của phòng kế toán sẽ được định biện phù hợp với
yêu cầu,nhiệm vụ của công ty trong từng thời điểm.Nhiệm vụ và trách nhiệm
của mỗi chức danh trong phòng được cụ thể hoá bằng bản mô tả công
việc.Ngoài các nhiệm vụ và trách nhiệm đã được phân công,khi có công việc
nhiệm vụ mới hoặc cần sự hỗ trợ giữa các bộ phận trong phòng,tuỳ từng điều
kiện cụ thể và năng lực của từng chuyên viên,nhân viên sẽ được phân công

phù hợp.
Chức năng của phòng kế toán là tham mưu cho Tổng giám đốc về các
lĩnh vực : Tài chính kế toán, đầu tư,kế hoạch và lĩnh vực tổ chức hệ thống kế
toán.Chức năng này được cụ thể hoá thành các nhiệm vụ cụ thể như sau:
• Xây dựng và hoàn thiện các quy chế,quy định,quy trình về quản lý tài
chính,hạch toán kế toán phù hợp với các quy định của Nhà nước,thực tế
của Công ty và tổ chức thực hiện.
• Triển khai các quy định của Nhà nước có liên quan trong lĩnh vực tài
chính kế toán.
• Tổ chức thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán trong toàn Công ty và
trong hệ thống.
• Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực tài chính kế
toán.
• Tham gia xây dựng định hướng chiến lược phát triển của Công ty,các
dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư tài chính,các quy chế trong
lĩnh vực đầu tư,quản lý tài sản,vật tư....
• Xây dựng kế hoạch tổng hợp của Công ty,tổng hợp kế hoạch toàn hệ
thống.
• Xây dựng phương án tổ chức hệ thống kế toán trong Công ty.
Quyền hạn của phòng kế toán
• Kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực tài chính kế toán khi xét
thấy cần thiết.
• Đề xuất với Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị các giải pháp để nâng
cao chất lượng công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán, đào tạo
đội ngũ cán bộ,chuyên viên làm công tác tài chính kế toán trong Công
ty và hệ thống.
• Tham gia bố trí sắp xếp hệ thống nhân viên Tài chính - Kế toán, đề xuất
với Tổng giám đốc việc bổ nhiệm,miễn nhiệm cán bộ Tài chính - Kế
toán trong phạm vi Công ty.
• Ký duyệt chi hoặc mua sắm trang thiết bị văn phòng theo quy định hiện

hành của Công ty.
• Được quyền quan hệ với các cơ quan hữu quan để thực hiện chức
năng,nhiệm vụ của phòng.
• Được kí các văn bản, điện mang tính thông báo,hướng dẫn nội bộ.
• Bố trí, sắp xếp giao nhiệm vụ cho nhân viên dưới quyền phù hợp với
năng lực thực tế của họ. Đề xuất với Tồng giám đốc trong việc định
19
biên,thay thế,bổ nhiệm,miễn nhiệm,nâng lương cán bộ nhân viên dưới
quyền,thưởng cho những đơn vị và cá nhân trong và ngoài Công ty có
thành tích theo quy định hiện hành của Công ty.
• Đánh giá chất lượng công tác,danh hiệu lao động của cán bộ nhân viên
trong phòng theo quy định hiện hành của Công ty.
• Các quyền khác do Nhà nước quy định.
Cơ cấu kế toán của công ty bao gồm:
- Kế toán tại công ty:
+ Đứng đầu là Kế toán trưởng với các nhiệm vụ và trách nhiệm chính:
 Xây dựng và hoàn thiện các quy chế,quy định và quy trình về tài
chính,tài sản,hạch toán kế toán phù hợp với thực tế của Công
ty.Tham gia xây dựng các quy chế,quy định về quản lý đầu tư cơ
sở vật chất,vật tư phụ tùng,sửa chữa,tiền lương và thanh toán.
 Tham gia xây dựng các dự án đầu tư cơ sở vất chất kỹ thuật và
quyết toán dự án.
 Hướng dẫn,kiểm tra, đánh giá các đơn vị trong việc thực hiện các
quy chế,quy định và quy trình.
 Trực tiếp chỉ đạo thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính tổng
hợp;tổ chức công tác kế toán;công tác lập báo cáo tài chính,báo
cáo quản trị định kì và theo yêu cầu của lãnh đạo,phân tích số
liệu và tham mưu cho lãnh đạo các giải pháp phục vụ quản trị
điều hành, đầu tư tài chính;giám sát việc thực hiện và thanh lý
hợp đồng kinh tế, đấu thầu và chọn thầu;duyệt các chứng từ

