Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học - Tiểu Mô đun - Thể dục - Phần 1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 51 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Dự án phát triển giáo viên tiểu học




TÀI LIỆU IN: TIỂU MÔ ĐUN
Thể dục


Nhà xuất bản giáo dục - 2005



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
LÊ QUANG SƠN (CHỦ BIÊN) - NGUYỄN ĐÌNH THÀNH




Tài liệu in: Tiểu mô đun
Thể dục
(DÙNG CHO CÁC TRƯỜNG CĐSP ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC)






bản thảo 5







Nhà xuất bản giáo dục - 2005





Chữ viết tắt và kí hiệu dùng trong sách

H. : Hình.
TTCB : Tư thế chuẩn bị.
TDNĐ : Thể dục nhịp điệu.
TDĐD : Thể dục đồng diễn.
SV : Sinh viên.
HS : Học sinh
: Vị trí của học sinh.
: Vị trí của giáo viên.

: Đường di chuyển.
















Mục lục



Lời nói đầu.
Trang 4

Chủ đề 1:
Đội hình đội ngũ


Trang 6


Chủ đề 2:
Rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản và Thể dục phát triển
chung


Trang 31



Chủ đề 3:
Thể dục thực dụng


Trang 89


Chủ đề 4:
Thể dục với dụng cụ đơn giãn


Trang 96


Chủ đề 5:
Thể dục nhịp điệu và Thể dục đồng diễn


Trang 108


Chủ đề 6:
Nhảy dây


Trang 180


Chủ đề 7:
Phương pháp dạy học Thể dục



Trang 189



Lời nói đầu

Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Dự án
phát triển giáo viên tiểu học đã tổ chức biên soạn các mô đun đào tạo theo chương trình
Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư
phạm; biên soạn các môđun đào tạo và bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục tiểu học theo chương trình, sách giáo khoa tiểu học
mới.
Điểm mới của tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động, nhằm tích cực
hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn
đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; chú trọng sử dụng tích hợp
nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng ) giúp cho
người học dễ hiểu và gây được hứng thú học tập.
Tiểu môđun thể dục là tài liệu môn học Thể dục nằm trong chương trình đào tạo
giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng sư phạm. Tài liệu được biên soạn dựa trên các yêu
cầu đổi mới đào tạo giáo viên tiểu học.
Mục đích của tài liệu nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học cơ
bản và cần thiết về phương pháp dạy học thực hành thể dục, tập luyện thể dục. Góp phần
tăng cường cũng cố, bồi dưỡng sức khoẻ và thể lực cho sinh viên, mở rộng nhận thức và
hiểu biết, phát triển năng lực để chuẩn bị cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất ở
trường tiểu học. Trên cơ sở đó sinh viên có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn dạy học
và học tập môn Thể dục nhằm nâng cao kiến thức và năng lực thực hành thể dục.
Mục tiêu của tài liệu là xác định được nguyên lý, kiến thức cơ bản, kĩ thuật động

tác môn Thể dục. Xác định được phương pháp dạy học kĩ thuật động tác, cách đánh giá
kết quả học tập môn Thể dục đối với học sinh tiểu học.
Thực hiện khá chính xác các kĩ thuật cơ bản động tác môn Thể dục. Có khả năng
hỗ trợ cho học sinh trong quá trình thực hiện kĩ thuật động tác
ở các nội dung thể dục và
phương pháp vận dụng linh hoạt vào thực tiễn giảng dạy cấp học. Có năng lực tổ chức,
thiết kế, biên soạn bài đồng diễn thể dục quy mô nhỏ trong nhà trường tiểu học. Thể hiện
ý thức tích cực, tự giác, yêu thích trong học tập môn Thể dục. Có thể áp dụng các kĩ thuật
động tác môn Thể dục vào các hoạt động giáo dục thể ch
ất để duy trì lối sống lành mạnh,
có tinh thần trách nhiệm với cấp học.
Nội dung tài liệu được cấu trúc thành 7 chủ đề theo nguyên tắc hệ thống kiến thức
thể dục nhằm đạt được mục đích đào tạo giáo viên có khả năng trình độ chuẩn cao đẳng
để dạy học ở bậc tiểu học:
Chủ đề1: Đội hình đội ngũ (10 tiết).
Chủ đề 2: Rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản,Thể dục phát triển chung
(10 tiết).
Chủ đề1: Đội hình đội ngũ (10 tiết).
Chủ đề 2: Rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản,Thể dục phát triển chung
(10 tiết).
Chủ đề 3: Thể dục thực dụng (2 tiết).
Chủ đề 4: Thể dục với dụng cụ đơn giãn ( 3 tiết).
Chủ đề 5: Thể dục nhịp điệu và Thể dục đồng diễn (10 tiết).
Chủ đề 6: Nhảy dây (4 tiết).
Chủ đề 7: Phương pháp dạy học Thể dục( 6 tiết).
Thời gian học tập tiểu Môđun: 3 đvht = 45 tiết (L.T.10 tiết +T.H.35 tiết).
Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới,
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. ban điều phối Dự án rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, đặc biệt là đội ngũ giảng viên,
sinh viên các trường Sư phạm, giáo viên tiểu học trong cả nước.


