Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tổ chức Kế toán tại Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.89 KB, 80 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
* * *
Trên con đường đổi mới nền kinh tế, sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước, các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về kiến thức của con người trong mọi lĩnh
vực đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế tài chính. Để đáp ứng được
nhu cầu ngáy cáng cao đố thì kế toán thực sự trở thành một môn khoa học.
Kế toán tồn tại và phát triển kéo theo sự thay đổi về hoạt động quản lý và nền sản
xuất của xã hội. Nó được coi là một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý tài chính
cả về mặt vi mô và vĩ mô, một công cụ không thể thiếu trong nền kinh tế sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Và khi nền sản xuất ngày càng phát triển như hiện nay, khi
yêu cầu về trình độ quản lý ngày càng cao hơn, kế toán càng khẳng định được vai trò
quan trọng của mình.
Trong nền kinh tế thị trường, kế toán có vai trò thể hiện cụ thể về các mặt như:
Thu thập và xử lý, cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình luân chuyển toàn bộ
tài sản trong đơn vị, giúp người quản lý theo dõi và có biện pháp khai thác sử dụng, đem
lại hiệu quả cao.
Thu thập và cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm bên ngoài đơn vị, nhằm
mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút vốn đầu tư liên doanh, liên kết, mở rộng phạm vi hoạt
động để kinh doanh có hiệu quả cao hơn, nhằm cung cấp tài liệu để kiểm tra nội bộ cũng
như phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, kế toán là một công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc
chấp hành Ngân sách nhà nước, để điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dân. Đối với
các tổ chức xi nghiệp thì kế toán là một công cụ để điều hành và quản lý các hoạt động

1
kinh tế và kiểm tra việc bảo vệ và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền
chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của các tổ chức xí nghiệp.
Để kết hợp hài hoà giữa lý thuyết với thực tiễn và để tìm hiểu rõ hơn về công tác tổ
chức kế toán sao cho có hiệu quả, em đã chọn “Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực
phẩm Bắc Giang”.


Nội dung báo cáo kiến tập bao gồm:
Phần 1: Đặc điểm tình hình chung của Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực
phẩm Bắc Giang.
Phần 2: Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực
phẩm Bắc Giang.
Phần 3: Đánh giá thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện tổ chức kế toán tại
Công ty Cổ phần chế biến nông sản thực phẩm Bắc Giang.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu, song do còn có sự hạn chế về kiến thức cũng như về thời
gian thực tâp ngắn nên báo cáo của em không tránh khỏi có những thiếu xót. Em rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anh chị trong phòng kế toán của
Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc giang để báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa.
Để hoàn thiện báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
PGS.TS Nguyễn Thị Đông và các thầy cô giáo trong khoa kế toán cũng như các anh
chị trong phòng tài chính kế toán của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Giang, tháng 08 năm 2007.
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Nhung

2
Danh mục những từ viết tắt
1. CPSX Chi phí sản xuất
2. NVL Nguyên vật liệu
3. SX Sản xuất
4. SP Sản phẩm
5. KPCĐ Kinh phí công đoàn
6. BHXH Bảo hiểm xã hội
7. BHYT Bảo hiểm y tế
8. TK Tài khoản
9. CCDC Công cụ dụng cụ

10
.
TSCĐ Tài sản cố định
11. CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
12. CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
13. CP SXC Chi phí sản xuất chung
14. CP SXDD Chi phí sản xuất dở dang
15. PX Phân xưởng
16. GTGT Giá trị gia tăng
17 TL Tiền lương

