Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Tiếng việt lớp 5 tuần 1 năm 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.85 KB, 97 trang )

Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
Tuần 1 Ngày soạn: 20 tháng 8 năm 2009
Lớp 5A Thứ 2 Ngày giảng: 24 tháng 8 năm 2009
Tập đọc THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu :
-Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu
bạn. HS đọc thuộc đọan : Sau 80 năm công học tập của các em.
( Trả lời các câu hỏi 1,2,3)
- Bổ sung luyện đọc: tựu trường, sung sướng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết đoạn 1 của bài.
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn học sinh :
a. Luyện đọc :
- Một HS khá, giỏi đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài, đọc 2-3 lượt.
Đoạn 1 : Từ đầu đến vậy các em nghĩ sao ?
Đoạn 2 : Phần còn lại.
- HS đọc lượt 1- GV kết hợp sửa lỗi cho HS.
- HS đọc lượt 2- GV giúp HS hiểu các từ ngữ: cơ đồ, hoàn cầu, những cuộc chuyển
biến khác thường , giời, giở đi.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 : Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc
biệt so với những ngày khai trường khác ? (Trả lời SGV T39)


=> Rút ý đoạn 1 : Giới thiệu ngày đầu tiên khai trường của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà.
- Thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi 2 và 3.
+Sau cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?
+HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiến đất nước ?
- Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
=> Rút ý đoạn 2 : nhiệm vụ của học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
1
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp.
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
d. Hướng dẫn HS học thuộc lòng.
- HS nhẩm học thuộc "Từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học
tập của các em"
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
3. Củng cố, dặn dò :
- HS nêu nội dung chính của bài - GV bổ sung – HS nhắc lại nhiều lần.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS HTL những câu đã chỉ định; đọc trước bài văn "Quang cảnh làng mạc
ngày mùa"kết hợp trả lời câu hỏi sgk.
Chính tả (Nghe viết): VIỆT NAM THÂN YÊU
Quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh
I. Mục đích, yêu cầu :
-Nghe viết đúng bài chính tả ; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình
thức thơ lục bát.
-Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2 ; thực hiện đúng bài

tập 3.
-Viết cẩn thận, sạch, đẹp
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bút dạ + một số tờ phiếu ghi trước nội dung bài tập 2 + 3 cho HS làm việc theo
nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
HĐ1 : GV đọc toàn bài một lượt - Giới thiệu nội dung chính của bài.
Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp.
HS luyện viết những từ dễ viết sai : dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn
HĐ2: GV đọc cho HS viết.
HĐ3: Chấm, chữa bài : GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi; GV chấm 7 đến 10 bài.
- Từng cặp HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
- GV nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm.
3. Làm BT chính tả :
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2 - HS đọc yêu cầu của bài tập.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
2
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
- Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV cho 3 nhóm lên thi : mỗi nhóm
3 em, 3 em nối tiếp nhau, mỗi em điền một tiếng vào con số đã ghi sao cho đúng, lần
lượt như vậy cho đến hết bài.
Thứ tự các số 1 : ngày, ngát, ngữ, nghỉ, ngày; Thứ tự các số 2 : ghi, gái; Thứ tự các
số3 : có, của, kiên, kỉ.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3 : 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở; cho HS trình bày kết quả;
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng, HS nhắc lại quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ ngh.
4. Củng cố, dặn dò :
GV nhận xét tiết học; yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ về nhà làm lại.

Lớp 4A
CHÍNH TẢ( nghe- viết): DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
I.Yêu cầu:
- Nghe - viết và trìh bày đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập chương trình phương ngữ: BT2a hoặc 2b. Hoặc bài tập do giáo
viên soạn.
II.Chuẩn bị: Phiếu bài tập ghi bài tập 2b
III. Hoạt động dạy học:
1. Mở đầu: HS nhắc lại một số lưu ý khi viết chính tả
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
a. Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết ở SGK, HS dò bài GV đọc
- Đoạn văn có những từ nào cần viết hoa, vì sao?
- HS luyện viết bảng con: cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn.
- HS dò lại cách trình bày bài viết, GV đọc lại đoạn văn cần viết.
- GV đọc HS viiết bài.
- GV đọc HS dò bài ( đổi vở)
- GV chấm, chữa bài.
b. Luyện tập:
Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vở, trình bày
An hay ang: ngan, dàn, ngang, giang mang, ngang.
Bài 3(a): HS nêu kq vào bảng con: cái la bàn.
IV.Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS viết chính xác.
- Học thuộc lòng câu đố để đố mọi người.
- Chuẩn bị bài: Mười năm cõng bạn đi học.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
3
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5

Thứ 3: Ngày soạn: 21 tháng 8 năm 2009
Lớp 5A Ngày giảng: 25 tháng 8 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Yêu cầu :
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau, hiểu thế nào là từ
đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( ND ghi nhớ).
- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 ( 2 trong 3 số từ) ; đặt câu với một
cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu ( BT3).
-Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa,
đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẳn nội dung đoạn văn của BT1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Giới thiệu bài :
2. Nhận xét :
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1, GV
giao việc.
- ở câu a so sánh nghĩa của từ xây dựng
với từ kiến thiết; ở câu b từ vàng hoe
với từ vàng lịm, vàng xuộm.
-GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2
-Cho HS đọc yêu cầu của BT2, HS làm
bài cá nhân
- HS trình bày kết quả.
3. Ghi nhớ : Cho HS đọc lại phần ghi
nhớ trong SGK.