Trân trọng cảm ơn.

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GVTH














Chủ đề 1: Đội hình đội ngũ
" Chủ đề 1 gồm 10 tiết, bao gồm 8 nội dung chính đó là:
1. ý nghĩa, tác dụng của luyện tập đội hình đội ngũ Thể dục(1tiết).
2. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số(1
tiết).
3.Chào báo cáo khi lên lớp xuống lớp giờ học Thể dục (1 tiết).
4. Nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, giậm chân tại chổ, đứng lại (2tiết).
5. Từ một hàng ngang (một hàng dọc) chuyển thành hai hàng ngang (hai hàng dọc)
(1tiết).
6. Đi đều và đứng lại, chạy đều và đứng lại. Đi đều: vòng phải, vòng trái và vòng sau(2
tiết).
7. Đi theo đội hình xoáy trôn ốc, chữ chi. Đội hình 0 - 2 - 4, đội hình 0 - 3 - 6 - 9(1 tiết).

8. Chuyển đội hình hàng dọc(hàng ngang) thành đội hình vòng tròn và ngược lại (1tiết)."

Mục tiêu :
- Xác định được kiến thức cơ bản kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ.
- Mô tả và giải thích được phương pháp dạy học đội hình đội ngũ.
- Thực hiện khá chính xác các kĩ thuật cơ bản đội hình đội ngũ.
- Tôn trọng môn học, thể hiện ý thức tự giác tích cực trong học tập đội hình đội ngũ.

Hoạt động 1:
Nghiên cứu ý nghĩa, tác dụng của luyện tập đội hình đội
ngũ Thể dục (1tiết)


Thông tin cho hoạt động 1
- Tập luyện đội hình đội ngũ là những động tác hiệp đồng nhất trí của một tập thể
theo một đội hình nhất định và cách sắp xếp bố trí người tập luyện hoặc biểu diễn dưới sự
điều khiển của chỉ huy. Tập thể hiệp đồng thực hiện các yếu lĩnh kĩ thuật về xếp hàng
ngay ngắn, chính xác về vị trí và th
ời gian.
- Đội hình đội ngũ có liên quan rất khăng khít với nhau, tập luyện đội hình đội
ngũ nhất thiết phải tuân theo những điều lệnh đã được quy định, không được tuỳ tiện thay
đổi.
- Thông qua tập luyện làm cho sinh viên hiểu được tác dụng của điều lệnh tổ
chức tập luyện Thể dục Thể thao và công tác phát triển, huấn luyện dân quân tự vệ, bồi
dưỡng lực lượng hậu bị cho quốc phòng.
- Bồi dưỡng tính tổ chức kĩ luật, tính tự giác, tinh thần tập thể cho sinh viên.
- Thúc đẩy sự phát triển cơ thể, đồng thời rèn luyện tư thế cơ bản đúng cho sinh
viên.
- Phát triển khả năng chú ý và năng lực hiệp đồng tập thể, củng cố và nâng cao kĩ
năng thực hành đội hình đội ngũ cho sinh viên.

- Giải quyết một cách thuận lợi, nhiệm vụ phần mở đầu của bài thể dục. Qua tập
luyện đội hình đội ngũ sẽ rèn luyện khả năng tập trung chú ý của sinh viên, nâng cao
hứng thú tập luyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành phần cơ bản của bài tập…


Nhiệm vụ:
- Bạn hãy đọc thông tin: ý nghĩa, tác dụng của luyện tập đội hình đội ngũ .
- Sinh viên nghe GV giảng bài.
- Thảo luận các câu hỏi ở nhóm?
+ Tập luyện đội hình đội ngũ có tác dụng trực tiếp như thế nào trong các giờ học
thể dục và hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá? Ví dụ minh hoạ?
+ Theo bạn đội hình đội ngũ mang những ý nghĩa như thế nào?
+ Thế nào là đội hình? Ví dụ minh hoạ?
+ Thế nào là đội ngũ? Ví dụ minh hoạ?
- Làm việc toàn lớp: Đại diện các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình, từng cá nhân phát
biểu , nhận xét bổ sung, giáo viên kết luận.

Đánh giá hoạt động 1:
- Bạn cho biết ý nghĩa, tác dụng của tập luyện đội hình đội ngũ?
- Bạn hãy nêu ví dụ minh hoạ về đội hình ?
- Bạn hãy nêu ví dụ minh hoạ về đội ngũ ?

