4.5.3. Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của
học sinh
Hoạt động 8. TÌM HIỂU NHÓM CÁC PHưƠNG PHÁP KÍCH THÍCH HOẠT
ĐỘNG VÀ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI ỨNG XỬ TRONG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Thời gian : 15 phút
Nhiệm vụ
Bạn hãy đọc thông tin cơ bản đưới đây, sau đó thực hiện các yêu cầu :
- Giải thích khái niệm về các phương pháp khuyến khích, trách phạt trong giáo dục
đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Cùng trao đổi để rút ra một số điều cần lưu ý khi vận dụng các phương pháp đó.
Thông tin cơ bản
Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử trong
giáo dục đạo đức cho học sinh thực hiện chức năng kích thích, điều chỉnh hành vi
hoạt động của học sinh, tức là củng cố, khích lệ, động viên, đồng tình (đối với
những hành vi và việc làm tốt) hay ngược lại - chê trách, nhắc nhở, cấm đoán, trách
phạt (đối với các hành vi, việc làm chưa tốt). Nhờ đó, giáo viên có thể phát huy
được những mặt tốt, tích cực và hạn chế được những yếu tố chưa tốt, tiêu cực ở học
sinh. Ngoài ra, qua đây giáo viên còn có thể hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn
đối với bản thân, đối với người và công việc khác. Các phương pháp cụ thể của
nhóm này là khuyến khích, trách phạt.
a) Phương pháp khuyến khích
Khuyến khích là một phương pháp giáo viên biểu thị sự đánh giá tích cực đối với
hoạt động và hành vi ứng xử của cá nhân học sinh hay của nhóm tập thể học sinh.
Khuyến khích là cách tạo dư luận xã hội tích cực, đồng tình, khích lệ, ủng hộ hành
vi đúng đắn.
Tác dụng của khuyến khích là ở chỗ, khi đánh giá tích cực, các em có được cảm
giác hài lòng, phấn khởi, tự tin vào năng lực của mình và từ đó, mong muốn cố
gắng tiếp tục thực hiện tốt ho
ạt động, hành vi đó.
Đối với học sinh tiểu học, phương pháp này rất có hiệu quả vì các em nhạy cảm đối
với các đánh giá của giáo viên - qua lời khen, động viên của thầy cô giáo, học sinh
hiểu được rằng những việc làm tương tự là tốt, là đáng khen và đánh giá đó sẽ trở
thành chỗ dựa để các em thực hiện những hành động tương tự. Hơn nữa, cũng như
các lứa tuổi khác, học sinh tiểu học rất thích được khen, đặc biệt là từ phía người
lớn.
Các hình thức biểu thị phương pháp khuyến khích là : đồng tình, ủng hộ, khen ngợi,
biểu dương, khen thưởng,
Khi sử dụng phương pháp khuyến khích đối với học sinh, giáo viên cần bảo đảm
các yêu cầu sau :
- Cần khuyến khích không chỉ đạt được kết quả mà cả động cơ, thái độ, sự cố gắng
vượt khó, sự sáng tạo trong công việc, trong thực hiện hành vi.
- Việc đánh giá phải công minh, đúng lúc, kịp thời, tránh hiện tượng thiên vị hay
chỉ dành liên tục cho một số em nào đó.
- Cần đặc biệt khuyến khích những em nhút nhát, rụt rè, những em chậm tiến.
- Không nên quá lạm dụng việc khuyến khích.
Một trong những biện pháp quan trọng của khuyến khích là tạo dư luận tập thể lành
mạnh, khi các em biết ủng hộ, tán thành, khen ngợi việc làm tốt, hành vi tích cực
của các bạn.
b) Phương pháp trách phạt
Trách phạt là phương pháp giáo viên biểu thị sự đánh giá tiêu cực những hành
động, hành vi sai trái của học sinh không phù hợp các chuẩn mực hành vi xã hội,
quy tắc tập thể. Trách phạt là cách tạo dư luận xã hội không đồng tình, ủng hộ việc
làm, hành vi sai trái.
Tác dụng giáo dục của trách phạt là ở chỗ, nhờ có đánh giá của giáo viên
mà học sinh thấy sai trái, lỗi lầm của mình và từ đó, các em sẽ thay đổi
hành vi, cách thực hiện sao cho phù hợp.
Việc trách phạt cần đi kèm với việc phân tích nguyên nhân và tính đến điều kiện
nảy sinh hành vi đó cũng như mức độ phổ biến của hành vi. Việc phân tích như vậy
giúp đánh giá việc vi phạm lỗi của trẻ khách quan hơn và có tác động hợp lí giúp
chúng từ bỏ hành vi ấy. Trong những trường hợp vi phạm nội quy, kỉ luật không cố
ý thì giáo viên chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng hay trao đổi trực tiếp với học sinh là đủ.