3
PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ
BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM BẮC GIANG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang tiền thân là công ty Bánh kẹo Hà Bắc được
thành lập vào tháng 7 năm 1964, dưới chế độ bao cấp nên xí nghiệp hoạt động có nhiều
hạn chế. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty đó là sản xuất các loại Bánh kẹo theo kế hoạch
của UBND Tỉnh Hà Bắc trực thuộc Công ty Thương mại Hà Bắc cũ. Sau thời kỳ xoá bỏ
bao cấp, xí nghiệp hoạt động có quy mô nhỏ, đến tháng 10 năm 1991 do sự sát nhập
Xưởng Chế biến Chè Hương, sở Thương mại Hà Bắc ra quyết định số 95/1991/QĐ-TM
đổi tên thành Xí nghiệp Chế biến Nông Sản Hà Bắc có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ
và ít đem lại hiệu quả.
Để thực hiện chủ chương chính sách của Nhà nước về việc thanh toán các rối loạn do
thiếu iôt. Ngày 18 tháng 10 năm 1996 Công ty Thương Mại ra quyết định số
485/QĐ/TM thành lập Xí nghiệp Muối iốt Hà Bắc trên cơ sở thành lập mới và sát nhập
xí nghiệp Chế biến Thực phẩm Nông sản cũ vào là một. Quá trình sản xuất và kinh
doanh muối iốt đã thực hiện tốt chủ chương chính sách của đảng và nhà nước, đồng thời
mở rộng quan hệ hợp tác giúp đỡ các cơ quan TW và địa phương.

Do yêu cầu , nhiệm vụ của Tỉnh và Sở Thương mại ngày càng lớn, đến ngày 10
tháng 12 năm 1997 NBND Tỉnh Bắc Giang với chức năng nhiệm vụ sản xuất và cung
ứng Muối cho nhân dân trong toàn Tỉnh. Là Công ty sản xuất kinh doanh theo nhu cầu
của thị trường với mục đích không vì lợi nhuận mà phục vụ nhân dân là chính.
Đến nay do cơ chế hoạt động của thị trường ngày càng phát triển, nền kinh tế của thị
trường với nhiếu thành phần khác nhau đang phát triển không ngừng và sự ra đời của

4
hàng loạt các Doanh nghiệp trẻ đầy tiềm năng khiến cho sự cạnh tranh càng trở nên gay
gắt do vậy cơ chế quản lý của Nhà nước có nhiều thay đổi. Nắm bắt kịp thời sự thay đổi
của nền kinh tế thị trường, ngày 24 tháng 12 năm 2003 UBND Tỉnh Bắc Giang ra quyết
định số 2138/QĐ-CT về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần
CB NSTP Bắc Giang. Tuy mới chuyển đổi cơ chế nhưng Công ty đang từng bước ổn
định và phát triển không ngừng.
Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang nằm trên địa phận ở trung tâm Thành phố
Bắc Giang ( Số 142 đường Thánh Thiên- phường Lê Lợi- Thành phố Bắc Giang )
Tên giao dịch của công ty: Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang.
Tên viết tắt : BA FO CO
Trụ sở giao dịch: Số 142- đường Thánh Thiên- phường Lê Lợi- Thành phố Bắc
Giang- Tỉnh Bắc Giang.
Điện thoại : 0240553838
Fax : 0240553838
Mã số thuế : 2400299099
Nghành nghề kinh doanh: Sản xuất muối iốt, sản xuất nước lọc, sản xuất băng
dính, sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Vốn điều lệ : 7.000.000.000.đ
Trong đó: Vốn của Nhà nước cấp là: 1.467.657.932 đ (chiếm 20,96%)
Vốn cổ đông: 5.532.342.068 đ (chiếm 79,04%)
Vốn cố định: 1.972.169.458 đ
Trong đó: Nhà cửa vật kiến trúc : 905.427.938 đ

Máy móc thiết bị : 965.323.920 đ
Phương tiện vận tải : 101.147.600 đ
Vốn lưu động : 5.027.830.542 đ