Hoạt động 2:
Thực hành: - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số (1 tiết)
Thông tin cho hoạt động 2
1. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số
- Tập hợp hàng dọc
+ Khẩu lệnh: " Toàn lớp (tổ) chú ý - Thành 1 (2, 3, 4 ) hàng dọc - Tập hợp ! ".
+ Động tác: Trước khi phát lệnh, người chỉ huy xác định vị trí thích hợp rồi dùng hiệu

lệnh thổi một hồi còi dài hoặc hô '' Toàn lớp chú ý !'', nhằm giúp học sinh trật tự và lắng
nghe khẩu lệnh. Sau đó chỉ huy hô tiếp khẩu lệnh: - Thành 1(2,3 ) hàng dọc - Tập hợp
! "
Nghe khẩu lệnh sinh viên hàng thứ nhất (tổ1) nhanh chóng đứng đối diện và cách
giáo viên khoảng một cánh tay của người thầy giáo giơ tay phải về trước, em đứng đầu
hàng thứ nhất đứng sát mũi cánh tay của Thầy (Cô) giáo giơ tay phải, các em khác lần
lượt đứng tiếp theo, em nọ cách em kia một cánh tay. Các em tổ còn lại theo hàng thứ
nhất lần lượt xếp hàng theo về phía bên trái, cách hàng bên phải một khuỷu tay chống
hông. Chú ý điều chỉnh hàng của mình cho thẳng(hàng ngang và hàng dọc).


H. 1: Đội hình hàng dọc
- Dóng hàng dọc
+ Khẩu lệnh: " Nhìn trước - Thẳng ! "
+ Động tác: Tổ trưởng tổ một đứng ngay ngắn, tay trái áp nhẹ vào đùi, tay phải giơ lên
cao và hô có. Các tổ trưởng tổ hai, tổ ba, tổ bốn…lần lượt chống tay phải vào hông và
dịch chuyển sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người đứng bên phải mình, đồng thời chỉnh
hàng ngang cho thẳng. Các thành viên tổ một đưa tay trái đầu ngón tay chạm vai bạ
n phía
trước để giãn cho đúng cự li, đồng thời nhìn vào gáy bạn để dóng cho thẳng hàng. Các
thành viên tổ hai, tổ ba, tổ bốn…nhìn các tổ viên tổ một để dóng hàng ngang và nhìn
người đứng trước để dóng hàng dọc (không cần giơ tay ra trước dóng hàng như tổ một).
Nghe khẩu lệnh, các em nhìn về phía trước làm chuẩn dóng hàng cho thẳng, em sau cách
em trước một cánh tay, các em hàng bên theo hàng bên phải điều chỉnh cho thẳng hàng
ngang và hàng dọc.
Khi có khẩu lệnh "Thôi" em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống, các em trong hàng thứ
nhất hạ tay đặt lên vai bạn xuống thành tư thế đứng nghiêm.

H.2: Dóng hàng dọc
- Điểm số theo đội hình hàng dọc

+ Khẩu lệnh: " Từ một đến hết - điểm số ! "
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh, thứ tự từng em đứng đầu hàng, quay mặt sang trái ra sau
và hô to số của mình: 1, rồi quay mặt luôn về tư thế ban đầu. Người số 2 quay mặt qua
trái ra sau và hô to số của mình: 2, rồi quay mặt luôn về tư thế ban đầu. Những người tiếp
theo lần lượt điểm số như vậy cho đến hết tổ. Riêng người cuối cùng không quay mặt ra
sau, mà hô to số của mình, sau đó hô " Hết ! ”. Ví dụ: “ 10 hết”.
2. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
- Tập hợp hàng ngang
+ Khẩu lệnh: " Toàn lớp (tổ) chú ý - Thành 2 (3,4 ) hàng ngang - Tập hợp! ".
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh sinh viên hàng thứ nhất (tổ1) nhanh chóng đứng về phía
trái của người thầy giáo giơ tay trái ngang, em đứng đầu hàng thứ nhất đứng sát cánh tay
của Thầy (Cô) giáo dang tay, các em khác lần lượt đứng tiếp theo, em nọ cách em kia
khoảng một cánh tay chống hông. Các em tổ còn lại theo hàng thứ nhất lần lượt xếp hàng
theo, chú ý điều chỉnh cử ly của mình cho thẳng hàng ngang và hàng dọc.


