Các hình thức biểu thị trách phạt là : nhắc nhở, chê, trách, phê bình, trừng phạt,
Khi sử dụng phương pháp trách phạt, cần chú ý :
- Tránh việc trách phạt tập thể, tránh trách phạt trong những trường hợp nghi vấn
(chưa có chứng cứ rõ ràng), vì dễ tạo nên sự chống đối. Khi một nhóm có lỗi, nên
phạt em chịu trách nhiệm chính.
- Việc trách phạt phải chính xác, khách quan, công bằng, được tập thể học sinh ủng
hộ.
- Tôn trọng nhân cách của học sinh, không được gây ra ở trẻ sự đau khổ về
thể xác và tinh thần.
- Không nên trách phạt quá nhiều, quá “liều” (vượt quá giới hạn quyền hạn cho
phép theo điều lệ của nhà trường tiểu học)
Khi trách phạt, có thể sử dụng dư luận tập thể để các em nhắc nhở phê bình bạn và
giúp bạn sửa chữa. Tuy nhiên không nên tổ chức riêng cho buổi sinh hoạt tập thể để
phê bình một em nào đó.
4.5.4. Nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức
Hoạt động 9. TÌM HIỂU NHÓM CÁC PHưƠNG PHÁP KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Thời gian : 20 phút
Nhiệm vụ
Bạn hãy đọc thông tin cơ bản đưới đây, sau đó thực hiện các yêu cầu :
- Giải thích khái niệm về các phương pháp quan sát, thực nghiệm tự nhiên, đàm
thoại,
an-két trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Cùng trao đổi, rút ra kết luận sư phạm về việc vận dụng các phương pháp giáo dục đạo
đức đã nghiên cứu ở trên.
Thông tin cơ bản
Việc hoàn thiện quá trình giáo dục đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá khách
quan quá trình giáo dục nói chung và kết quả của nó nói riêng để làm rõ chất lượng,
hiệu quả giáo dục, để nắm vững ưu điểm và những hạn chế của nó. Trên cơ sở đó, nhà
giáo dục lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp. Nhóm này có
các phương pháp như : quan sát, thực nghiệm tự nhiên, đàm thoại, an-két .
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục là nhân tố quan trọng nhằm xác định công
tác giáo dục có đạt mục đích hay không. Ở đây, đòi hỏi việc đánh giá phải toàn diện
(cả ý thức, thái độ, động cơ, hành vi, ) đánh giá mọi lúc, mọi nơi (ở trường, ở nhà,
ngoài xã hội), qua các hoạt động khác nhau (học tập, vui chơi, lao động, công tác
xã hội, ). Thước đo cơ bản của đánh giá là việc làm, hành vi c
ủa các em, sự tham
gia của chúng vào các hoạt động xã hội chứ không phải lời nói, lời hứa.
Khi đánh giá, cần dựa vào nội quy dành cho học sinh, điều lệ Sao nhi đồng, Đội
thiếu niên, yêu cầu của tập thể, các chuẩn mực đạo đức xã hội và tuân thủ nguyên
tắc : chính xác, khách quan, công bằng, tôn trọng nhân cách của học sinh.
a) Phương pháp quan sát
Nhân cách con người thể hiện trước hết ở sự tham gia vào các công việc, các hoạt
động và các mối quan hệ khác nhau. Vì vậy cần quan sát học sinh khi chúng hoạt
động, giao tiếp với người khác. Nhờ quan sát, có thể phát hiện kĩ năng, hành vi, thái
độ, của các em. Hoạt động càng tích cực, giao tiếp càng đa dạng thì mức độ đạt
được giáo dục của trẻ càng thể hiện rõ nét.
b) Phương pháp thực nghiệm tự nhiên
Phương pháp này cho phép nghiên cứu học sinh trong những điều kiện được tổ
chức đặc
biệt - học sinh được đưa vào các hoạt động và các mối quan hệ nào đó. Trong điều
kiện đó, học sinh bộc lộ thái độ, kĩ năng, hành vi của bản thân một cách tự nhiên.