thanh quyết toán,các lệnh thu chi theo quy định;tổ chức lưu trữ
số liệu,sổ sách chứng từ theo đúng quy định.
 Bố trí cán bộ nhân viên trong phòng vào các phần hành nghiệp
vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của từng người và yêu cầu
của công việc nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
 Định kì đánh giá kết quả công tác của cán bộ nhân viên trong
phòng, đề xuất việc nâng lương,xếp lương cho cán bộ nhân viên
trong phòng.
 Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban
Tổng giám đốc.
+ Tiếp đó là Phó trưởng phòng với công việc :
 Chịu trách nhiệm và trực tiếp chỉ đạo công tác hạch toán kế toán.
 Tham gia xây dựng,hoàn thiện các quy chế,quy định,quy trình
thuộc lĩnh vực tài chính kế toán.
 Tham gia trong các ban dự án đầu tư,thực hiện kiểm tra các dự
toán,quyết toán các công trình đầu tư,sữa chữa tài sản liên
quan,ký các chứng từ,lệnh thu,chi theo uỷ quyền.
 Theo dõi và giải quyết về công nợ,các khoản mua sắm thiết bị
dụng cụ quản lý văn phòng,
20
 Hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ các kế toán viên.Tham gia công
tác kiểm tra nội bộ.
 Tham mưu cho Kế toán trưởng trong việc đánh giá thành tích
công tác của cán bộ nhân viên trong phòng.
 Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Kế
toán trưởng.
+ Một chuyên viên kế toán tổng hợp có nhiệm vụ và trách nhiệm chính:
 Tham gia xây dựng kế hoạch và công tác triển khai kế hoạch.
 Thực hiện công tác kế toán tổng hợp,lập,tổng hợp và hợp nhất hệ
thống báo cáo tài chính,báo cáo quản trị theo quy định.Công tác

đối chiếu thanh quyết toán với Tổng công ty,người giao đại lý và
các đơn vị nội bộ.
 Giúp kế toán trưởng trong việc phân tích báo cáo tài chính và
thực hiện đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán.
 Báo cáo giá thành vận tải,tổng hợp báo cáo trong hoạt động kinh
doanh xăng dầu toàn công ty.
 Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Phó
trưởng phòng và kế toán trưởng.
+ Một chuyên viên kế toán tài sản và vật tư phụ tùng có nhiệm vụ và
trách nhiệm chính:
 Theo dõi,thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới kế toán
TSCĐ,nguồn vốn và các quỹ.Giúp kế toán trưởng và phó trưởng
phòng trong việc rà soát các dự toán,quyết toán về đầu tư và sửa
chữa tài sản.
 Theo dõi thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới kế toán vật tư,phụ
tùng,công cụ và nhiên liệu.
 Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp,hợp lệ của bộ chứng từ
kế toán liên quan đến lĩnh vực đảm nhiệm.
 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kế toán phải trả người
bán,kế toán chênh lệch tỷ giá.Quản lý thu và quyết toán quỹ đoàn
phí công đoàn.
 Lập các báo cáo liên quan tới kế toán tài sản,kiểm kê;vật tư,phụ
tùng,công cụ và nhiên liệu.
 Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Kế
toán trưởng và Phó trướng phòng.
+ Hai chuyên viên kế toán thanh toán.Chuyên viên 1 đảm nhiệm :
 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng đối với người
cung cấp tại các ngân hàng.Cập nhật chứng từ,lập sổ chi tiết
hàng ngày liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng.
 Theo dõi doanh thu cước vận tải,thuê tàu,các khoản phụ phí theo