1hàng ngang 3 hàng ngang



H.3: Đội hình hàng ngang

- Dóng hàng ngang
+ Khẩu lệnh: " Nhìn phải - Thẳng ! "
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh, các em quay mặt nhìn về phía làm chuẩn dóng hàng cho
thẳng, em nọ cách em kia khoảng một cánh tay chống hông, các em hàng sau theo hàng
trước điều chỉnh cho thẳng hàng ngang và hàng dọc.
Khi có khẩu lệnh "Thôi" em giơ tay làm chuẩn mới hạ tay xuống, các em trong hàng
thứ nhất hạ tay xuống và quay mặt về tư thế đứng nghiêm.(xem H.4).

H.4: Dóng hàng ngang
- Điểm số theo đội hình hàng ngang
+ Khẩu lệnh: " Từ một đến hết điểm số ! "
+ Động tác: Nghe khẩu lệnh, thứ tự từng em đứng đầu hàng (bên phải của các em) hô
số 1, em thứ 2 hô số 2 và cứ như vậy lần lượt điểm số đến hết. Khi điểm số các em làm
động tác quay mặt về bên trái và nhanh chóng trở về tư thế đứng nghiêm, em cuối cùng
điểm số xong hô "hết"



H.5a: Điểm số theo đội hình hàng ngang.





H.5b: Điểm số theo đội hình hàng ngang (chu kỳ 1-2)
Nhiệm vụ:

- Bạn hãy đọc các thông tin:
+ Kĩ thuật tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc.
+ Kĩ thuật tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, điểm số hàng ngang.
- Tập luyện theo tổ:
Tập hợp hàng ngang- dóng hàng ngang, điểm số hàng ngang.
Tập hợp hàng dọc - dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc.
- Tập luy
ện cả lớp - GV làm mẫu và giảng giãi kĩ thuật.
- Các tổ cử 1-2 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện.
Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện.
Giáo viên trả lời những thắc mắc trong tập luyện cũng như kĩ thuật.

Đánh giá hoạt động 2
- Đội hình hàng ngang giãn cách như thế nào?
- Đội hình hàng dọc cự ly như thế nào?
- Khi tập hợp đội hình cần có những khẩu lệnh nào?
- Tập hợp đội hình hàng dọc, người chỉ huy giơ tay nào về trước?
( Đánh dấu x vào ô bạn chọn)
a. Tay phải
b. Tay trái

- Khi tập hợp hàng dọc, hàng thứ 2, 3, 4 đứng tiếp phía bên nào của hàng thứ nhất
?
( Đánh dấu x vào ô bạn chọn)
a. Bên phải
b. Bên trái
- Khi điểm sồ hàng dọc, người thực hiện quay đầu theo chiều nào?

( Đánh dấu x vào ô bạn chọn)
a. Bên phải
b. Bên trái


Hoạt động3:
Thực hành về chào báo cáo khi lên lớp xuống lớp giờ học
Thể dục (1 tiết)


Thông tin hoạt động 3
Chào và báo cáo khi lên lớp, xuống lớp giờ học Thể dục
Trước giờ học từ một đến hai phút lớp trưởng hoặc cán sự tập hợp lớp ở sân tập
để kiểm tra số người nghỉ, số người có mặt, sau đó đứng về phía bên phải của lớp (cho
lớp đứng nghỉ) khi giáo viên tới lớp. Người trực nhật lớp lập tức hô: toàn lớp đứng
"nghiêm", mắt nhìn thẳng về giáo viên, trực nhật chạy chậm ho
ặc đi nhanh về phía
giáo viên và cách chừng hai ba bước đứng nghiêm báo cáo, nội dung báo cáo như sau:
" Báo cáo giáo viên toàn lớp đã tập hợp xong, tổng số lớp có… có mặt …, vắng mặt…,
có lý do…, không có lý do…, xin ý kiến giáo viên". Sau khi báo cáo xong, giáo viên có
ý kiến …, Trực nhật lớp trở về vị trí chỉ huy hô: cả lớp chúc giáo viên - Cả lớp đồng
thanh chúc giáo viên " khoẻ".
³
Giáo viên đáp lại : "Chúc cả lớp khoẻ".
- Khi hết giờ học, giáo viên tập hợp lớp nhận xét xong, giáo viên hô cả lớp "giải tán
"
- Cả lớp đồng thanh hô "Khoẻ".
- Giải tán tập hợp nhanh, thực hiện tập luyện với tác phong nhanh nhẹn, khi tập hợp
đội hình hoàn thành trong vòng 10 giây.


H.6: Đường đi của người chỉ huy khi báo cáo
Nhiệm vụ:
- Bạn hãy đọc thông tin: Chào và báo cáo khi lên lớp, xuống lớp giờ học Thể dục.
- Tập luyện theo nhóm.
Ôn: + Tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, điểm số hàng ngang.
+ Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc.
Học: Chào báo cáo khi lên lớp học môn Thể dục .
- Tập luyện cả lớp xem GV làm mẫu và giảng giải kĩ thuật
- Các nhóm cử 1 - 2 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện.
Cả
lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện.
Giáo viên trả lời những thắc mắc trong tập luyện cũng như kĩ thuật.

