Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

đề thi thử đại học môn sinh học 2014 (m19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.25 KB, 8 trang )

Trang 1/8 - Mã đề thi 132
SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
Tổ: Sinh học
(Đề thi gốm 06 trang)
ĐỀ THI THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 NĂM 2014
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)
Ngày 03/03/2014


Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Câu 1: Ở một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen: Gen thứ nhất có 3 alen, nằm trên đoạn không tương đồng
của nhiễm sắc thể giới tính X. Gen thứ hai có 5 alen, nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp
không xảy ra đột biến, số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen có thể tạo ra trong quần thể này là bao nhiêu ?
A. 135 B. 270 C. 90 D. 60
Câu 2: Thực vật ưa sáng có đặc điểm là:
A. Cây chỉ mọc riêng rẽ nơi quang đãng và lá cây có mô dậu phát triển.
B. Lá cây có phiến rộng, mỏng và xếp ngang trên mặt đất.
C. Cây mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng, lá cây có phiến dày, mô dậu phát triển.
D. Lá cây có phiến rộng và màu sẫm, nhờ đó lá cây tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời.
Câu 3: Ở phép lai
bD
Bd
YX x
bd
BD
XX


aaA
, nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số 40% thì tỉ lệ kiểu gen

Aa
BD
XX
bd
thu được ở đời con là:
A. 12% B. 3% C. 4,5% D. 9%
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lý (hình
thành loài khác khu vực địa lý):
A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý diễn ra chậm chạp trong thời gian lịch sử lâu dài.
B. Trong những điều kiện địa lý khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và các biến dị tổ
hợp theo những hướng khác nhau.
C. Hình thành loài mới bằng con đường địa lý hay xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán
mạnh.
D. Điều kiện địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ
đó tạo thành loài mới.
Câu 5: Trong thí nghiệm của Men đen, khi cho lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần
chủng, thu được F
1
đồng loạt cây hoa đỏ, cho các cây F
1
tự thụ phấn ở F
2
thu được tỉ lệ 3 cây hoa đỏ: 1
cây hoa trắng.

Lấy cây hoa đỏ ở F
2

lai phân tích riêng rẽ thu được:
A. F
2
thu được tỉ lệ phân tính chung 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
B. 1/3 số cây F
2
cho F
a
có kiểu hình hoa trắng: 2/3 số cây F
2
cho F
a
có kiểu hình hoa đỏ.
C. 2/3 số cây F
2
cho F
a
đồng tính giống P : 1/3 số cây F
2
cho F
a
phân tính 3 : 1.
D. 1/3 số cây F
2
cho F
a
đồng tính hoa đỏ: 2/3 số cây F
2
cho F
a

phân tính 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
Câu 6: Một loài giun dẹp sống trong cát ở vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các
tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng
quang hợp. Giun dẹp sống bằng tinh bột do tảo lục quang hợp tổng nên. Tảo lục đơn bào và giun dẹp là
quan hệ :
A. cộng sinh. B. hội sinh C. kí sinh D. hợp tác
Câu 7: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN số đoạn Okazaki tạo ra luôn nhỏ hơn số đoạn mồi.
C. Trên mạch khuôn có chiều 3’5’, mạch bổ sung được tổng hợp liên tục.
D. Chỉ có 1 đơn vị tái bản, trong quá trình tái bản ADN cần 2 đoạn mồi cho mỗi đơn vị tái bản.
Câu 8: Trong một phép lai giữa hai cây ngô cùng kiểu hình thu được F
1
có tỉ lệ kiểu hình là: 11cao : 1
thấp. Quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, kiểu gen của P trong phép lai đó là:
A. AAaa x AA. B. AAAa x Aa. C. AAaa x Aa. D. Aaaa x Aa.
Câu 9: Cho cây F
1
có kiểu hình hoa tím, cây cao lai với nhau được F
1
gồm các kiểu hình với tỉ lệ : 37,5%
cây hoa tím, thân cao: 18,75% cây hoa tím, thân thấp: 18,75% cây hoa đỏ, thân cao: 12,5% cây hoa vàng,
Trang 2/8 - Mã đề thi 132
thân cao: 6,25% cây hoa vàng, thân thấp: 6,25% cây hoa trắng, thân cao. Biết tính trạng chiều cao cây do
một cặp gen quy định. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Gen quy định màu sắc hoa đã liên kết không hoàn toàn với gen quy định chiều cao cây .
B. Có hiện tượng liên kết không hoàn toàn giữa một trong hai gen quy định tính trạng màu sắc hoa với
gen quy định chiều cao cây.
C. Có hiện tượng liên kết hoàn toàn giữa một trong hai gen quy định tính trạng màu sắc hoa với gen
quy định chiều cao cây.