Dựa vào mức độ tham gia, kết quả đạt được mà giáo viên có thể ghi nhận kết quả
giáo dục của học sinh.
c) Phương pháp đàm thoại
Qua trò chuyện, trao đổi với cha mẹ học sinh, bạn bè của chúng, trực tiếp với các
em, giáo viên có thể biết được ý thức, thái độ, động cơ, hành vi, thói quen của
chúng không chỉ ở trường, ở nhà mà cả ngoài xã hội. Đặc biệt cha mẹ là người hiểu
rõ con mình hơn ai hết, cho nên việc trao đổi một cách chân tình, tin cậy lẫn nhau
giữa giáo viên và cha mẹ học sinh về mọi mặt đời sống, học tập, rèn luyện của trẻ
mang lại cho giáo viên nhiều thông tin chính xác về học sinh.
d) Phương pháp an-két
Nhờ phương pháp an-két, qua việc học sinh trả lời hàng loạt các câu hỏi, giáo viên
có thể nắm bắt được ở trẻ các khái niệm, biểu tượng đạo đức, thẩm mĩ, thái độ,
hứng thú hay
xu hướng hành vi của các em.
Ngoài các phương pháp trên, có thể vận dụng các phương pháp khác như : nghiên
cứu kết quả hoạt động của học sinh, nghiên cứu các điều kiện sống và giáo dục của
trẻ em, khái quát các thông tin về trẻ em,
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp vấn đáp - trắc nghiệm để đánh giá.
Mỗi phương pháp trong hệ thống phương pháp giáo dục đạo đức đều góp phần thúc
đẩy hoạt động tự giáo dục của học sinh. Không có phương pháp nào vạn năng, nên
khi vận dụng các phương pháp cần chú ý :
- Bảo đảm sự thống nhất giữa ý thức đạo đức với hành động đạo đức, giữa mục
đích,
thái độ, động cơ và phương tiện ; giữa lí trí và tình cảm.
- Kích thích tính tích cực chủ động nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện thói quen đúng chuẩn
mực.
- Tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện, khẳng định và học tập lẫn nhau.
- Phát triển tính độc lập, khả năng tự quản (thông qua hoạt động Đội thiếu niên, Sao
nhi đồng ) và lôi cuốn học sinh vào hoạt động thực tiễn.
- Vận dụng phương pháp phù hợp điều kiện thực tế.
4.5.5. Thực hành vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
Hoạt động 10. VẬN DỤNG CÁC PHưƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ĐỂ NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG THỰC TIỄN GIÁO DỤC HIỆN NAY
Thời gian : 45 phút.
Nhiệm vụ
* Thảo luận, nhận xét về việc sử dụng phương pháp giáo dục trong các tình huống
sau :
- Giáo viên H đã bắt học sinh ngồi dưới đất để ghi bài, vì em học sinh đó quên vở
bài tập ở nhà.
- Giáo viên N đã đề nghị khen thưởng một học sinh cá biệt, có cố gắng, tiến bộ.
- Học sinh X (lớp 5) có bố nghiện ma tuý. Một số học sinh khác trong lớp biết
chuyện
xì xào và xa lánh X. Giáo viên chủ nhiệm thấy vậ
y, đã gợi ý với mẹ X nên chuyển
trường cho X về quê ngoại .
* Bạn hãy đưa ra phương pháp và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong
hai trường
hợp sau :
a) Thiếu tự giác trong học tập (không thuộc bài, không làm đủ bài).
b) Hay đánh nhau với bạn.
Để giải quyết tình huống này bạn cần tham khảo thêm quyền được bảo vệ, quyền
được tham gia của trẻ em theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
Đánh giá hoạt động 5, 6, 7, 8, 9, 10
Câu 1 : Bằng hiểu biết của mình, bạn hãy giải thích quan điểm : “Giáo dục đạo đức
là một quá trình tác động biện chứng giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục”.
Câu 2 : Triển khai kế hoạch giáo dục theo chủ điểm 22-12, với chủ đề “Đền ơn dáp
nghĩa”. Trong tiết Đạo đức đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A đã phân công ba
em học sinh bị phạt vì đi học muộn
đến giúp đỡ gia đình một chú thương binh
nặng.
Bạn hãy nhận xét việc làm của giáo viên chủ nhiệm lớp 4A.
Thông tin phản hồi cho các hoạt động
Hoạt động 1
Câu 1 : Vai trò của giáo dục đạo đức : Đạo đức là cái gốc trong nhân cách của con
người , được hình thành bằng con đường giáo dục và tự giáo dục. Nhờ giáo dục đạo
đức con người biết cư xử đúng chuẩn mực, hợp đạo lí trong các mối quan hệ xã hội,
trau dồi được các phẩm chất tốt đẹp, không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
Câu 2 : Đáp án c.