Đánh giá hoạt động 3

- Vị trí di chuyển báo cáo giờ học thể dục của cán sự lớp ?
- Khi tập hợp đội hình báo cáo lên lớp giờ học thể dục cần có những khẩu lệnh nào?


Hoạt động 4
Tập luyện nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dậm
"
/
chân tại chỗ, đứng lại (2tiết)


Thông tin hoạt động 4
1. Nghiêm
+ Khẩu lệnh: " Nghiêm …!"
+ Động tác: Khi nghe khẩu lệnh đứng nghiêm, hai chân khép lại (gót chân sát nhau) đầu

hai bàn chân chếch hình chữ V mở ra một góc 60
0
(hoặc khoảng cách hai đầu bàn chân
bằng một bàn chân) hai đầu gối khép lại, người đứng thẳng trọng tâm dồn vào hai chân,
ngực ưỡn thẳng, hai vai giữ thăng bằng, hai tay
buông thẳng để sát hai bên đùi (theo dọc đường
chỉ quần) bàn tay khép lại, ngón cái dọc theo đùi,
cổ vươn thẳng, miệng ngậm, mắt nhìn thẳng về
phía trước.
2. Nghỉ
+ Khẩu lệnh: " Nghỉ !"
+ Động tác: Khi nghe khẩu lệnh "nghỉ" đang
đứng ở tư thế nghiêm, dồn trọng tâm sang chân
trái hoặc chân phải, chùng gối xuống, người thả
lỏng hai tay buông xuôi tự nhiên.


H.7: Nghiêm, nghỉ
3. Quay phải, quay trái, quay sau
- Quay phải, quay trái
+ Khẩu lệnh: “ Bên phải, (Trái) – Quay!”.
+ Động tác: Nghe dự lệnh tập trung chú ý để chuẩn bị quay, khi có động lệnh ‘’quay”.
Khi quay bên phải (trái), lấy gót chân phải (trái) và nữa trên bàn chân trái (phải) làm trụ,
quay người 90° sang phải (trái), hai tay áp nhẹ vào hai bên đùi. Khi quay xong đưa bàn
chân trái (phải) về với chân phải (trái) thành tư thế đứng nghiêm
Chú ý: Khi quay người vẫn giữ tư thế nghiêm.
- Quay sau
+ Khẩu lệnh: “ Đằng sau… quay!
+ Động tác: Lấy gót phải và nữa trên bàn chân trái làm trụ, quay người qua phải ra sau
180°, sau đó rút chân trái về với chân phải thành tư thế đứng nghiêm. Khi quay người vẫn

³
giữ tư thế nghiêm, thân người thẳng, hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay áp nhẹ vào hai bên
đùi.
Chú ý: Khi quay sau, không bước chân ra sau.

4. Giậm chân tại chỗ - đứng lại
+ Khẩu lệnh: "Giậm chân tại chỗ - Giậm!"
+ Động tác: Sau khẩu lệnh, đồng loạt co gối nâng
bàn chân trái lên cao cách mặt đất khoảng 10- 15cm(
đối HS tiểu học), đồng thời tay trái đánh thẳng ra sau,
tay phải đánh ra trước, cẳng tay co lại song song với
ngực, bàn tay nắm hờ, sau đó bàn chân trái chạm đất
đúng vào nhịp 1. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân
trái, nâng gối và bàn chân phải lên cao, đồng thời đổi
chiều đánh của hai tay, sau đó đặt bàn chân phải chạm
đấtđúng vào nhịp hai. động tác lặp lại như vậy một
cách nhịp nhàng, khoẻ mạnh nhưng không gò bó,
căng thẳng, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi (xem H.
8).

H. 8: Giậm chân tại chỗ

+ Khi có khẩu lệnh : " Đứng lại - Đứng!"
+ Động tác: Dự lệnh "Đứng lại…" bao giờ cũng rơi vào chân phải, lúc này chân trái
tiếp tục nhấc lên hạ xuố
ng, khi nhe thấy động lệnh “ Đứng’’ (cũng vào chân phải), thì
giậm thêm một nhịp chân trái sau đó giậm thêm chân phải rồi đứng lại, hai tay duỗi thẳng
theo hai bên đùi, thân người thẳng.



Nhiệm vụ:

- Bạn hãy đọc thông tin 1, 2, 3, 4 của hoạt động 4:
+ Nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
+ Giậm chân tại chỗ - đứng lại.
- Chia lớp thành các nhóm, lần lượt các nhóm tập luyện các nội sau:
+ Tập hợp hàng ngang, dóng hàng ngang, điểm số hàng ngang, quay các hướng
+ Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc, quay các hướng.
+ Giậm chân tại chỗ - Đứng lại
"
- Tập luyện cả lớp - GV làm mẫu và phân tích kĩ thuật động tác.
- Các nhóm cử 1-2 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện.
Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện.
Giáo viên trả lời những thắc mắc trong tập luyện cũng như kĩ thuật.