D. Gen quy định màu sắc hoa đã liên kết hoàn toàn với gen quy định chiều cao cây.
Câu 10: Ý nào không đúng về vai trò của nhân bản vô tính ở động vật:
A. Để cải tạo giống và tạo giống mới.
B. Có triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.
C. Mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan
tương ứng.
D. Tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người.
Câu 11: Giá trị đầy đủ của bằng chứng tế bào học là:
A. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế
bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
B. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
C. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó.
D. các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể
sống.
Câu 12: Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một lôcut có 2 alen, alen A quy định thân cao là trội
hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình thân thấp chiếm tỉ lệ 25%.
Sau một thế hệ ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Kiểu hình thân thấp ở thế hệ
con chiếm tỉ lệ 16%. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể (P):
A. 0,3AA: 0,45Aa: 0,25aa B. 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa
C. 0,25AA: 0,45Aa: 0,3aa D. 0,1AA: 0,65Aa: 0,25aa
Câu 13: Trong thực tiễn chọn giống, người ta có thể xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể nhờ sử
dụng đột biến
A. đa bội. B. dị đa bội. C. lệch bội. D. tự đa bội.
Câu 14: Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi:
A. theo cấu trúc tuổi của quần thể.
B. do hoạt động của con người.
C. theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.
D. theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 15: Cho các ví dụ sau:
1. Bệnh phêninkêtô niệu ở người do rối loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin. Nếu được phát hiện

sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
2. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian
khác nhau tùy thuộc vào độ pH của môi trường đất.
3.Loài bướm Biston betularia khi sống ở rừng bạch dương không bị ô nhiễm thì có màu trắng. Khi khu
rừng bị ô nhiễm bụi than thì tất cả các bướm trắng đều bị chọn lọc loại bỏ và bướm có màu đen phát triển
ưu thế.
Ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình là:
A. 1,2. B. 1,3. C. 2,3. D. 2.
Câu 16: Ở người gen 1 có 3 alen, gen 2 có 4 alen, gen 3 có 2 alen. Biết gen 1 và gen 2 nằm trên cặp NST
số 1, gen 3 nằm trên cặp NST số 2. Số loại kiểu gen tối đa của quần thể là:
A. 180 B. 24 C. 198 D. 234
Câu 17: Cho biết mỗi cặp gen quy định một tính trạng( trội lặn hoàn toàn), hoán vị gen xảy ra ở 2 giới
với tần số 20%. Phép lai
ab
AB
Dd x
aB
Ab
dd cho đời con mang 2 tính trạng trội và 1tính trạng lặn chiếm tỉ
lệ:
A. 37.5% B. 50% C. 48% D. 27%
Trang 3/8 - Mã đề thi 132
Câu 18: Ở ruồi giấm, phép lai
ab
AB
Dd x
ab
AB
Dd, đời con cho loại kiểu hình A-B-dd có tỉ lệ 17,5%. Tần số
hoán vị gen là:

A. 30% B. 20% C. 40% D. 25%
Câu 19: Mẹ có kiểu gen X
A
X
A
, bố có kiểu gen X
a
Y, con gái có kiểu gen X
A
X
a
X
a
.Cho biết quá trình
giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá
trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân ly, ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân ly, ở bố giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân ly, ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân ly, ở mẹ giảm phân bình thường.
Câu 20:
Ở một loài, gen qui định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội hoàn toàn là A > a
1
> a, trong đó A
qui định hạt đen, a
1-
hạt xám, a - hạt trắng. Khi cho cá thể mang thể Aa
1
a tự thụ phấn, biết giao tử đực
lưỡng bội không có khả năng thụ tinh thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F

1
là:
A.
10 hạt đen : 7 hạt xám : 1 hạt trắng.
B.
12 hạt đen : 5 hạt xám : 1 hạt trắng.
C.
10 hạt đen : 5 hạt xám : 3 hạt trắng.
D.
12 hạt đen : 3 hạt xám : 3 hạt trắng.
Câu 21: Nhận định nào sau đây là đúng :
A.sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này có chu kì
sống ngắn nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn loài có chu kì sống dài.
B. sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di truyền,
bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành loài mới.
C. sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân
thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển
thành loài mới.
D. sự hình thành loài mới xảy ra nhanh hơn ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực vật
như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa.
Câu 22: Thùy và Huy đều không bị bệnh hóa xơ nang tìm đến bác sĩ và xin tư vấn di truyền. Huy lấy vợ
và đã li dị, anh ấy và vợ đầu tiên có một đứa con bị bệnh hóa xơ nang, đây là bệnh do gen lặn nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định. Thùy có một người em trai cũng bị chết vì bệnh này, nhưng Thùy chưa
bao giờ đi xét nghiệm gen xem mình có mang gen này hay không. Nếu Thùy và Huy lấy nhau, thì xác
suất họ sinh ra một người con trai không mang gen gây bệnh này là bao nhiêu ?
A. 1/2 B. 1/8 C. 1/12 D. 1/6
Câu 23: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá cây, nhờ đó mà khó bị chim
ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo sinh học hiện đại, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.