4. Luyện tập :
HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1
-HS đọc từ in đậm trong đoạn văn
- HS trình bày
-HS lắng nghe
-HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS trình bày kết quả làm bài
Lời giải : câu a : cùng chỉ 1 hoạt động; câu
b : cùng chỉ 1 màu.
-HS đọc yêu cầu của BT2
Lời giải đúng :
a. Có thể thay đổi vị trí các từ vì nghĩa
của các từ ấy giống nhau hoàn toàn.
b. Không thay đổi được vì nghĩa của các
từ không giống nhau hoàn toàn.
-HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK.
-HS đọc yêu cầu BT.
Những từ in đậm thành từng nhóm đồng
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
4
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT2.
- Cho HS đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
đồng nghĩa với từ đẹp, to lớn, học tập.
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT3.
-Cho HS đọc yêu cầu
-GV HD mẫu
M: Quê hương em rất đẹp.
Bé Hà rất xinh.

IV. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà
học thuộc phần ghi nhớ và làm BT3
- Chuẩn bị: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
nghĩa: nước nhà- non sông
Hoàn cầu- năm châu.
-HS đọc yêu cầu BT, HS trao đổi theo cặp;
HS trình bày kết quả.
Đẹp : đẹp, xinh, đẹp đẽ….
To lớn : to, lớn, to tướng, to kềnh…
Học tập : học hành, học hỏi….
-HS làm vở chấm, chữa bài
Nhận xét.
-HS lắng nghe
KỂ CHUYỆN: LÝ TỰ TRỌNG
I. Yêu cầu :
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu
được ý nghĩa câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo
vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
-HS học tập tấm gương anh Lý Tự Trọng
II.Chuẩn bị: Tranh Lý Tự Trọng
- Bảng phụ viết sẳn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài :
2. GV kể chuyện:
* GV kể lần 1 (không sử dụng tranh).
- GV giải nghĩa từ khó : sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành niên, quốc tế ca.
* GV kể lần 2 (sử dụng tranh)
3. Hướng dẫn HS kể chuyện :

* HS tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh.
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 1; GV nêu yêu cầu: dựa vào nội dung câu chuyện cô
kể, dựa vào tranh minh hoạ trong SGK, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1,2 câu thuyết
minh.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
5
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
- Cho HS trình bày kết quả (Xem SGV - T14)
- GV nhận xét và đính bảng lời thuyết minh.
* HS kể lại cả câu chuyện.
- Cho HS kể từng đoạn theo nhóm; HS thi kể theo lời nhân vật, GV nhận xét, khen
những HS kể hay.
4. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* GV gợi ý cho HS tự nêu câu hỏi.
- Có thể đặt câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
* GV đặt câu hỏi cho HS ?
+ Vì sao người coi ngục gọi Trọng là "Ông Nhỏ"
+ Vì sao thực dân Pháp xử bắn anh khi anh chưa đến tuổi vị thành niên ?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? ( Xem SGV T15 ).
- 1 HS điều khiển lớp thảo luận để tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- GV nhận xét , chốt lại ý nghĩa câu chuyện.
IV Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học,bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện bằng cách nhập vai nhân vật khác nhau.
LỚP 4A:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CẤU TẠO CỦA TIÊNG
I. Yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng ( âm đầu, vần, thanh)- ND ghi nhớ.
- Điền được cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu( mụcIII)
II. Chuẩn bị: Sơ đồ cấu tạo tiếng, bộ chữ cái ghép tiếng.

III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
a. Phần nhận xét:
- HS nêu yêu cầu bài tập. 2 HS làm mẫu.
Kết quả: dòng đầu 6 tiếng, dòng còn lại 8 tiếng
- 1 HS đánh vần tiếng "bầu", cả lớp đánh vần, 1 HS làm mẫu
- HS ghi kết quả bảng con. HS trao đổi theo cặp tiếng" bầu"
- HS nêu nhận xét tiếng"bầu" gồm 3 phần( âm đầu, vần, thanh)
- Tương tự cho các tiếng còn lại( làm vở nháp)
- HS trình bày, nhận xét: Tiếng do âm đầu, vần, thanh tạo thành.
- HS nêu các tiếng có đủ bộ phận và các tiếng không đủ bộ phận.
VD: thương, lấy, bí, ơi
b. Phần ghi nhớ: HS đọc( 2- 3 em)
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
6
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
- GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn sơ đồ cấu tạo tiếng. HS nêu kết luận ở SGK.
3. Luyện tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu, làm mẫu 2 tiếng đầu, các tiếng sau HS làm vở
Mẫu: tiếng Âm đầu Vần Thanh
Nhiễu nh iêu ngã
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Nhóm 2 hoạt động, nêu kết quả
Đáp án: chữ " Sao"
IV.Củng cố- dặn dò: - HS nêu nội dung chính của bài. Học thuộc câu đố
- GV nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị: luyện tập về cấu tạo của tiếng.
Thứ 4: Ngày soạn: 20 tháng 8 năm 2009
Lớp 5A Ngày giảng: 26 tháng 8 năm 2009
TẬP ĐỌC : QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA

I.Yêu cầu :
-Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng những từ ngữ tả màu vàng của
cảnh vật.
-Hiểu nội dung : bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp ( trả lời được câu hỏi trong
SGK)
- Bổ sung luyện đọc: sương sa, vàng xuộm
II. Chuẩn bị:
- Sưu tầm những bức ảnh có màu sắc về quang cảnh và sinh hoạt ở làng quê vào ngày
mùa. Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2-3 HS đọc thuộc lòng đoạn văn (đã xác định) trong "Thư gửi các học
sinh"; trả lời 1-2 câu hỏi (Trang 11-SGK).
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc :
- Một HS khá đọc toàn bài.
- 4HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn (1-2 lượt).
Phần 1: câu mở đầu.
Phần 2: Tiếp theo, đến như những chuổi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
Phần 3: tiếp theo, đến qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
Phần 4 : những câu còn lại.
Khi HS đọc xong, GV kết hợp sửa lổi, phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng.
Câu: Có lẽ thường khi.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
7
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
HS đọc tiếp nối lần 2
- Giải nghĩa từ (cây) lụi, kéo đá, hợp tác xã.