Đánh giá hoạt động 4:

- Dự lệnh và động lệnh khi thực hiện các kĩ thuật nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái,
quay sau như thế nào?
- Bạn hãy thực hành các kĩ thuật nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau?
- Khi thực hiện động tác quay sau, người thực hiện quay theo chiều nào?
(Đánh dấu x vào ô bạn chọn)
a. Bên phải
b. Bên trái

Hoạt động 5:

Thực hành từ một hàng ngang (một hàng dọc) chuyển thành hai
hàng ngang (hai hàng dọc) (1tiết)

Thông tin hoạt động 5
1. Biến đổi từ một hàng ngang thành hai hàng ngang.
+ Khẩu lệnh: " Thành hai hàng ngang - Bước !"
+ Động tác: Khi nghe động lệnh " Bước " số lẻ đứng nghiêm, số chẵn chân trái lùi về
phía sau hơi chếch sang bên trái một bước, đồng thời bước chân phải theo chân trái, lúc
này người số chẵn đứng sau người số lẻ.
³
/


H. 9: Biến đổi từ một hàng ngang thành hai hàng ngang
2. Biến đổi từ một hàng dọc thành hai hàng dọc
+ Khẩu lệnh: " Thành hai hàng dọc - Bước! "
+ Động tác: Khi nghe khẩu lệnh "Bước" số chẵn dùng chân trái bước chếch lên và
sang trái sao cho bằng người số lẻ, mà mình định thiết lập thành hai hàng dọc, đồng thời
bước chân phải lên thành tư thế đứng nghiêm. Lúc này ta có đội hình hai hàng dọc.



H.10: Biến đổi từ một hàng dọc thành hai hàng dọc

Nhiệm vụ:
"
- Bạn hãy đọc thông tin: Kĩ thuật biến đổi đội hình từ 1 hàng ngang (dọc) thành 2 hàng
ngang (dọc), Điểm số theo chu kì 1-2.
- Tập luyện theo nhóm, Chỉ huy (tổ trưởng) tìm vị trí thích hợp và điều khiển tổ mình
thực hiện các kĩ thuật sau:

+ Tập hợp hàng ngang- dóng hàng ngang, điểm số hàng ngangtheo chu kì 1-2, biến
đổi đội hình từ một hàng ngang thành 2 hàng ngang.
+ Tập hợp hàng dọc- dóng hàng dọc, điểm số hàng dọc theo chu kì 1-2, biến đổi đội
hình từ một hàng dọc thành 2 hàng dọc.
- Tập luyện cả lớp - GV làm mẫu phân tích kĩ thuật động tác.
- Các nhóm cử 1- 2 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện.
Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện.
Giáo viên trả lời những thắc mắc trong tập luyện cũng như kĩ thuật.

Đánh giá hoạt động 5
- Khẩu lệnh thực hiện các kĩ thuật biến đổi đội hình tư 1 hàng thành 2 hàng?
- Bạn hãy nêu các bước biến đổi đội hình?
- Thực hành kĩ thuật biến đổi đội hình hàng ngang và hàng dọc?

Hoạt động 6
Tập luyện: - Đi đều và đứng lại, chạy đều và đứng lại.
- Đi đều: Vòng phải, vòng trái và vòng sau
(2 tiết)

Thông tin nội dung 6
1. Đi đều và đứng lại. Chạy đều và đứng lại
- Đi đều - đứng lại
+ Khẩu lệnh: "Đi đều - Bước ! ".
+ Động tác: Khi nghe động lệnh "Bước", chân trái bước lên, trọng tâm dồn vào chân
trái, sau đó bước tiếp chân phải lên, người hơi ngả về trước, hai tay đánh tự nhiên, khi tay
đưa ra phía trước gập khuỷu tay ngang ngực và vuông góc, tay đưa về sau thẳng và khép
lại sát thân người, bàn tay nắm hờ (tốc độ đi trung bình mỗi phút từ 110 - 120 bước).
Đồ
ng loạt bước chân trái về trước một bước với độ dài vừa phải (không ngắn hoặc dài
quá, tương đương 0,35 – 0,45 m) sao cho đặt bàn chân chạm đất đúng nhịp 1, hai tay

đánh phối hợp như khi giậm chân tại chỗ. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, bước
chân phải về trước, đồng thời đổi chiều đánh tay sao cho chân chạm đất đúng vào nhịp 2.
Động tác cứ lặp đi lặp lại như vậy một cách nhịp nhàng, đúng nhịp, khoẻ mạnh và đồng
đều (xem H.11).
³
/
Khi nghe khẩu lệnh : "Đứng lại - Đứng!".
Dự lệnh "Đứng lại " rơi vào chân phải, lúc này chân trái tiếp tục lên một bước nữa, rồi
chân phải về trước chạm đất đúng vào động lệnh “Đứng!”. Sau động lệnh, tiếp tục bước
chân trái một bước về trước, đưa chân phải về với chân trái và đứng lại, người ở tư thế
nghiêm.