5
Hiện nay, Công ty có Nhà máy Chế biến Thức ăn Chăn nuôi đang đi vào hoạt động,
số vốn xây dựng nhà cửa và dây chuyền sản xuất rất lớn và đây cũng là một thế mạnh
mới của Công ty tương lai nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho Công ty. Công ty đã
thu hút vốn từ bên ngoài bằng việc phát hành cổ phiếu.
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty
1.2.1. Đặc điểm kinh doanh
Tại Công ty: Giám Đốc và Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật là người chỉ đạo, chịu
trách nhiệm trực tiếp trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Lệnh sản
xuất được Giám đốc ký và các phân xưởng sản xuất, các nhà máy, các tổ sản xuất triển
khai. Trong các phân xưởng sản xuất, các nhà máy, Giám đốc chi nhánh là người trực
tiếp quản lý công tác sản xuất tại các phân xưởng, nhà máy mình phụ trách.
Hiện nay, Công ty chủ yếu sản xuất muối I ốt, nước lọc, băng dính, sản xuất mua bán
thức ăn chăn nuôi gia xúc, kinh doanh chế biến lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, Công
ty còn mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu thức ăn gia xúc nhằm mở rộng quy mô và
mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận.
1.2.2. Phân bố nguồn lực lao động
Lao động là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của
bất kỳ một doanh nghiệp nào bởi vì lao động là một trong những người trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất cũng là một bộ phận không thể thiếu trực tiếp tham gia vào
quá trình tạo ra sản phẩm.
Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang có 130 cán bộ công nhân viên trong đó:
- Trực tiếp: 19 người.
- Gián tiếp: 111 người.
Kể từ khi công ty sản xuất muối và đầu tư dây truyền sản xuất thức ăn chăn nuôi,
công tác đào tạo bồi dưỡng được công ty chú trọng hơn. Do đó, trình độ của lực lượng

lao động kể cả trực tiếp và gián tiếp ngày càng nâng cao hơn. Cụ thể:

6
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có 13 người ở trình độ đại học, còn lại 18 người ở trình độ
cao đẳng, trung cấp.
- Lao động trực tiếp thể hiện:
TT Phân xưởng
Tổng
số
Trình độ
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5
1 Phân xưởng muối 62 6 25 15 10 6
2 Phân xưởng nước 7 1 6
3 Phân xưởng sx băng dính 7 1 6
4 Nhà máy sx TĂCN 35 4 10 21
- Phân theo trình độ đào tạo:
TT Phân xưởng
Tổng
số
Trình độ
Trên ĐH ĐH CĐ, TC
Chưa
đào tạo
1 Ban giám đốc 3 3
2 Phòng kế toán, thống kê 4 4
3 Phòng tổ chức hành chính 4 2 2
4 Phòng nghiệp vụ KD 4 2 2
5 Xí nghiệp sản xuất muối 65 3 62
6 Nhà máy sản xuất TĂCN 43 3 7 33
7 Các chi nhánh 7 3 4

Tổng 130 14 17 99
Việc phân công bố trí sắp xếp lao động sao cho phù hợp với trình độ khả năng của
từng người là yếu tố rất quan trọng có tác động đến năng suất lao động và kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty.
1.2.3. Tổ chức sản xuất
* Kết cấu sản xuất
• Sản phẩm chính bao gồm:

7
- Muối iốt, tinh, thô; thức ăn chăn gia xúc, gia cầm các loại.
- Nước lọc tinh khiết bình và chai; băng dính các loại.
• Sản phẩm phụ bao gồm: Bột canh iốt, nước mắm iốt.
• Sản phẩm phụ trợ: Hơi nước để làm chín SP thức ăn chăn nuôi và sấy khô SP…
• Sản phẩm phụ thuộc: Bao bì PP, bao bì PE để đóng gói sản phẩm muối iốt, thức ăn
chăn nuôi, hộp carton để đóng thùng băng dính.
* Loại hình sản xuất
• Sản xuất hàng loạt loại vừa và nhỏ, sản xuất giai đoạn.
• Dây truyền công nghệ sản xuất theo dây truyền.
1.2.4. Quy trình sản xuất kinh doanh chính của Công ty
Sơ đồ 1.1- Quy trình sản xuất muối iốt
Sơ đồ 1.2- Quy trình sản xuất băng dính

Muối nguyên
liệu qua hệ
thống sàng
lọc rửa
Hệ thống
phun nước
và nghiền
Hệ thống bể

lọc và vật lý
tâm
Hệ thống tự
động phun
trộn iốt
Kiểm tra
chất lượng
iốt
Đóng túi
sản phẩm
Kiểm tra
chất lượng
sản phẩm
Nhập kho
thành phẩmTiêu thụ
Nhập
nguyên
liệu
Kiểm tra
Máy sẻ và
cuộn
Tháo lắp
đầu lõi
Kiểm tra
sản phẩm
Nhập kho
sản phẩmTiêu thụ
Lắp đặt
8