- HS luyện đọc theo N4, một nhóm thi đọc nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài :
Câu 1 : Thảo luận nhóm đôi, kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ
màu vàng (trả lời: xem SGV T51).
Câu 2 : Mỗi HS chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em
cảm giác gì ? (trả lời- xem SGV T52).
=> Rút ý 1 của bài văn (màu sắc của làng quê vào ngày mùa).
Câu 3 : HS nhóm 4 trả lời câu hỏi.
- Những chi tiết nào về thời tiết và con người làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp
và sinh động ?
(Trả lời : Xem SGV T52)
=> Rút ý (thời tiết và con người trong cảnh ngày mùa)
Câu 4: HS đọc lướt toàn bài trả lời.
=> Rút ý 3 của bài văn (tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương).
c. Đọc diễn cảm
- Bốn HS đọc diễn cảm đoạn văn từ "Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại đến
quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới".
- HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
-HS khá, giỏi đọc diễn cảm toàn bài, nhận xét, ghi điểm
IV. Củng cố, dặn dò :
- HS nêu nội dung chính của bài văn, nhận xét.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; chuẩn bị "Nghìn năm văn hiến".
Lớp 4A
Kể chuyện: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
I. Yêu cầu:
-Nghe kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn
bộ câu chuyện sự tích hồ Ba Bể.
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những

con người giàu lòng nhân ái.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa truyện, tranh, ảnh hồ Ba Bể
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy Hoạt động học
1, Giới thiệu bài -HS lắng nghe
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
8
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
2. Bài mới:
a. GV kể chuyện: giọng chậm rãi, nhẹ
nhàng.
GV kể lần 1 toàn bộ ND câu chuyện
-Giải nghĩa từ khó: SGV
GV kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ
GV nêu ND câu chuyện: Giải thích sự
hình thành hồ Ba Bể và ca ngợi những
con người giàu lòng nhân ái.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi
ND, ý nghĩa của câu chuyện.
- HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của
câu chuyện
- HS thi kể chuyện trong nhóm. Mỗi em
kể một đoạn sau đó kể toàn bộ câu
chuyện.
- HS thi kể trước lớp
+ các nhóm thi kể tiếp nối nhau toàn bộ
ND câu chuyện( mỗi em thi kể một
đoạn vừa kể vừa chỉ vào tranh )
+ Các nhóm thi kể toàn bộ câu
chuyện( mỗi nhóm cử một bạn thi kể)

- cả lớp cùng nêu câu hỏi giao lưu cùng
bạn kể
-Nhận xét bạn kể.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện trên em hiểu được
điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về mhà tập kể lại chuyện cho
người thân nghe. Chuẩn bị trước kể
chuyện của tuần 2.”Nàng tiên ốc”
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc tiếp nối
- HS kể theo nhóm 4
- Mỗi nhóm 4 em kể tiếp sức nhau.
Ngoài mục đích giải thích sự hình thành
hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều
gì?
-Câu chuyện ca ngợi những con người
giàu lòng nhân ái. Khẳng định người giàu
lòng nhân ái sẽ được đền đáp sứng đáng.
-HS lắng nghe
Thứ 5: Ngày soạn: 24 tháng 8 năm 2009
Lớp 5A Ngày giảng: 27 tháng 8 năm 2009
TẬP LÀM VĂN : CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I.Yêu cầu :
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
9
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
-Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh : mở bài, thân bài, kết bài (nội dung
ghi nhớ)

-Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III)
- Làm văn hay.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ ghi sẳn nội dung cần ghi nhớ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
10
Giỏo ỏn Ting Vit lp 4- 5
Luyện từ và câu : Luyện tập về từ đồng nghĩa .
I.Yờu cu
-Tìm đợc cỏc từ đồng nghĩa ch mu sc ( 3 trong s 4 mu nờu BT1) v t cõu vi
1 t tỡm c BT1 (BT2)
-Hiu ngha cỏc t trong bi hc .
-Chọn c từ thích hợp hon chnh bi vn(BT3).
II.Chu n b :
-3 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1 và 3.
III. Cỏc hot ng dy hc :
Hoạt độngdạy Hoạt động học
A.Bài cũ :
Thế nào là từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ
đồng nghĩa hoàn toàn ?Thế nào là từ đồng
nghĩa khụng hoàn toàn ? Nêu ví dụ ?
- Nhận xét , ghi điểm .
B. Bài mới :
1, Giới thiệu bài :
2, Hớng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu
GV hng dn
- Cả lớp và GV nhận xét .
* Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu .

-Mời HS lên bảng viết câu
mình đặt đợc, ( tiếp sức theo nhóm )
- Cả lớp và GV nhận xét .Kết
luận nhóm thắng cuộc .
Bài tập 3 :
-HS đọc yêu cầu của bài
-Cả lớp và GV nhận xét .
-GV c bi lm mu cho HS tham kho
IV.Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét giờ học .
- Về nhà đọc lại đoạn văn .
2 HS lên bảng tr li.
-1-2 HS đọc yêu cầu .
-HS làm việc theo nhóm 2 .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
làm việc .
-HS làm bài vào vở .
-1-2 HS đọc yêu cầu .
-HS đặt câu .
Ví dụ :
- Vờn cải nhà em mới lên xanh mớt .
- Búp hoa lan trắng ngần .
-HS đọc yêu cầu của bài .
-1 HS đọc đoạn văn.
-HS làm bài các nhân.
-2 HS làm vào giấy khổ to và dán lên
bảng.
-HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài.
-HS lng nghe

Th 6: Ngy son: 26 thỏng 8 nm 2009
Lp 5A Ngy ging: 28 thỏng 8 nm 2009
Tập làm văn : Luyện tập tả cảnh .
I.Yờu cu:
-Nờu c nhng nhn xột v cỏch miờu t cnh vt trong bi Bui sm trờn cỏnh
ng
Giỏo viờn: Lờ Th Thanh Hoa
11
Giỏo ỏn Ting Vit lp 4- 5
-Lp c dn ý bi vn t cnh mt bui trong ngy
II.Chun b
Tranh ảnh quang cảnh một số vờn cây, công viên .
Giấy khổ to , bút dạ .
III.Cỏc hot ng dy hc
Hoạt động dạy Hoạt động học
A. Bài cũ :Bài văn tả cảnh gồm có mấy
phần? Đó là những phần nào ?
- Nêu rõ yêu cầu từng phần ?
B. Bài mới :
1, Giới thiệu bài :
2, Hớng dẫn HS làm bài tập :
a, Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu
-Cả lớp và GV nhận xét .
-GV nhấn mạnh nghệ thuật quan
sát tinh tế của tác giả .
b, Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu
- GV giới thiệu một vài tranh ảnh
minh hoạ vờn cây , công viên ,
đờng phố .
- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà .

-Dn ý s lc
+ Mở bài :Giới thiệu bao quát cảnh yên
tĩnh của cụng viờn vo bui sỏng.
+ Thân bài : Tả các bộ phận của cảnh vật :
Cây cối ,mặt hồ ,chim chóc
+ Kết bài : Nêu cảm nghĩ (em rt thớch
n cụng viờn vo nhng bui sm mai)
- Cả lớp cùng GV nhận xét .
IV. Củng cố , dặn dò :
Nhận xét tiết học .Tiếp tục hoàn chỉnh dàn
ý .Chuẩn bị cho bài TLV sau
-2 HS lên bảng trình bày .
- Nhận xét , ghi điểm.
-HS lng nghe
-1 HS đọc yêu cầu
HS đọc thầm lại đoạn văn và tự làm
bài cá nhân .
Một số HS trình bày trớc lớp .
-1 HS đọc yêu cầu .
-HS quan sỏt
-HS tự lập dàn ý vào bài tập .
-2-3 HS làm vào giáy khổ to
-HS nối tiếp nhau trình bày .
-HS tự sửa lại dàn ý của mình
-HS lng nghe
Lp 4A
LUYN T V CU: LUYN TP CU TO CA TING
I.Yờu cu:
-in c cu to ca ting theo 3 phn ó hc (õm u, vn, thanh) theo bng mu
BT1

-Nhn bit c cỏc ting cú vn ging nhau BT2, BT3
II. Chun b: - Bng ph v sn s cu to ca ting v phn vn. B xp ch
III. Hot ng dy hc:
A. Kim tra bi c: 2 HS lm bi trờn bng lp phõn tớch 3 b phn ca cỏc ting: lỏ
lnh ựm lỏ rỏch. C lp lm bng con, nhn xột .
B. Dy bi mi:
Giỏo viờn: Lờ Th Thanh Hoa
12
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
1. Giới thiệu bài: Luyện tập để nắn chắc cấu tạo của tiếng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1: - 1 HS đọc ND bài tập 1, đọc ví dụ và mẫu trong SGK.
- HS làm việc theo cặp, trình bày kết quả, rút ra đáp án đúng.
Tiếng âm đầu Vần thanh
Khôn Kh ôn Ngang
Ngoan Ng oan Ngang
đối đ ôi Sắc
đáp đ ap Sắc
Bài tập 2: HS đọc nhanh và trả lời miệng các tiếng bắt vàn với nhau trong câu tục
ngữ trên: ngoài- hoài.
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu bài tập, làm nhanh bài tập.
Đáp án: + choắt- thoắt, xinh- nghênh
+ choắt - thoắt ( vần oắt)
+ xinh- nghênh (vần inh- ênh)
Bài tập 4: Em hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
( Hai tiếng có vần giống nhau- giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn).
Bài tập 5: HS thi giải câu đố
Đáp án: Dòng 1: út
Dòng 2: ú (mập)
Dòng 3,4: bút

IVCủng cố- dặn dò:
- Tiếng có cấu tạo NTN? Những bộ phận nào nhất thiết phải có? Nêu ví dụ.
- GV nhận xét tiết học và dặn dò về nhà ôn lại bài, xem bài MRVT.
TUẦN 2: Thứ 2 : Ngày soạn:4 tháng 9 năm 2009
Lớp 5A Ngày giảng: 7 tháng 9 năm 2009
Tập đọc: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I.Yêu cầu :
-Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bản thống kê.
-Hiểu nội dung : Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị:- Tranh văn miếu Quốc Tử Giám
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
13
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
A. Bài cũ :
- 2 HS đọc bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa", trả lời những câu hỏi 1 và 4 (SGK
11)
- GV nhận xét , ghi điểm
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : - HS quan sát tranh Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
2. Hướng dẫn học sinh :
a. Luyện đọc:
-1 HS đọc toàn bài
-GV chia 3 đoạn: Đoạn 1 : Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau.
Đoạn 2 : Bảng thống kê.
Đoạn 3 : Phần còn lại
-GV H đọc bảng thống kê.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài văn .