H.11: Đi đều
- Động tác chạy đều
+ Khẩu lệnh: " Chạy đều - chạy".
+ Động tác: Khi nghe dự lệnh "chạy đều" tất cả đều co hai tay lên ngang thắt lưng, bàn
tay nắm hờ, thân hơi ngả về trước, trọng tâm rơi vào hai nữa trước của bàn chân (không
kiễng gót).
Nghe động lệnh "chạy", dùng sức nhún của chân phải đưa chân trái về trước, đặt nữa
trước bàn chân xuống đất cách chân phải nửa bước chạy (30-40cm). Sức nặng cơ thể
được chuyển sang chân trái đồng thời tay phải đánh ra trước, cẳng tay hơi chếch vào phía
trong người, tay trái lăng về sau, sau đó chân phải bước lên tiếp tục bước chạy bình
thường. Trong khi chạy đều, thân trên luôn luôn hơi ngả về trước. Nhịp điệu chạy đều
thường với tần số khoảng 160 -180 bước trong một phút.
- Động tác đứng lại
+ Khẩu lệnh: " Đứng lại - Đứng!" (Động lệnh rơi vào chân phải).
+ Động tác: Khi nghe thấy động lệnh: " Đứng” tiếp tục chạy thêm hai bước nữa, sau đó
chân trái bước lên một bước, chân phải nhanh chóng rút về sát chân trái, hai tay hạ xuống
thành tư thế đứng nghiêm.
2. Đi đều vòng phải, vòng trái và vòng sau

- Đi đều vòng phải (trái) vòng sau ( H.12, 13)



H.12
+ Khẩu lệnh: "Vòng phải (trái) - Bước!"
+ Động tác: "Bước" bao giờ cũng rơi vào chân phía bên sẽ vòng của đội hình hàng dọc.
Đang đi ở đội hình hàng dọc nghe khẩu lệnh " Vòng phải (trái) - Bước!" Thì em đầu
hàng bước chân phải (trái) lên thêm một bước nữa, dùng mũi bàn chân vừa bước lên vừa
làm động tác xoay người về phía phải (trái) 90° rồi tiếp tục đi, các em đi sau đến chỗ bẻ
góc cũng thực hiện động tác như trên.

H.13: Đội hình vòng bên phải
* Cách đổi chân khi đi sai nhịp: Khi đang đi đều mà đi sai nhịp phải đổi chân cho đúng
với nhịp hô.
Cách sửa: Theo nhịp bước chân phải bước ngắn (bước đệm) sau gót chân trái, lấy mũi
chân phải làm trụ, chân trái bước lên một bước ngắn, chân phải bước lên phối hợp với
đánh tay đi đều theo nhịp bước thống nhất.

Nhiệm vụ:

- Bạn hãy đọc các thông tin:
+ Đi đều và đứng lại, chạy đều và đứng lại.
+ Đi đều: Vòng phải, vòng trái và vòng sau.
- Tập luyện theo nhóm (tổ).
- Tập luyện cả lớp - xem GV làm mẫu động tác.
- Các nhóm cử 1- 2 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện.
Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện.
Giáo viên trả lời những thắc mắc trong tập luyện cũng như kĩ thuật.


Đánh giá hoạt động 6
- Động tác đi đều và chạy đều nhịp 1 rơi vào chân nào?
( đánh dấu x vào ô bạn chọn)
a. Chân trái
b. Chân phải
- Những lưu ý khi thực hiện kĩ thuật đi đều vòng phải, vòng trái và vòng sau?