Sơ đồ 1.3- Quy trình sản xuất nước tinh khiết
Sơ đồ 1.4- Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Nước
nguyên liệu
Xử lý lọc
trao đổi ion
Lọc khoáng
bẩn 0.005
Lọc khoáng
bẩn 0.005 Thanh
dùng
Thành
phẩm nước
sạch
Kiểm tra
sản phẩm
Nhập kho
thành phẩm
Đóng chai,
đóng bình
Nguyên vật
liệu chính
Hệ thống
nghiền nhỏ
Hệ thống
phối trộn
Hệ thống gia cố nhiệt làm
chín sản phẩm, sấy khô
Hệ thống ép viên

(Thức ăn đậm đặc)
Đóng bao
sản phẩm
Kiểm tra
chất lượng
sản phẩm
Nhập kho
thành phẩm
9
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
1.3.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần CB NSTP Bắc Giang được tổ chức theo cơ chế
trực tuyến từ trên xuống dưới. Đứng đầu Công ty là Giám đốc, sau là Phó Giám đốc,
bên dưới là các hệ thống phòng ban của Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty Cổ
phần CB NSTP Bắc Giang thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.5- Cơ cấu bộ máy quản lý tại Công ty

Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc
10
* Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty
• Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, có toàn quyền quyết định các vấn đề của
Công ty mà phù hợp với pháp luật
• Ban kiểm soát:
Là tổ chức thay mặt các cổ đông kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tài
chính và điều hành của Công ty, có trách nhiệm kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo
quyết toán tài chính… để trình hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông thường niên,
mọi chi phí của ban kiểm soát được tính vào chi phí quản lý của Công ty.

• Ban giám đốc: (gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc).
- Giám đốc: Là người do hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc là đại
diện pháp luật của Công ty trong mọi hoạt động giao dịch; là người chỉ đạo, xây dựng
các hoạt động sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng kế toán, hợp đồng lao động…

Phó giám đốc kinh
doanh
Phó giám đốc kỹ
thuật sản xuất
Phòng
nghiệp
vụ
kinh
doanh
Phòng
mark-
eting
tiêu
thụ
Các
chi
nhánh
cung
cấp SP
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng

kế
toán
thống

NM SX
muối iốt,
nước lọc
và băng
dính
Nhà
máy
sản
xuất
TĂCN
11
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc một phần công việc và thay mặt
giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước hội
đồng quản trị và Giám đốc về việc làm của mình; là người quản lý hỗ trợ công tác cải
tiến, sáng kiến kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất, xây dựng, kiểm tra các quy trình về
công tác tổ chức và an toàn lao động…
• Phòng kế toán:
Có nhiệm vụ: Tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về quản lý tài chính, tài sản Công
ty đúng quy định trong pháp lệnh kế toán thống kê; Lập dự trù kế hoạch tài chính hàng
tháng, quý, năm theo quy định của Công ty có trách nhiệm xây dựng, trình đăng ký kế
hoạch hàng năm; Lập báo cáo kế toán tài chính hàng tháng, quý, năm theo quy định của
Công ty…
• Phòng tổ chức hành chính: (gồm có 4 người)
Nhiệm vụ: Tham mưu giúp Giám đốc thực hiện công tác tổ chức hành chính, lao
động, tiền lương, xây dựng và sửa chữa nhà xưởng; Để xuất các biện pháp tổ chức quản
lý và sản xuất, mua sắm các thiết bị văn phòng và lao động, mua bảo hiểm lao động cho

công nhân viên…; Thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lý các con dấu, theo dõi các
quy định của Công ty và Nhà nước, điều hành tổ nhà ăn, tổ bảo vệ, cung cấp thông tin
về sự vận động của tài sản và nguồn vốn cho nhà quản lý…
• Phòng nghiệp vụ kinh doanh: (gồm 4 người).
Phòng nghiệp vụ kinh doanh tham mưu giúp Giám đốc xây dựng và đôn đốc các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, đề ra các dự thảo, kế hoạch về sản xuất kinh doanh, tìm
kiếm thị trường tiêu thụ…
• Xí nghiệp sản xuất muối iốt:
Là nơi bảo quản và quản lý các NVL, thành phẩm; tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý,
đáp ứng đủ yêu cầu của Công ty đặt ra.
• Phân xưởng sản xuất nước lọc và băng dính:

12
Là nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của phân xưởng mình, bảo quản, trông nom
nhà xưởng, bảo quản an toàn và bố trí hợp lý, đáp ứng đúng số lượng, chất lượng và thời
gian tạo ra sản phẩm.
• Các chi nhánh:
Là nơi cung cấp hàng hoá của Công ty, chịu trách nhiệm bảo quản và bán hàng hoá
của Công ty làm sao để Công ty thu được lợi nhuận cao nhất, đảm bảo vốn thu hồi
nhanh nhất.
• Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi:
Đáp ứng về yêu cầu TACN ngày càng lớn của thị trường nhà máy có nhiệm vụ sản
xuất TACN cung ứng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu càng lớn của người chăn nuôi.
1.3.2. Chính sách quản lý
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty luôn đảm bảo cho các cán bộ công nhân
viên trong có việc làm và thu nhập ổn định, quan tâm kịp thời đến đời sống của họ. Để
thích ứng với nền kinh tế thị trường, Công ty không ngừng nâng cao năng lực quản lý
cũng như hoạt động tổ chức kinh doanh nhằm nâng cao uy tín đối với khách hàng, nâng
cao vị thế của công ty trên thị trường. Trước mỗi kỳ kinh doanh, Công ty xây dựng kế

hoạch sản xuất, tiêu thụ rõ ràng, đồng thời có các biện pháp cụ thể để thích ứng kịp thời
với tình hình biến động về giá cả, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

13
PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CB NSTP BẮC GIANG
2.1. Bộ máy kế toán
2.1.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Theo quy chế quy định hiện nay, có 3 hình thức kế toán: Hình thức tổ chức bộ máy
kế toán tập trung, hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán, và hình thức tổ chức bộ
máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán.
Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang có tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế
toán tập trung để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh.
Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán trong Công ty được tiến hành tập trung
ở phòng tài chính kế toán. Các tổ sản xuất không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ
theo dõi kiểm tra công tác hạch toán ban đầu thu thập, ghi chép vào các sổ sách nghiệp
vụ kinh tế phát sinh tại các tổ sản xuất.

14
Sơ đồ2.1- hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung

Kế toán trưởng
Bộ phận
kế toán
TSCĐ và
đầu tư
ngắn hạn
Bộ phận
kế toán

vật tư,
hàng hoá,
chi phí
SX và
tính giá
thành sản
phẩm
Bộ phận
kế toán
lương và
các khoản
trích theo
lương
Bộ phận
kế toán
nguồn
vốn, tiền,
xác định
kết quả
kinh
doanh
Bộ phận
kiểm tra
tổng hợp
và kiểm
tra
Bộ
phận
tài
chính

Các nhân viên kinh
tế ở đơn vị trực thuộc
15
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Sơ đồ 2.2- Bộ máy kế toán của Công ty
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán trong phòng tài chính kế toán
của Công ty
• Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, là
người quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong phòng tài chính kế toán. Nhiệm vụ của
kế toán trưởng là tổ chức điều hành công tác tài chính của Công ty, giám sát nhân viên
của Công ty với nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty đảm bảo gọn nhẹ, hoạt
động có hiệu quả, lập các chứng từ phát sinh; kiểm kê kho, kiểm kê quỹ và đánh giá tài
sản, thực hiện ký duyệt các chứng từ kế toán và lập báo cáo quyết toán.
• Kế toán tổng hợp:
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tài sản của các phần hành kế toán khác,viết
phiếu nhập, phiếu xuất,lập các chứng từ ghi sổ,sổ đăng ký chứng từ. Kế toán tổng hợp
làm nhiệm vụ của kế toán NVL, TSCĐ, Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm…
• Kế toán tiền mặt và tiền gửi:

Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế toán
tiền mặt
và tiền
gửi
Kế toán

thanh
toán

tạm ứng
Thủ
quỹ
16
Có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ, thu tục thu chi tiền mặt, thanh toán với Ngân hàng
và ngân sách nhà nước.
• Kế toán thanh toán:
Là người theo dõi công nợ của Công ty, các khoản phải thu, phải trả, phải nộp cho
Nhà nước và quá trình đã thu đã nộp như thế nào.
• Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ theo dõi tiền mặt của Công ty.
Như vậy bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác
kế toán trong phạm vi toàn Công ty giúp ban Giám Đốc tổ chức công tác thông tin kinh
tế và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong
Công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu chế độ kế toán và chế độ quản lý kinh
tế tài chính.
2.2. Các chính sách kế toán Công ty đang áp dụng
2.2.1. Chế độ kế toán
Áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính.
2.2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán hiện hành
2.2.2.1. Chế độ chứng từ kế toán
• Mẫu chứng từ kế toán:
Công ty sử dụng chứng từ theo mẫu chứng từ kế toán được Bộ tài chính quy định
• Lập chứng từ kế toán:
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh đều
được lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài

chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán đầy đủ các chỉ tiêu, rõ ràng, trung thực với
nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
• Ký chứng từ kế toán:

17
Mọi chứng từ kế toán đều có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Tất
cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều ký bằng bút bi hoặc bút mực, chữ ký trên chứng
từ kế toán dùng để chi tiền được ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của
luôn đảm bảo chữ ký lần sau khớp với chữ ký các lần trước đó.
• Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc
doanh nghiệp ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên
chứng từ kế toán;
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng
từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
2.2.2.2. Chế độ tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản
cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán
theo quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hệ thống tài khoản kế toán Công ty đang áp dụng có các loại tài khoản sau:
- Loại TK 1: Tài sản ngắn hạn (gồm các TK có số hiệu từ 111 đến 161).
- Loại TK 2: Tài sản dài hạn (gồm các TK có số hiệu từ 211 đến 244).
- Loại TK 3: Nợ phải trả (gồm các TK có số hiệu từ 311 đến 352).

- Loại TK 4: Vốn chủ sở hữu (gồm các TK có số hiệu từ 411 đến 466).

18
- Loại TK 5: Doanh thu (gồm các TK có số hiệu từ 511 đến 532).
- Loại TK 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh (gồm các TK có số hiệu từ 611 đến 642).
- Loại TK 7: Thu nhập khác (gồm TK có số hiệu 711).
- Loại TK 8: Chi phí khác (gồm TK có số hiệu 811).
- Loại TK 9: Xác định kết quả kinh doanh (gồm TK có số hiệu 911).
- Loại TK 0: Tài khoản ngoài bảng (gồm các TK có số hiệu từ 001 đến 008).
2.2.2.3. Đặc điểm vận dụng sổ kế toán
Theo chế độ kế toán quy định đối với các đơn vị SXKD tồn tại 4 hình thức kế toán:
+ Hình thức Nhật ký sổ cái.
+ Hình thức Nhật ký chung.
+ Hình thức Nhật ký chứng từ.
+ Hình thức chứng từ ghi sổ.
Để phù hợp với đặc điểm, quy mô hoạt động, phù hợp với khả năng trình độ của đội
ngũ cán bộ kế toán, Công ty Cổ phần CB NSTP Bắc Giang lựa chọn hình thức Nhật ký
chứng từ để ghi chép các nghiệp vụ tài chính phát sinh. Hình thức ghi sổ này vừa tuân
thủ các chế độ kế toán tài chính do bộ tài chính phát hành, vừa vận dụng linh hoạt với
tình hình thực tế của Công ty.
Với hình thức tổ chức là Nhật ký chứng từ, các sổ sách kế toán sử dụng đều là những
sổ theo mẫu quy định, bao gồm:
- Sổ kế toán tổng hợp.
- Sổ theo dõi bán hàng, sổ theo dõi công nợ.
- Sổ theo dõi tiền vay, tiền gửi ngân hàng.
- Sổ chi tiết kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm.
- Sổ theo dõi các khoản tiền thuế đầu ra, thuế đầu vào.
- Các bảng kê: Bảng kê giá thành, bảng kê nguyên vật liệu.
- Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3.