Luyện đọc: đỗ, tiến sĩ, chứng tích
3 HS đọc nối tiếp lại. Nhận xét, hiểu các từ ngữ (văn hiến, văn miếu, Quốc Tử Giám,
tiến sỹ, chứng tích).
- HS luyện đọc theo N3,1 nhóm đọc bài. Nhận xét.
- Một, hai em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài :
- Đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1: HS thảo luận nhóm đôi. Đến thăm Văn Miếu,
khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ? (Trả lời SGV T64).
Hiểu: tiến sĩ
=>Rút ý đoạn 1 - nước ta mở khoa thi tiến sĩ từ rất sớm (1075)
Câu hỏi 2 : Từng em làm việc cá nhân, phân tích bảng số liệu này theo yêu cầu đã
nêu. (Trả lời SGV - T64)
=> Rút ý đoạn 2 : những chứng tích về nền văn hiến lâu đời ở nước ta.
Đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 3 ( Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo
học)
c. Luyện đọc lại :
3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn. Tìm giọng đọc. GV uốn nắn để các em có giọng
đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn văn trong văn bản.
-Chọn đoạn 3. N4 , thi đọc,nhận xét.
- 1 HS đọc cả bài.
IV Củng cố, dặn dò :
- HS rút nội dung của bài - GV bổ sung- HS nhắc lại.
-GDHS bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, thi đua học tập tốt.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài văn.

Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
14
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
Chính tả :(Nghe- viết) : LƯƠNG NGỌC QUYẾN

I. Yêu cầu :
-Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2 ; chép đúng phần của
các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu BT3
-Trình bày sạch, đẹp
II. Chuẩn bị :
- Bút dạ + vài tờ phiếu phóng to mô hình cấu tạo tiếng trong BT3
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ :
- 2 HS lên bảng, trả lời và làm vào bảng lớp.
- Lớp làm vào bảng con.( Tìm và ghi lai 3 cặp từ theo yêu cầu).
? Em hãy nhắc lại quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/k. Tìm cho cô 3 cặp từ
bắt đầu bằng ng- ngh, gh/ gh, c/k.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài :
2. Nghe viết :
* GV đọc bài chính tả một lượt: giọng to, rõ, thể hiện niềm cảm phục, giới thiệu nét
chính về Lương Ngọc Quyến ( SGV T65).
HS luyện viết bảng con những từ dễ viết sai : Lương Ngọc Quyến, ngày 30/8/1917,
khoét, xích sắt
Dặn HS trước khi viết.
* GV đọc cho HS viết theo qui trình; Đọc cho HS dò bài .
* Chấm bài, HS đổi vở soát lại bài.
Nhận xét về ưu, khuyết điểm.
3. Làm BT chính tả :
* Hướng dẫn HS làm BT2.
- HS đọc yêu cầu của BT2 - HS làm vở.
- Cho HS trình bày kết quả, GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng – SGV T65
* Hướng dẫn HS làm BT3: HS đọc yêu cầu BT; HS làm việc cá nhân vào vở.
GV giao phiếu cho 3 HS, cho HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng-

SGV T65.
4. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại vào vở BT3. Xem bài sau.
Lớp 4a
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
15
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
CHÍNH TẢ( nghe-viết): MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC
I.Yêu cầu
-Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, đúng quy định.
-Làm đúng BT2 và BT3 a/b, hoặc BTCT phương ngữ.
-HS viết đẹp
II. Chuẩn bị: Phiếu bài tập ghi bài tập 2
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài củ: HS viết bảng những tiếng có âm đầu là l/n.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu, mục đích của tiết học.
b. Hướng dẫn HS nghe-viết:
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGk - HS theo dõi.
- HS viết bảng con: khúc khuỷu; gập ghềnh; liệt và một số tên riêng cần viết hoa ở
trong bài (Vinh Quang; Chiêm Hoá; Tuyên Quang )
- GV đọc lại bài chính tả, nhắc nhở HS trước khi viết bài.
- GV đọc HS viết bài theo quy trình.
- HS soát bài theo nhóm 2 - GV chấm một số bài- nhận xét bài viết của HS.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài- thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm trình bày chốt kết quả đúng.
Đáp án: Lát sau- rằng- phải chăng-xin bà- băn khoăn- không sao- để xem.
Bài 3: HS thi giải đáp câu đố

Đáp án: sao - sáo; trăng - trắng
IV. Củng cố- dặn dò:
- HS về nhà tìm 10 tiếng chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x
- Đọc lại mẫu chuyện vui tìm chỗ ngồi. Chuẩn bị bài tiết sau.
Thứ 3 : Ngày soạn: 5 tháng 9 năm 2009
Lớp 5A Ngày giảng: 8 tháng 9 năm 2009
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC
I.Yêu cầu :
-Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc trong bài TĐ hoặc CT đã học (BT1) ;
tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc (BT2) ; tìm được một số từ chứa
tiếng quốc (BT3)
-Đặt câu được với một trong những từ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4)
II.Chuẩn bị: phiếu, bút dạ
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ :
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
16
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
? - Em hãy tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen( HS1)
- Em hãy làm BT3. (HS2)
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện tập:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu BT1; HS làm việc cá nhân.
+ Các em đọc lại bài Thư gửi các học sinh, tìm từ đồng nghĩa với tổ quốc.
- Cho HS trình bày kết quả; GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Các từ đồng nghĩa với tổ quốc là : nước nhà, non sông.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của BT2- HS làm việc theo cặp.