Hoạt động 7:
Tập luyện: - Đi theo đội hình xoáy trôn ốc, chữ chi.
- Đội hình 0 – 2 – 4 , đội hình 0 – 3 – 6 – 9 (1tiết)

Thông tin hoạt động 7
1. Đi theo đội hình xoáy trôn ốc, chữ chi
- Đi theo đội hình xoáy trôn ốc.
+ Khẩu lệnh: " Theo đội hình xoáy trôn ốc đi thường … bước ! ".
+ Động tác: Có hai cách đi:
* Cách thứ nhất: Đi theo hình xoáy trôn ốc kín miệng. Khi đi người dẫn đầu hàng đi
vòng theo hướng đã định.
* Cách thứ hai: Đi theo hình xoáy trôn ốc hở miệng. Tức là đi trở ra, tất cả đều quay
đằng sau đi thường (người cuối cùng hàng trở thành người dẫn đầu hàng)
- Đi theo
đội hình chữ chi.
+ Khẩu lệnh: “ Theo hình rắn bò (chữ chi)… bước!”.
+ Động tác: Đi theo hình rắn bò (chữ chi) gấp khúc 2 hay 3, 4, 5…lần, hoặc đi vòng
sang bên trái đến cự li nhất định lại tiếp tục đi vòng về bên phải nhiều lần như
vậy…Người dẫn đầu hàng đi theo đường quy định.
2. Đội hình 0 – 2 – 4
³
"
/

Chuyển đội hình 0 – 2 - 4 có thể từ hàng ngang hoặc hàng dọc nhằm chuyển từ
một số ít hàng thành nhiều hàng có khoảng cách rộng hơn để tập luyện.
- Chuẩn bị : Tập hợp sinh viên theo hàng ngang hoặc hàng dọc, dóng hàng điểm điểm
số thứ tự 0 – 2 - 4 . Nếu có từ 2 hàng ngang trở lên, cần cho hàng nọ cách hàng kia 6
bước trước khi dàn đội hình.
+ Khẩu lệnh: “ Theo số đã điểm…bước ! ”.
+ Cách thực hiện:
* Từ đội hình hàng ngang, những em số 0 đứng yên, những em số 2 – 4 đồng loạt
bước chân trái về trước 2 – 4 bước, bước đồng loạt chân trái trước. Bước xong, thu chân
trái về với chân phải và dóng hàng ngang, hàng dọc cho thẳng.
* Từ đội hình hàng dọc, những em số 0 đứng yên, số 2 bước sang trái 2 bước, số 4
bước sang trái 4 bước, sau đó thu chân phải về với chân trái và dóng hàng dọc, hàng
ngang cho thẳng .
Cách bước sang ngang như sau: Bước chân trái sang ngang, thu chân phải v
ề với chân
trái. Các bước tiếp theo tương tự như vậy.
- Dồn hàng:
+ Khẩu lệnh: “Về vị trí cũ…bước !”
+ Cách thực hiện:
* Từ đội hình hàng ngang quay sau (hoặc trước đó giáo viên dùng khẩu lệnh cho quay
sau), sau đó bước 2 – 4 bước về vị trí cũ, bước hết số bước quy định, quay sau, nhìn số
không bên phải để điều chỉnh cho thẳng hàng ngang, đúng khoảng cách.
* Từ độ
i hình hàng dọc bước 2 bước hoặc 4 bước sang phải, thu chân trái về, sau đó
nhìn số 0 đứng trước để dóng hàng cho thẳng và chỉnh cho đúng khoảng cách.

H. 14: Đội hình 0- 2- 4 (ngang)
* Từ đội hình hàng dọc, những em số 0 đứng yên, số 2 bước sang trái 2 bước, số 4 bước
sang trái 4 bước, sau đó thu chân phải về với chân trái và dóng hàng dọc, hàng ngang cho
thẳng. Cách bước sang ngang như sau: Bước chân trái sang ngang, thu chân phải về với

chân trái. Các bước tiếp theo tương tự như vậy.


H.15: Đội hình 0 - 2 -4 (dọc)
3. Đội hình 0 – 3 - 6 – 9
Mục đích và cách chuyển đội hình: Nhằm chuyển từ một số ít hàng thành nhiều hàng
có khoảng cách rộng hơn để tập luyện.
- Chuẩn bị: Tập hợp sinh viên theo hàng ngang hoặc hàng dọc, dóng hàng điểm điểm số
thứ tự 0 - 3 - 6 - 9. Nếu có từ 2 hàng ngang trở lên, cần cho hàng nọ cách hàng kia 12
bước trước khi dàn đội hình.
+ Khẩu lệnh: “ Theo số đã điểm…bước ! ”.
+ Cách thực hiện: T
ừ đội hình hàng ngang, những em số 0 đứng yên, những em số 3
- 6 - 9 đồng loạt bước chân trái về trước 3 - 6 - 9 bước (tương tự như khi thực hiện đội
hình 0 - 2 - 4).
- Dồn hàng:
+ Khẩu lệnh: “Về vị trí cũ…bước!”
+ Cách thực hiện: Từ đội hình hàng ngang quay sau (hoặc trước đó giáo viên dùng
khẩu lệnh cho quay sau), sau đó bước 3 - 6 - 9 bước về vị trí cũ, bước hết số bước quy
định, quay sau, nhìn số không bên phải để điều chỉnh cho thẳng hàng ngang, đúng
khoảng cách.




×