Đó là ý kiến phiến diện. Cần khẳng định : Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm
vụ chính trị hàng đầu của các nhà trường nói chung, trường tiểu học vói riêng. Giáo
dục đạo đức là một mặt quan trọng trong giáo dục toàn diện của nhà trường, giúp
học sinh hình thành thói quen, kĩ năng hành vi phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã
hội, góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.
Câu 3 : Đáp án b.
Hoạt động 2
Câu 1 : Phải giáo dục đạo đức cho học sinh vì :
- Ý thức, tình cảm, kĩ năng đạo đức không tự có, nó được hình thành trong và bằng
con đường giáo dục, tự giáo dục.
- Thông qua giáo dục đạo đức, hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu về đạo đức :
có hiểu biết sơ đẳng, đơn giản ; có xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức ; có kĩ năng
và thói quen hành vi đúng chuẩn mực để nhận thức đúng, sai, học tập và làm theo
cái đúng, cái tốt.
- Đặt nền móng cho học sinh học tiếp môn Giáo dục công dân ở trường trung học
cơ sở.
- Giúp học sinh rèn luyện bản lĩnh đạo đức, chống lại sự xâm nhập của các tiêu cực
và
tệ nạn xã hội.
Câu 2 : Đáp án a, c, d.
Câu 3 : Theo ý kiến của nhiều nhà giáo dục hiện nay, khi thực hiện nhiệm vụ giáo
dục
đạo đức cho học sinh cần quan tâm đến các vấn đề :
- Trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, sơ giản phù hợp với đặc điểm
sinh -
tâm lí lứa tuổi của các em.
- Đảm bảo học đi đôi với hành.
- Giúp học sinh hiểu rõ quyền, lợi ích của mình để từ đó thực hiện tốt bổn phận của
mình.
- Thuyết phục, hình thành niềm tin đạo đức bằng tấm gương đạo đức có trong thực
tiễn và bản thân giáo viên.
- Tế nhị trong việc phê phán để thể hiện tôn trọng học sinh.
Hoạt động 3
Dạy học môn Đạo đức là một trong các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh và là con
đường cơ bản, quan trọng. Nó góp phần hình thành cho hoc sinh các phẩm chất đạo đức sau :
- Trong quan hệ cá nhân - xã hội : Yêu nước, tự hào, dân tộc, yêu hoà bình, biết ơn
các bậc tiên liệt có công với nước, tôn trọng các dân tộc khác.
- Quan hệ cá nhân - lao động : Yêu lao động, cần cù, tiết kiệm, quý trọng người lao
động, bảo vệ thành quả lao động và di sản văn hoá.
- Quan hệ cá nhân với người khác : Yêu thương con người, hợp tác tương trợ lẫn
nhau,
lịch sự, tôn trọng người khác (danh dự, tài sản) ; quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ
người khác (ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thày cô giáo, hàng xóm láng
giềng ), lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ.
- Quan hệ cá nhân - môi trường tự nhiên : Bảo vệ môi trường (nguồn nước, vật
nuôi,
cây trồng).
- Quan hệ cá nhân - bản thân : Thật thà, giản dị, kiên trì, vượt khó, khiêm tốn, dũng
cảm, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của bản thân.
Thực hiện tốt nội dung, chương trình, nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức là
góp phần tích cực vào giáo dục đạo đức cho học sinh.
Câu 1 : Đáp án a, d, e, h.
Câu 2
- Trong thực tế, có giáo viên chỉ thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh ở những
nội dung họ tâm đắc nhất. Như vậy chưa đúng, không thể đồng tình với việc làm
này. Thực hiện đúng nhiệm vụ, đủ nội dung giáo dục ; trong đó có giáo dục đạo đức
cho học sinh là trách nhiệm của giáo viên đã được ghi trong Luật Giáo dục.
- Tự liên hệ bản thân, cần khắc phục ngay nếu chưa thực hiện đúng yêu cầu, nhiệm
vụ của giáo dục đạo đức cho học sinh.
Câu 3
Đoàn kết với bạn là chuẩn mực hành vi phản ánh mối quan hệ cá nhân đối với
người xung quanh. Để giáo dục chuẩn mực hành vi này, cần thực hiện ba nhiệm vụ
:
- Giáo dục ý thức đạo đức : Giúp học sinh hiểu :
+ Yêu cầu của chuẩn mực “đoàn kết với bạn” : Để đoàn kết với bạn cần thực hiện
điều gì ? Làm gì ?
+ Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đoàn kết vớ
i bạn ?
+ Cách thực hiện chuẩn mực đó : Thực hiện như thế nào ?
- Giáo dục thái độ, tình cảm : Giúp học sinh hình thành thái độ ủng hộ, đồng tình,
tán thành với những tấm gương, việc làm tốt về đoàn kết với bạn ; không đồng tình,
không tán thành lên án, phê phán những ai gây mất đoàn kết với bạn.