+ Ngoài từ nước nhà, non sông đã biết, các em tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ
Tổ quốc.
- HS các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Những từ đồng nghĩa với Tổ quốc là: đất
nước, nước nhà, quốc gia, non sông, giang sơn, quê hương
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của BT3. HS làm việc cá nhân.
+ Các em hãy tra từ điển và tìm những từ chứa tiếng Quốc và ghi những từ vừa tìm
được vào giấy nháp.
- Cho HS trình bày kết quả. GV nhận xét, chốt lại những từ đúng : quốc ca, quốc kì,
quốc huy, quốc phòng, ái quốc, vệ quốc, quốc khánh…
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu BT4, GV giải thích các TN quê hương,quê mẹ,quê cha đất tổ, nơi
chôn rau cắt rốn. HS làm việc cá nhân, mỗi em đặt một câu.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và khẳng định những câu HS đặt đúng, đặt hay.
IV. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. GD học sinh yêu quê hương đất nước.
- Dặn HS về nhà viết vào vở các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Yêu cầu :
-Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ
ràng, đủ ý.
-Hiểu nội dung chính và biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
17
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
- Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước .
- Tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.

III. Các hoạt động dạy - học:
B.Bài cũ : 2 HS kể lại câu chuyện "Lý tự Trọng" và trả lời câu hỏi :
?Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
GV ghi đề lên bảng, 1 HS đọc đề bài.
Đề : Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về các anh hùng, danh nhân của nước
ta.
- Yêu cầu đề bài cần kể chuyện gì? GV gạch chân những TN cần chú ý.
-GV giải nghĩa từ danh nhân.
-4 HS đọc nối tiếp 4 gợi ý,GV nhắc thêm, kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà.
-HS nói câu chuyện các em kể.
-Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm 2, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
-HS thi kể trước lớp.
-GV dán tiêu chí đánh giá bài kể chuyện, viết tên HS và tên chuyện. HS kể xong HS
dưới lớp giao lưu câu hỏi.
- Lớp nhận xét theo các tiêu chuẩn, bình chọn HS kể hay, đặt câu hỏi thú vị nhất.
- GV nhận xét và khen ngợi.
3. Củng cố, dặn dò :
-HS nhắc lại tên một số câu chuyện đã kể trong giờ học.
-GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà kể lại câu chuyện.
Lớp 4a
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU- ĐOÀN KẾT
I. Yêu cầu
-Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về
chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1, BT4); nắm được cách dùng một
số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2, BT3)

-HS biết nhân hậu, đoàn kết
II. Chuẩn bị: bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài củ: HS viết bảng tiếng chỉ người trong gia đình mà phần vần
- có1 âm: bố, mẹ chú, dì
- có 2 âm: bác, thím, cậu
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
18
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
2. Dạy bài mới: GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập- trao đổi nhóm 2, nhận xét , chốt kết quả.
Đáp án: a. lòng nhân ái, lòng vị tha, tình thân ái, bao dung, thông cảm
b. Trái nghĩa với nhân hậu là hung ác, tàn ác, cay độc, hung dữ
c. ủng hộ, hổ trự, bảo vệ, bênh vực, che chở, nâng đỡ
d. Trái nghĩa với đùm bọc: ăn hiếp, hà hiếp
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập- thảo luận nhóm 2- trình bày
Đáp án: a. nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
b. nhân hậu, nhân ái, nhân đức, nhân từ.
Bài 3: HS mỗi em chọn 1 từ ở bài tập 2 để đặt câu- trình bày, GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc yêu cầu thảo luận theo nhóm 4- trình bày
Đáp án: a. khuyên người ta biết sống hiền lành, nhân hậu vì sống hiền lành nhân hậu
sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn.
b. Chê người có tính xấu, ghen tị khi thấy người khác may mắn, hạnh phúc.
c. Khuyên người ta biết doàn kết với nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh.
IV.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học
- Dặn HS học bài và chẩn bị bài sau.
Thứ 4 : Ngày soạn: 6 tháng 9 năm 2009
Lớp 5A Ngày giảng: 9 tháng 9 năm 2009
Tập đọc : SẮC MÀU EM YÊU
I.Yêu cầu :

-Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
-Hiểu nội dung ý nghĩa bài thơ : Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu,
những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trog
SGK ; thuộc lòng những khổ thơ em thích)
-Đọc bài tốt.
II.Chuẩn bị : Tranh ở SGK, bảng phụ
III Các hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc lại bài "Nghìn năm văn hiến" và trả lời các câu hỏi 1,2,3 (SGK - T16)
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn học sinh :
a. Luyện đọc.
- Một HS khá đọc bài thơ.
- HS tiếp nối nhau đọc 8 khổ thơ. Luyện đọc cho HS, chú ý các từ : sắc, óng ánh, bát
ngát.
-HD đọc khổ thơ cuối, giọng trải dài, nhẹ nhàng.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
19
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
-8 HS đọc tiếp nối lại.
- HS luyện đọc theo cặp. Gọi HS đọc, nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
HS đọc thầm cả bài thơ, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ dưới sự điều
khiển của 1-2 HS khá, giỏi.
- Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ? (Trả lời SGV T75)
- Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào ? (Trả lời SGV – T75).
- Hiểu: áo sờn bạc
- Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các màu sắc đó? N3 ( vì sắc màu gắn bó với những sự vật,

những cảnh, những con người bạn yêu qúy)
- Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước ?
(Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước)
c. Đọc diễn cảm và HTL những khổ thơ em thích.
- HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. GV hướng dẫn tìm đúng giọng đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối (GV đọc diễn cảm 2 khổ
thơ để làm mẫu - HS luyện đọc theo cặp, HS thi đọc diễn cảm trước lớp).
-HS nhẩm nhẩm HTL những khổ thơ mình thích.
-Cho HS thi đọc thuộc lòng (theo tổ).
IV.Củng cố, dặn dò :
=> Rút nội dung bài thơ
Liên hệ HS yêu quê hương đất nước.Yêu quý, bảo vệ những sắc màu, những con
người và sự vật xung quanh.
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về HTL những khổ thơ yêu thích, đọc trước vở kịch lòng dân.
Lớp 4a
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC
I.Yêu cầu:
-Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình
-Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Con người cần yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau
-Thể hiện lời kể tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ , nét mặt , biết thay đổi giọng
kể cho phù hợp với nội dung truyện .
II.Chuẩn bị:
-Các tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK trang 18.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
20
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5

- Gọi 3 HS kể lại câu chuyện : Sự tích hồ
Ba Bể
- Nhận xét cho điểm từng HS
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ và hỏi : Bức tranh
vẽ cảnh gì ?
- Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ
tập kể lại câu chuyện cổ tích bằng thơ
Nàng tiên Ốc bằng lời của mình
b) Tìm hiểu câu chuyện
-GV đọc diễn cảm toàn bài thơ
- Gọi HS đọc bài thơ .
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời
câu hỏi
+ Bà lão nghèo làm gì để sống ?
+Con Ốc bà bắt có gì lạ ?
+ Bà lão làm gì khi bắt được Ốc ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời
câu hỏi : Từ khi có Ốc , bà lão thấy trong
nhà có gì lạ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả
lời câu hỏi.
+ Khi rình xem , bà lão thấy điều gì kì la?

+ Khi đó , bà lão đã làm gì ?
+ Câu chuyện kết thúc như thế nào ?

c) Hướng dẫn kể chuyện
- Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời

của em ?
- Gọi 1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
- Chia nhóm HS , yêu cầu HS dựa vào
tranh minh họa và các câu hỏi tìm hiểu ,
- 2 HS tiếp nối nhau kể lại truyện
- 1 HS kể lại toàn bộ truyện và nêu ý nghĩa
của truyện
- bà lão đang ôm một nàng tiên cạnh cái
chum nước
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn thơ , 1 HS đọc
toàn bài.
+ Bà kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.
+ Nó rất xinh ,vỏ biêng biếc xanh , không
giống như ốc khác.
+ Thấy Ốc đẹp ,bà thương không muốn
bán thả vào chum nước.
- Đi làm về , bà thấy nhà cửa đã được quét
sạch sẽ , đàn lợn đã được cho ăn , cơm
nước đã nấu sẵn , vườn rau đã nhặt cỏ sạch.
+ Bà thấy một nàng tiên từ trong chum
nước bước ra
+ Bà bí mật đập vỡ vỏ ốc , rồi ôm lấy nàng
tiên
+ Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên
nhau . Họ yêu thương nhau như hai mẹ
con.
- Là em đóng vai người kể kể lại câu
chuyện , với câu chuyện cổ tích bằng thơ

này , em dựa vào nội dung truyện thơ kể lại
chứ không phải là đọc lại từng câu thơ.
-1 HS khá kể lại , cả lớp theo dõi
- HS kể theo nhóm.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
21
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
kể lại từng đoạn cho các bạn nghe .
- Kể trước lớp : Yêu cầu các nhóm cử đại
diện lên trình bày .
+ Yêu cầu HS nhận xét sau mỗi HS kể .
d) Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong
nhóm .
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp .
- Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể
hay nhất lớp .
- Cho điểm HS kể tốt .
e) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
-Yêu câu HS thảo luận cặp đôi ý nghĩa
câu chuyện.
- Gọi HS phát biểu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện nàng tiên Ốc giúp em hiểu
điều gì ?
- Em có kết luận như thế nào về ý nghĩa
câu chuyện ?
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho
người thân nghe và tìm đọc những câu
chuyện nói về lòng nhân hậu .

- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày .
Mỗi nhóm kể 1 đoạn.
+ Nhận xét lời kể của bạn theo cá tiêu chí
- Kể trong nhóm
- 2 đến 3 HS kể toàn bộ câu chuyện trước
lớp.
- Nhận xét.
- Nhận xét .
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi về ý nghĩa
câu chuyện
- 3 đến 5 HS trình bày : Con người cần yêu
thương , giúp đỡ lẫn nhau
- Con người phải thương yêu nhau, giúp đỡ
lẫn nhau. Ai sống nhân hậu , thương yêu
mọi người sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
- Nhiều HS trình bày ý nghĩa theo suy nghĩ
của mình.
-HS lắng nghe
Thứ 5 : Ngày soạn: 7 tháng 9 năm 2009
Lớp 5A Ngày giảng: 10 tháng 9 năm 2009
TẬP LÀM VĂN : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Yêu cầu :
-Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và bài Chiều tối (BT1)
-Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết học trước, viết
được một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2)
-HS viết văn hay.
II. Đồ dùng dạy - học: HS vở TLV
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ:
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa

22
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
- 2 HS lần lượt đọc lại bài viết hoàn chỉnh của mình, GV nhận xét chung, ghi điểm.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện tập:
Bài 1 :
- Hướng dẫn HS làm BT1, cho HS đọc yêu cầu BT, HS làm việc cá nhân.
+ Các em đọc bài văn "Rừng trưa" và bài "Chiều tối".
+ Tìm những hình ảnh em thích trong mỗi bài văn. Vì sao em thích.
- Cho HS trình bày và nêu lý do vì sao những hình ảnh đó em thích.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS làm BT2, cho HS đọc yêu cầu của BT. HS làm việc cá nhân.
+ Các em xem lại dàn bài về một buổi trong ngày trong vườn cây, chọn viết một
đoạn văn cho phần thân bài dựa vào kết quả đã quan sát được
+ HS làm bài
- HS trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét cách viết, về nội dung đoạn văn các em đã trình bày, khen những HS
viết đoạn văn hay.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý và đoạn văn đã viết ở lớp
chuẩn bị cho tiết TLV tiếp theo.
- HS về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát để tiết sau học.

Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.Yêu cầu :
-Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1) ; xếp được các từ vào các nhóm từ
đồng nghĩa (BT2)
-Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3)
-HS nắm chắc từ đồng nghĩa

II. Chuẩn bị : Phiếu BT
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : Tìm từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện tập:
Bài 1 :
- Hướng dẫn HS làm BT1.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
23
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
+ Cho HS đọc yêu cầu của BT1, HS làm N2, đọc đoạn văn đã cho, tìm những từ
đồng nghĩa có trong đoạn văn đó.
+ HS trình bày kết quả bài làm
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng, những từ đồng nghĩa với mẹ, u, bu, bầm, bu,
mạ.
Bài 2:
- Hướng dẫn HS làm BT2.
+ HS đọc yêu cầu của BT2, 1 HS nêu cách làm, HS làm việc theo N3, đọc các từ đã
cho, xếp các từ đã cho ấy thành từng nhóm từ đồng nghĩa.
+ Các nhóm trình bày kết quả bài làm, lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại kết qủa đúng, các nhóm từ đồng nghĩa như sau :
* bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
* lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp lánh, lấp loáng.
* vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS làm BT3.
+ HS đọc yêu cầu của BT3, HS làm bài cá nhân vào vở.
+ GV giao việc : viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số

từ đã nêu ở BT2.
+ Cho HS làm bài và trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng và khen những HS viết đoạn văn hay.
IV.Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả.
- Chuẩn bị bài sau

Thứ 6 : Ngày soạn: 8 tháng 9 năm 2009
Lớp 4A Ngày giảng: 11 tháng 9 năm 2009
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU HAI CHẤM
I.Yêu cầu:
-Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ)
-Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi
viết văn (BT2)
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi ND ghi nhớ.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS làm BT1 và BT4 bài: mở rộng vốn từ nhân hậu- đoàn kết.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài
a. Phần nhận xét:
- 3 HS đọc 3 ý ở bài tập 1. cả lớp đọc thầm.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
24
Giáo án Tiếng Việt lớp 4- 5
- HS thảo luận nhóm 2 với ND: trong các câu văn, câu thơ đó dấu hai chấm có tác
dụng gì?
- GV tổng hợp ghi bảng:
a. Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ, ở trường hợp này dấu hai
chấm cùng phối hợp với dấu ngoặc kép.
b. Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nóicủa Dế Mèn. Dờu hai chấm cùng phối hợp
với dấu ngạch đầu dòng.

c. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều la mà bà già
nhận thấy khi về nhà
b. Phần ghi nhớ: 2-3 HS nêu
3. Luyện tập:
Bài 1: 2 HS đọc câu a,b. cả lớp đọc thầm - thảo luận nhóm 4, trình bày.
a. Dấu hai chấm thứ nhất( phối hợp với dấu -) có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau
nó là lời nói của nhân vật " tôi" ( người cha).
Dấu hai chấm thứ hai ( phối hợp với dấu" " ) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô
giáo.
b. Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước
Bài 2: HS nêu yêu cầu - GV nhắc HS: để báo hiệu lời nói nhân vật có thể dùng dấu
hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép trường hợp cần giải thích thì dùng dấu hai chấm.
- HS viết bài văn vào vở - GV chấm bài 1 tổ.
- Một số HS đọc bài làm của mình cho cả lớp cùng nghe.
IV. Củng cố - dặn dò: - Dấu hai chấm có tác dụng gì?
- Tìm các bài học 3 trường hợp dùng dấu hai chấm
- Xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Lớp 5a
Tập làm văn : LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Yêu cầu :
-Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai
hình thức : nêu số liệu và trình bày bảng (BT1)
-Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2)
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Chuẩn bị: phiếu BT
A. Bài cũ : 2 HS đọc đoạn văn đã làm trong tiết TLV trước.
-GV nhận xét chung, ghi điểm.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Luyện tập:

Bài 1 :
- Hướng dẫn HS làm BT1.
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hoa
25

×