hợp đồng định hạn và doanh thu xuất khẩu,phí uỷ thác xuất
khẩu.Theo dõi QT hao hụt vận chuyển và công nợ khách hàng
liên quan.
21
 Theo dõi công nợ phải thu,phải trả.
 Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp,hợp lệ của bộ chứng từ
kế toán liên quan đến lĩnh vực đảm nhận.
 Lập các báo cáo liên quan tới kế toán thanh toán thuộc phần hành
được phân công.
 Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Kế
toán trưởng và Phó trưởng phòng.
Chuyên viên 2 đảm nhiệm :
 Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới kế toán về thuế,phí và
nghĩa vụ với ngân sách nhà nước:thuế GTGT,thuế thu nhập
doanh nghiệp,thuế thu nhập cá nhân.Quản lý cấp phát,quyết
toán hoá đơn GTGT.
 Thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan tới thanh toán tiền
mặt.
 Chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp,hợp lệ của bộ chứng
từ kế toán liên quan đến lĩnh vực đảm nhiệm.
 Theo dõi quản lý công nợ tạm ứng.Khoán sử dụng điện thoại.
 Lập các báo cáo liên quan tới kế toán thuộc phần hânh công
việc được giao.
 Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của
phó trưởng phòng và Kế toán trưởng.
+ Thủ quỹ chịu trách nhiệm :
 Chịu trách nhiệm quản lý,tiếp nhận,kiểm đếm tiền mặt(cả nội và
ngoại tệ),chứng chỉ có giá liên quan tới việc thu vào,chi ra tại
quỹ của Công ty.
 Thực hiện kiểm tra,kiểm soát về tính hợp pháp các bộ chứng từ

trước khi thu tiền vào hoặc chi tiền ra tại quỹ Công ty.
 Kiểm kê quỹ hàng ngày,khoá sổ quỹ và đối chiếu với kế toán
thanh toán tiền mặt về tồn quỹ cuối ngày.
 Tổng hợp kiểm tra tính chuẩn xác,hợp pháp,hợp lệ của bộ chứng
từ về chi phí cảng của các tàu để giao lại cho kế toán tổng hợp
hành tự.
 Lập sổ quỹ và quản lý các chứng từ thu,chi từ quỹ tiền mặt trình
Ban TGĐ ký phiếu thu,chi trước khi đóng tập để lưu trữ theo quy
định.
 Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Kế
toán trưởng và Phó trưởng phòng.
2.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán
Theo chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam,căn
cứ tình hình thực tế,chế độ kế toán mới lựa chọn hai hình thức sổ kế toán :
Hình thức Nhật ký chung và hình thức Nhật ký - chứng từ.Là công ty
thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và căn cứ vào tình hình
22
thực tế,Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO đã lựa chọn hình thức sổ
kế toán thích hợp là hình thức Nhật ký - chứng từ.
Trình tự ghi sổ như sau :
1. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào Nhật ký - chứng từ hoặc bảng kê,sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất,kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
mang tính chất phân bổ,các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại
trong các bảng phân bổ,sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào
các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan.
Đối với các chứng từ có liên quan đến sổ (thẻ) chi tiết thì được ghi trực
tiếp vào các sổ (thẻ) chi tiết có liên quan.
Chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ sau đó ghi
vào bảng kê,Nhật ký - chứng từ liên quan.

2. Cuối tháng,từ bảng phân bổ,bảng kê,sổ (thẻ) kế toán chi tiết chuyển số liệu
vào Nhật ký - chứng từ.Khoá sổ,cộng số liệu trên các Nhật ký - chứng từ,kiểm
tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - chứng từ.Lấy số liệu tổng cộng của
các Nhật ký - chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Cuối tháng,cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc
thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết để đối chiếu với Sổ Cái.
3. Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký - chứng
từ,Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Nhật ký chứng từ được mở theo từng tháng một,hết mỗi tháng phải khoá sổ
Nhật ký - chứng từ cũ,mở sổ mới phải chuyển toàn bộ số dư cần thiết từ Nhật
ký chứng từ cũ sang Nhật ký - chứng từ mới tuỳ yêu cầu cụ thể của từng tài
khoản.
2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty
Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng : Năm 2006 Công ty áp dụng các
chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15
tháng 02 năm 2005,Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và đã được Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện tại Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006,Thông tư
số 21/2006/TT-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.Ngoài ra,Công ty cũng áp
dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp mới được ban hành theo Quyết định số
15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày
31 tháng 12 hàng năm.Năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 là
năm tài chính đầu tiên kể từ khi Công ty cổ phần hoá.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ).
Phương pháp hạch toán ngoại tệ : Trong năm,các nghiệp vụ phát sinh bằng
ngoại tệ liên quan đến các tài khoản thuộc loại doanh thu,chi phí,TSCĐ,hàng
23
tồn kho được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên
ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh

nghiệp vụ.Còn các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các tài
khoản tiền và công nợ được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá
hạch toán.Chênh lệch tỷ giá được hạch toán vào thu nhập hoặc chi phí tài
chính trong năm.Cuối năm,số dư các khoản mục tiền tệ và công nợ có gốc
ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày kết thúc niên độ kế toán.Chênh lệch tỷ
giá được hạch toán vào tài khoản 413-chênh lệch tỷ giá hối đoái sau đó kết
chuyển vào thu nhập hoặc chi phí hoạt động tài chính. Đầu năm sau,số dư các
tài khoản tiền và công nợ có gốc ngoại tệ lại được đánh giá lại theo tỷ giá
hạch toán,chênh lệch tỷ giá được phản ánh vào tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ
giá hối đoái.Tỷ giá hạch toán năm 2006 là : 16.000 VNĐ/USD.Tỷ giá bình
quân liên ngân hàng ngày 31/12/2006 là 16.101 VNĐ/USD.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Theo chế độ kế toán áp dụng tại
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam thì “Áp dụng thống nhất phương pháp kê
khai thường xuyên tại tất cả các đơn vị trực thuộc Tổng công ty”.Là công ty
thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nên công ty cổ phần vận tải
xăng dầu VIPCO cũng tuân theo nguyên tắc này.
Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc.Giá gốc hàng tồn kho bao
gồm chi phí mua,chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát
sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá
trị thuần có thể thực hiện được.Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán
ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi
phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Khi bán hàng hoá,thành phẩm doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi
ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hoá đó được chuyển giao cho
người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan
đến việc thanh toán tiền,chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.

Khi cung cấp dịch vụ,doanh thu được ghi nhận khi không còn yếu tố
không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm
theo.Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác
định doanh thu trong từng kỳ được thực hiện căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch
vụ tại ngày cuối kỳ.
Tiền lãi,cổ tức được ghi nhận khi Công ty có khả năng thu được lợi ích
kinh tế từ giao dịch và doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.Tiền lãi
được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất từng kỳ.Cổ tức được ghi nhận
khi cổ đông được quyền nhận cổ tức.
24
Thuế thu nhập doanh nghiệp : Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp với thuế suất 28% trên thu nhập chịu thuế.Công ty được miễn
thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi
và giảm 50% trong 02 năm tiếp theo.Trong thời gian miễn thuế Công ty được
áp dụng thuế suất 20% đối với lợi nhuận các hoạt động vận tải đường
biển,dịch vụ hàng hải.Ngoài ra,Công ty bắt đầu thực hiện niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán từ năm 2006,theo quy định tại Công văn số
11924 TC/CST ngày 20 tháng 10 năm 2004 của Bộ Tài chính,Công ty sẽ
được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp tính từ khi kết thúc thời hạn
miễn thuế.Như vậy Công ty sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong
04 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi.
Năm 2006 là năm tài chính đầu tiên Công ty hoạt động dưới hình thức
công ty cổ phần và kinh doanh có lãi.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm được dùng để tăng Quỹ
đầu tư phát triển.
Tài sản cố định hữu hình : TSCĐ được khấu hao theo phương pháp
đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính.Số năm khấu hao của các
loại tài sản cố định áp dụng tại Công ty như sau :
Loại tài sản cố định Số năm
Nhà cửa,vật kiến trúc 07 - 25

Máy móc và thiết bị 03 - 07
Phương tiện vận tải,truyền dẫn 06 - 12
Thiết bị,dụng cụ quản lý 03 - 05
Tài sản cố định vô hình :
Quyền sử dụng đất : là toàn bộ các chi phí thực tế Công ty đã chi ra có
liên quan trực tiếp tới đất sự dụng,bao gồm : tiền chi ra để có quyền sử dụng
đất,chi phí cho đền bù,giải phóng mặt bằng,san lắp mặt bằng,lệ phí trước
bạ...Quyền sử dụng đất được khấu hao trong 10 năm.
Lợi thế thương mại : được xác định khi xác định giá trị doanh nghiệp để
cổ phần hoá.Lợi thế thương mại được khấu hao trong 03 năm.
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp khá đơn giản
và chính xác, đồng thời làm công tác kế toán gọn nhẹ hơn,giảm nhẹ khối
lượng công việc kế toán mà vẫn đảm bảo tính đúng,tính đủ.
Phương pháp tính VAT : Công ty nộp Thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ.Thuế suất Thuế giá trị gia tăng như sau :
 Hoạt động vận tải quốc tế,tạm nhập tái xuất : Không chịu thuế
 Hoạt động vận tải nội địa : 5 %
 Xăng,dầu, đại lý vận tải : 10 %
25

×