19
- Sổ cái TK 111, 112, 211, 331,152, 153, 621, 622, 154…
Sơ đồ 2.3- Quá trình kế toán tại Công ty cổ phần CB NSTP Bắc Giang
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu:
2.2.2.4. Hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính mà Công ty áp dung là báo cáo tài chính giữa liên độ.
Các loại báo cáo tài chính mà Công ty lập và trình bày bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Dưới đây là một số báo cáo tài chính của Công ty trong quý II năm 2007:

Chứng từ kế toán và các bảng phân
bổ
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Sổ, thẻ kế
toán chi tiêt
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Các
bảng kê
Báo cáo tài chính
20
Đơn vị Mẫu số: B01 – DN
CÔNG TY CP CB NSTP BẮC GIANG

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 30 tháng 06 năm 2007
Đơn vị tính: VNĐ
TÀI SẢN MÃ SỐ SỐ TIỀN NGUỒN VỐN MÃ SỐ SỐ TIỀN
1 2 3 4 5 6
A- TS LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 100 18.645.439.959 A- NỢ PHẢI TRẢ 300 35.874.170.511
I- TIỀN 110 159.831.467 I- NỢ NGẮN HẠN 310 24.610.341.688
1- Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 111 127.704.343 1- Vay ngắn hạn 311 15.664.604.474
2- Tiền gửi ngân hàng 112 32.127.124 2- Nợ dài hạn đến hạn trả 312 -
3- Tiền đang chuyển 113 3- Phải trả cho người bán 313 8.666.977.548
II- CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TC NGẮN HẠN 120 4- Người mua trả tiền trước 314
1- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 5- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 315 (9.000.000)
2- Đầu tư ngắn hạn khác 128 6- Phải trả công nhân viên 316 (174.607.902)
3- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 129 7- Thuế TNDN + thuế khác 317 83.504.854
III- CÁC KHOẢN PHẢI THU 130 5.961.216.713 8- Các khoản phải trả, phải nộp khác 318 378.862.714
1- Phải thu của khách hàng 131 5.439.088.199 II- NỢ DÀI HẠN 320 11.255.469.781
2- Trả trước cho người bán 132 1- Vay dài hạn 321 11.135.000.000
3- Thuế GTGT được khấu trừ 133 2- Nợ dài hạn 322 120.469.781
4- Phải thu nội bộ 134 III- NỢ KHÁC 330 8.359.042
- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 1- Chi phí phải trả 331 8.359.042
- Phải thu nội bộ khác 136 2-Tài sản thừa chờ xử lý 332
5- Các khoản phải thu khác 138 522.128.514 3- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333
6- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 4.960.131.260
IV- HÀNG TỒN KHO 140 9.833.206.683 I- NGUỒN VỐN - QUỸ 410 4.955.160.106

21
1 2 3 4 5 6
1- Hàng mua đang đi đường 141 1- Nguồn vốn kinh doanh 411 4.939.107.932
2- Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 6.797.864.865 2- Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412
3- Công cụ, dụng cụ trong kho 143 367.795.794 3- Chênh lệch tỷ giá 413

4- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 144 4- Quỹ đầu tư phát triển 414 6.213.942
5- Thành phẩm tồn kho 145 2.642.143.188 5- Quỹ dự phòng tài chính 415 1.242.788
6- Hàng hoá tồn kho 146 25.402.836 6- Lãi chưa phân phối 416 8.595.444
7- Hàng gửi đi bán 147 7- Quỹ khen thưởng, phúc lợi 417
8- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 8- Nguồn vốn đầu tư XDCB 418
V- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC 150 2.691.185.096 II- NGUỒN KINH PHÍ, QUỸ KHÁC 420 4.971.154
1- Tạm ứng 151 673.401.460 1- Nguồn trợ cấp mất việc làm 421 621.394
2- Chi phí khác (Chi phí phải trả) 152 13.045.800 2- Quỹ khen thưởng phúc lợi 422 4.349.760
3- Chi phí chờ kết chuyển 153 1.986.137.836 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 423
4- Tài sản thiếu chờ xử lý 154 18.600.000 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424
5- Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 155 3- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 425
VI- CHI SỰ NGHIỆP 160 -
1- Chi sự nghiệp năm trước 161
2- Chi sự nghiệp năm nay 162
B- TSCĐ VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 200 22.188.861.812
I- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 210 19.252.504.261
1- TSCĐ hữu hình 211 18.486.909.100
- Nguyên giá 212 20.101.633.563
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (1.614.724.463)
2- TSCĐ thuê tài chính 214 753.595.161
- Nguyên giá 215 753.595.161
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216
3- TSCĐ vô hình 217 12.000.000
- Nguyên giá 218 12.000.000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 219
1 2 3 4 5 6

22
II- CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN 220 50.000.000
1- Đầu tư chứng khoán dài hạn (cổ phiếu) 221 50.000.000