C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường
D. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
Câu 24: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình
thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li
trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra
các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1.
Câu 25: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:
3’TAX – AAG – GAG – AAT – GTT- TTA – XXT – XGG- GXG – GXX – GAA – ATT 5’
Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin được dịch mã từ gen đột biến
là:
A. 7 aa. B. 6aa. C. 4 aa. D. 5 aa.
Câu 26: Ví dụ minh họa tốt nhất cho điều chỉnh tăng trưởng quần thể không phụ thuộc vào mật độ là:
A. Suy thoái do cận huyết làm giảm khả năng sinh sản của loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Sự phát tán dịch cúm chim trong trang trại nuôi gia cầm thương phẩm.
C. Biến động theo chu kỳ của quần thể vật ăn thịt và của con mồi.
D. Quần thể con mồi của chim bị suy giảm do nước bị ô nhiễm.
Trang 4/8 - Mã đề thi 132
Câu 27: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F
1
đều mắt đỏ. Cho con cái F
1
lai
phân tích với đực mắt trắng thu được tỉ lệ 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ đều là con đực. Kết luận
nào sau đây là đúng?
A. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♂ X
A
X
A

x ♀ X
a
Y.
B. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♂AAX
B
X
B
x ♀ aaX
b
Y.
C. Màu mắt di truyền theo tương tác bổ sung. P: ♀ AAX
B
X
b
x ♂ aaX
b
Y.
D. Màu mắt di truyền theo trội hoàn toàn. P: ♀X
A
X
A
x ♂ X
a
Y.
Câu 28: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng
A. nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.
B. vi khuẩn E. coli mang gen sản xuất insulin của người.
C. penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.
D. vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.
Câu 29: Một gen ở vùng mã hóa có chiều dài 0,4080m. Trong quá trình dịch mã đã tổng hợp nên một

chuỗi pôlipeptít có 398 axitamin. Đây là gen của nhóm sinh vật nào là hợp lí nhất.
A. Lưỡng cư. B. Vi khuẩn. C. Chim. D. Thú.
Câu 30: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có
khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:
1. Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc cây.
2. Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
3. Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
4. Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần.
Quy trình tạo giống theo thứ tự:
A. 2,3,4,1. B. 1,3,4,2. C. 1,3,2,4. D .1,2,3,4.
Câu 31: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương đồng ?
A. Chân chuột chũi và chân dế chũi.
B. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.
C. Mang cá và mang tôm.
D. Cánh sâu bọ và cánh dơi.
Câu 32: Ở một ruồi giấm cái có kiểu gen
bV
Bv
, khi theo dõi 2000 tế bào sinh trứng trong điều kiện thí
nghiệm, người ta phát hiện 360 tế bào có xẩy ra hoán vị gen giữa V và v. Như vậy khoảng cách giữa B và
V là:
A. 9 cM. B. 36 cM. C. 18 cM. D. 3,6 cM.
Câu 33: Nhân tố tiến hóa nào trực tiếp hình thành các quần thể sinh vật thích nghi được với môi trường
sống?
A. Khả năng di cư. B. Đột biến. C. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 34: Dương xỉ phát triển mạnh nhất vào đại nào, kỉ nào sau đây?
A. Kỉ silua, đại cổ sinh. B. Kỉ tam điệp, đại trung sinh.
C. Kỉ than đá, đại cổ sinh. D. Kỉ pecmi, đại cổ sinh.
Câu 35: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:
(1): ABGEDCHI (2): BGEDCHIA (3): ABCDEGHI (4): BGHCDEIA.

Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó. Trình tự
xuất hiện các nòi là
A. 1→2→4→3 B. 3→1→2→4 C. 2→4→3→1 D. 2→1→3→4
Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng khi đề cập đến tiến hoá nhỏ?
A. Tạo thành loài mới chưa cách li sinh sản hẳn với quần thể gốc.
B. Chịu tác động của quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên.
C. Diễn ra trong phạm vi phân bố khá hẹp qua thời gian tương đối ngắn và có thể nghiên cứu bằng thực
nghiệm
D. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 37: Mức độ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở giữa các loài gay gắt nhất khi:
A. ổ sinh thái của chúng không giao nhau.
B. ổ sinh thái của chúng ít giao nhau.
C. ổ sinh thái của chúng giao nhau nhiều.
Trang 5/8 - Mã đề thi 132
D. ổ sinh thái có thể giao hoặc không giao nhau
Câu 38: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại cổ sinh là
A. Cambri

Ocđôvic

Xilua

Đêvôn

Pecmi

Than đá.
B. Cambri

Xilua


Than đá

Pecmi

Ocđôvic

Đêvôn.
C. Cambri

Xilua

Đêvôn

Pecmi

Than đá

Ocđôvic.
D. Cambri

Ocđôvic

Xilua

Đêvôn

Than đá

Pecmi

Câu 39: Một mARN nhân tạo có 3 loại nucleotit với tỉ lệ A:U:G = 5:3:2.
Tỉ lệ bộ mã luôn chứa 2 trong 3 loại nucleotit nói trên :
A. 66% B. 68% C. 78% D. 81%
Câu 40: Sự phân bố theo nhóm trong của các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì :
A. Hỗ trợ nhau chống lại với điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
C. Tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
Câu 41: Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen I
O
I
O
) chiếm tỉ lệ 48,35%; nhóm máu B (kiểu gen
I
B
I
O
, I
B
I
B
) chiếm tỉ lệ 27,94%, nhóm máu A ((kiểu gen I
A
I
O
, I
A
I
A
) chiểm tỉ lệ 19,46%; Nhóm máu AB

(kiểu gen I
A
I
B
) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen I
A
, I
B
và I
O
trong quần thể này là :
A. I
A
= 0,69; I
B
= 0,13; I
O
= 0,18 B. I
A
= 0,18; I
B
= 0,13; I
O
= 0,69
C. I
A
= 0,17; I
B
= 0,26; I
O

= 0,57 D. I
A
= 0,13; I
B
= 0,18; I
O
= 0,69
Câu 42: Sự khác biệt rõ rệt nhất về dòng năng lượng và chu trình tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là:
A. các chất dinh dưỡng được sử dụng lại, còn năng lượng thì không.
B. năng lượng được sử dụng lại còn các chất dinh dưỡng thì không.
C. các cơ thể sinh vật luôn luôn cần chất dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng cần năng lượng.
D. tổng năng lượng sinh ra luôn lớn hơn tổng sinh khối.
Câu 43: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
B. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.
C. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.
D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
Câu 44: Ở 1 loài, cơ thể cái có 1 cặp nhiễm sắc thể trao đổi đoạn tại 1 điểm, còn cơ thể đực giảm phân
bình thường. Qua thụ tinh tạo ra được 512 kiểu tổ hợp. Biết loài có bộ nhiễm sắc thể gồm các cặp nhiễm
sắc thể có cấu trúc khác nhau. Bộ nhiễm sắc thể của loài là:
A. 2n=10. B. 2n= 14. C. 2n= 46. D. 2n= 8.
Câu 45: Bệnh mù màu đỏ và lục ở người do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen
tương ứng trên Y. Bệnh bạch tạng lại do một gen lặn khác nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một
cặp vợ chồng đều không mắc cả 2 bệnh trên , người chồng có bố và mẹ đều bình thường nhưng có cô em
gái bị bạch tạng. Người vợ có bố bị mù màu và mẹ bình thường nhưng em trai thì bị bệnh bạch tạng.Xác
suất để cặp vợ chồng này sinh con trai mắc đồng thời cả 2 bệnh trên :
A. 1/12 B. 1/24 C. 1/36 D. 1/8
Câu 46: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy
định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người
mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bình thường của họ là:

A. 0,0025%. B. 99,9975%. C. 0,0075%. D. 99,9925%.
Câu 47: Điều nào sau đây không phù hợp với loài có đường cong tăng trưởng theo hàm số mũ?
A. Kích thước cơ thể nhỏ
B. Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn
C. Sức sinh sản cao, khả năng khôi phục số lượng nhanh
D. Chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố môi trường vô sinh
Câu 48: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B
quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định màu thân và hình
dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d
quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi
cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu
được ở F
1
, ruồi có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy đột biến,
tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F
1
là:
Trang 6/8 - Mã đề thi 132
A.7,5% B. 60,0% C.30,0% D. 45,0%
Câu 49: Quan sát 1 phân tử ADN ở sinh vật nhân thực khi tái bản có 6 đơn vị tái bản, môi trường nội bào
đã cung cấp nguyên liệu tạo nên 85 đoạn mồi. Số đoạn Okazaki được tổng hợp trong quá trình tái bản
ADN đó là:
A. 73 B. 85 C. 75 D. 87
Câu 50: Những phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh
vật?
1. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.
2. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng của hai loài.
3. Chọn giống bằng công nghệ gen.
4. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.
5. Phương pháp gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.