- Giáo dục kĩ năng, thói quen hành vi : Hình thành cho học sinh hệ thống kĩ năng và
thói quen :
+ Cùng học, cùng chơi vớ
i bạn.
+ Nhường nhịn, giúp đỡ bạn.
+ Nói năng lịch sự với bạn.
+ Không gây gổ đánh nhau với bạn, không nói xấu bạn.
Hoạt động 4
Câu 1 : Đáp án c.
Câu 2 : Người giáo viên tiểu học cần có trách nhiệm :
- Vận dụng kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh một cách mềm dẻo, linh hoạt
qua 2
con đường trên.
- Tích cực xây dựng một bầu không khí lành mạnh và tạo cơ hội để học sinh hoạt
động, tự khẳng định.
- Mạnh dạn tổ chức cho học sinh học trong cuộc sống và học tập lẫn nhau.
- Hiểu, cảm thông, chia sẻ và là niềm tin yêu của học sinh. Không ngừng phấn đấu
trở thành tấm gương sống động trước các em.
Câu 3 : Trao đổi bài làm cho đồng nghiệp nhận xét, góp ý.
Hoạt động 5, 6, 7, 8, 9, 10
* Gợi ý thực hiện nhiệm vụ của hoạt động 5 : Trong đổi mới giáo dục hiện nay, các
phương pháp giáo dục đạo đức sau được nhiều giáo viên khẳng định có tần số sử
dụng cao :
- Tạo dư luận xã hội.
- Rèn luyện thói quen.
- Luyện tập.
- Nêu gương
- Khen thưởng
* Gợi ý thực hiện nhiệm vụ của hoạt động 10
Trong các trường hợp đã nêu, có thể sử
dụng các phương pháp giáo dục sau :
a) Đối với học sinh thiếu tự giác trong học tập : Phương pháp kiểm tra đánh giá,
trách phạt ở mức phê bình để tạo dư luận không ủng hộ hiện tượng này trong học
sinh ; kết hợp với phương pháp nêu yêu cầu sư phạm, phương pháp nêu gương để
khích lệ cố gắng vươn lên của học sinh.
b) Đối với học sinh hay đánh nhau với bạn : Phương pháp trách phạt, nêu yêu cầu
sư phạm để tạo dư luận xã hội và kích thích ý thức tự trọng, đàm thoại, giảng giải
giúp học sinh
nhận thức được tác hại của hành vi do mình gây ra.
Chú ý : Sử dụng các phương pháp giáo dục trên cần kết hợp với các biện pháp giáo dục sau :
- Giúp đỡ riêng
- Phối hợp với gia đình, cha mẹ học sinh.
- Tác động của người có uy tín với học sinh đó.
- Tạo dư luận xã hội tích cực (định hướng tình cảm và hành vi).
* Gợi ý trả lời câu hỏi đánh giá
Câu 1
Giáo dục đạo đức là một quá trình tác động biện chứng giữa nhà giáo dục và đối tượng
giáo dục. Đó là bản chất của giáo dục đạo đức. Trong đó, nhà giáo dục là người lãnh đạo
sư phạm : Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, tổ chức rút kinh nghiệm,
rút ra những bài học sư phạm. Đối tượng giáo dục là chủ thể của quá trình giáo dục, tự
giáo dục : Một mặt thực hiện yêu cầu của nhà giáo dục, qua đó bộc lộ khả năng tiếp thu
giáo dục để nhà giáo dục điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch, phương pháp, hình thức giáo dục
để đạ
t hiệu quả. Mặt khác, chính họ cũng mang đến cho nhà giáo dục tri thức mới, kinh
nghiệm sống mới họ học được trong giao tiếp xã hội. Giáo dục cũng như dạy, tức là học
hai lần.
Câu 2
Cách triển khai thực hiện kế hoạch nhà trưòng của giáo viên chủ nhiệm lớp 4A đã
vi phạm cùng môt lúc nhiều nguyên tắc sư phạm :
- Lạm dụng giờ dạy môn Đạo đức để
triển khai kế hoạch của nhà trường, lẽ ra phải
triển khai trong tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần.
- Thiếu dân chủ, áp đặt học sinh cách thực hiện.
- Phân công học sinh bị phạt, làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng của hoạt động đền
ơn đáp nghĩa, một truyền thống quý báu của dân tộc ta : “Ăn quả nhớ người trồng
cây”.
- Sử dụng phương pháp trách phạt một cách tuỳ tiện, sai yêu cầu sư phạm
của phương pháp này.