2- Góp vốn liên doanh 222
3- Các khoản đầu tư dài hạn khác 228 -
4- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229
III- CHI PHÍ XÂY DỰNG DỞ DANG 230 2.886.357.551
IV- CÁC KHOẢN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN 240
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 40.834.301.771 TỔN CỘNG NGUỒN VỐN 430 40.834.301.771
Ghi chú: số liệu các chỉ tiêu trên có dấu (*) được ghi bằng dấu âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) hoặc ghi đỏ.
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU sỐ TIỀN
1- Tài sản thuê ngoài 753.595.161
2- Vật tư, hàng hoá nhận bán hộ, nhận gia công -
3- Hàng hoá nhận giữ hộ (Iốt) 31.257.175
4- Nợ khó đòi đã xử lý
5- Ngoại tệ các loại
6- Nguồn khấu hao cơ bản hiện có 473.874.033
Cộng 1.258.726.369
Lập biểu ngày 15 tháng 07 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

23
Đơn vị Mẫu số: B01 -DN
CÔNG TY CP CB NSTP BẮC GIANG
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Quý II năm 2007 Đơn vị:
VNĐ
CHỈ TIÊU

số
Quý trước Quý này

Luỹ kế từ đầu
năm
- Tổng doanh thu 01 7.250.952.280 4.992.081.177 24.612.734.023
Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 02 -
- Các khoản giảm trừ (04+05+06+07) 03 168.092.368 66.752.000 479.609.844
+ Chiết khấu 04 168.092.368 66.752.000 479.609.844
+ Giảm giá 05 -
+ Giá trị hàng bán bị trả lại 06 -
+ Thuế TTĐB, thuế XK phải nộp 07 -
1 Doanh thu thuần (01-03) 10 7.082.859.912 4.925.329.177 24.133.124.179
2 Giá vốn hàng bán 11 6.288.028.838 4.334.339.786 21.125.047.924
3 Lợi nhuận gộp(10-11) 20 794.831.074 590.998.391 3.008.076.255
4 Chi phí bán hàng 21 444.831.307 307.164.450 2.000.424.740
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 180.366.508 141.706.496 627.593.456
6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh {20-(21+22)}
30 169.633.259 142.127.445 380.058.059
- Thu nhập hoạt động tài chính 31 66.492 - 16.287.102
- Chi phí hoạt động tài chính 32 172.515.066 110.694.028 290.486.094
7
Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài
chính (31-32)
40 172.448.574 110.694.028 274.198.992
- Các khoản thu nhập bất thường 41 50.577.479 50.577.479
- Chi phí bất thường 42 50.000.000 50.000.000
8 Lợi nhuận bất thường (41-42) 50 - 577.479 577.479
9 Tổng LN trước thuế (30+40+50) 60 2.815.315 32.010.896 106.436.546
10
Thuế thu nhập doanh nghiệp + thuế

khác phải nộp
70 - - -
11 Lợi nhuận sau thuế (60-70) 80 2.815.315 32.010.896 106.436.546
Lập biểu ngày 15 tháng 07 năm 2007.
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

24
CTY CP CB NSTP BẮC GIANG Mẫu số: B09-DN
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Quý II năm 2007
1- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1.1- Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần.
1.2- Hình thức hoạt động: hoạt động sản xuất và cung ứng muối iốt + xuất nhập
khẩu. Sản xuất thức ăn chăn nuôi.
1.3- Tổng số cán bộ công nhân viên: 130 lao động.
Trong đó: Nhân viên quản lý: 47 lao động.
2- Chính sách kế toán:
2.1- Niên độ kế toán (bắt đâu, kết thúc): Từ 01/03/2007 đến 30/06/2007.
2.2- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển
đổi các đồng tiền khác: Việt nam đồng.
2.3- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.
2.4- Phương pháp kế toán tài sản cố định:
- Nguyênt ắc đánh giá tài sản: Giá trị ghi sổ.
- Phương pháp khấu hao áp dụng trong các trường hợp khấu hao đặc biệt:
2.5- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Thực tế đích danh.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
2.6- Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự
phòng:

2.7- Tính thuế GTGT phải nộp: Theo phương pháp khấu trừ thuế.

25

×