Đáp án đúng:
A. 1, 4. B. 3, 5. C. 2, 3. D. 2, 4.
HẾT
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

























Trang 7/8 - Mã đề thi 132

Chúc các em có sân chơi bổ ích và năm nay thi đỗ vào một trường Đại học theo
ý muốn của mình và gia đình.
Ghi chú:
1. Khi làm xong các thí sinh gửi lại điểm mình đạt được qua đ/c mail:
+ Môn Toán: (Tổ trưởng tổ Toán, trường CBN)
+ Môn lý: (Tổ trưởng tổ Lý, trường CBN)
+ Môn Hóa: (PHT trường CBN)
+ Môn Sinh: (Tổ trưởng tổ Sinh, trường CBN)
+ Môn Văn: (Tổ trưởng tổ Văn, trường CBN)
+ Môn Địa: (Tổ trưởng tổ Địa, trường CBN)
+ Môn Sử: (Nhóm trưởng môn Sử, trường CBN)
+ Môn Tiếng Anh: (Tổ trưởng tổ Lý, trường CBN)
2. Nhà trường kết hợp với hội phụ huynh tổ chức thi thử Đại học lần thứ 4 của
trường Chuyên Bắc Ninh cho học sinh khối 12 của trường Chuyên Bắc Ninh (có
thể học sinh ở lớp 12 các trường trong và ngoài tỉnh được phép tham gia thi thử).
Các em nên tham gia thi thử lần này với lần thứ 5 (ngày 17, 18/5/2014), đây là
hai lần thi mà các em đã hoàn thiện đầy đủ kiến thức cơ bản, nâng cao và được
kiểm tra kiến thức sát với đề thi thật. Lấy trung bình của hai lần này các em
chính thức chọn trường thi cho hợp lý với kiến thức của mình.
+ Ngày thi: Chiều thứ bảy và ngày chủ nhật (ngày 12, 13/4/2014)
+ Lịch thi:
Ngày
Buổi
Giờ có mặt
tại phòng thi
Môn thi
(Khối)
Thời gian
Hình
thức

Giờ phát
đề
Tính giờ
12/04/2014
(Thứ bảy)

Chiều

13h00’
Toán (A, A
1
, B), D
180 phút
Tự luận
13h25’
13h30’
Địa (Khối C)
180 phút
Tự luận
13h25’
13h30’

13/04/2014
(Chủ nhật)

Sáng
07h00’
Lý (Khối: A, A1)
Sử (Khối C)
90 phút

180 phút
TrN
Tự luận
07h15’
07h25’
07h30’
09h15’
Anh (Khối: D, A
1
)
Hóa (Khối: A, B)

90 phút

TrN

09h30’

09h45’

Chiều
13h00’
Văn (Khối: C, D)
180 phút
Tự luận
13h25’
13h30’
Sinh (Khối B)
90 phút
TrN

13h15’
13h30’
Chú ý: Các thí sinh có thể tham gia thi cả 02 khối
- Khối A thi được thêm khối B (thêm môn Sinh);
- Khối B thi được thêm khối A (thêm môn Lý);
- Khối D thi được thêm khối A
1
(thêm môn Lý);
- Khối A
1
thi được thêm khối D (thêm môn Văn);
- Khối V thi hai môn Toán và Lý.
+ Đăng ký thi:
Trang 8/8 - Mã đề thi 132
- Thông qua Ban giám hiệu (trường thí sinh tham gia dự thi) phát thẻ dự thi cho thí
sinh;
- Thí sinh có thế đến trực tiếp Ban chỉ đạo thi của trường Chuyên Bắc Ninh đăng ký dự
thi;
- Thí sinh thành lập nhóm tham gia dự thi đăng ký theo địa chỉ mail: Tổ giáo vụ:
và nộp lệ phí dự thi qua TK……………………
+ Thông báo kết quả thi trên trang Website của trường chuyên:
Bacninh.edu.vn/thptchuyenbacninh
Có điều gì chưa rõ xin được liên hệ qua điện thoại: 09.1234.9.135 (PHT. Vương Bá
Huy - Trường THPT Chuyên Bắc Ninh)

×