CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN TÂM THẦN
(Kỳ 1)
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Đặt vấn đề:
Những thế kỷ trước đây, dưới sự thống trị của nhà thờ và chế độ phong
kiến, bệnh nhân tâm thần hầu như không được điều trị mà chỉ đuợc nhận các hình
thức cực hình tàn bạo. Từ năm 1793, bác sĩ người pháp Pilippe Pinel (1745 -
1826) đã mang “hơi ấm của tình người” (chaleur humaine) đến cho các người
bệnh tâm thần ở 2 trại: Bicetre và Salppetriere.
P. Pinel là người đầu tiên đã xoá bỏ xiềng xích, cải tạo hoàn cảnh, cải tiến
chế độ săn sóc cho bệnh nhân tâm thần, ông đã đưa những bệnh nhân tâm thần về
vị trí người bệnh theo đúng nghĩa của nó.
Từ sau năm 1973 đến nay, việc điều trị bệnh nhân tâm thần có nhiều tiến
bộ, nhiều phương pháp điều trị khác nhau lần lượt ra đời. Đặc biệt chú ý là từ khi
người ta tìm ra các loại thuốc hướng tâm thần thì tâm thần học chuyển một giai
đoạn mới - giai đoạn xác định được vị trí của mình trong sự phát triển chung của
Y học.
2. Phân loại các phương pháp điều trị tâm thần:
Cho đến nay các phương pháp điều trị bệnh tâm thần có thể chia ra làm 2
nhóm liệu pháp chính:
a. Các liệu pháp sinh học:
+ Liệu pháp sinh học tác động trực tiếp lên cơ thể gọi là khách thể sinh học.
+ Liệu pháp sinh học tác động lên bệnh tật gọi là các quá trình sinh học bao
gồm:
- Các liệu pháp chung:
- Các liệu pháp hoá dược
- Các liệu pháp chuyên biệt.
b. Các liệu pháp tâm lý - xã hội:
Tác động lên nhân cách người bệnh, lên người bệnh với tư cách là một
khách thể xã hội nhằm hồi phục năng lực của người bệnh, sớm đưa người bệnh trở
lại với đời sống xã hội.
3. Những quan điểm tiến bộ về điều trị từ thế kỷ thứ XVIII - XIX:
Về phương diện điều trị bệnh tâm thần trong giai đoạn từ thế kỷ thứ
XVIII đến nửa đầu thế kỷ thứ XIX đã đạt được nhiều tiến bộ có tính chất nhảy vọt
với nhiều phương pháp phong phú rất khác nhau đã làm cho Tâm thần học thay
đổi bộ mặt một cách cơ bản.
- Năm 1917, W.V.Jauregg đề xuất gây cơn sốt rét điều trị bệnh liệt tuần tiến
do giang mai.
- Năm 1934, Sakel (Áo) dùng phương pháp sốc insuline.
- Năm 1935, V. Meduna (Hungari) gây cơn co giật bằng thuốc cardiazon.
- Năm 1938, U. Cerletti, L.Bini (Ý) gây cơn co giật bằng điện.
- Năm 1949, V.A. Giliarovsky dùng máy gõ nhịp gây ngủ.
- Ngoài ra còn có một số biện pháp khác được thực hiện để điều trị bệnh
nhân tâm thần như Cloetta gây ngủ bằng thuốc.
- H. Laborit đề xuất phương pháp điều trị bệnh nhân tâm thần bằng đông
miên kết hợp với liều thuốc cocktailytique.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN
1. Liệu pháp hoá dược:
* Lịch sử nghiên cứu thuốc hướng tâm thần.
- Từ thời xa xưa, ở Ấn Độ người ta đã biết sử dụng cây “rắn cắn” để chữa
các chứng bệnh mất trí, mất ngủ, nghi bệnh.
- Vào năm 1582, Leonhard Rau wolfia - bác sĩ người Đức đã mô tả cây
“rắn cắn” và gọi là rawolfia serpentina bentami. Ngoài tác dụng giảm đau, hạ
huyết áp, thuốc này còn có tác dụng điều trị một số trạng thái hưng phấn tinh thần.
- Năm 1850, người ta sử dụng chloralhydrat chống các trạng thái kích động
tâm thần.
- Năm 1903, veronal đã được sử dụng trong lâm sàng.
- Năm 1912, sử dụng phenobarbital để gây ngủ kéo dài.
Ở Việt Nam, dưới sự thống trị của chế độ phong kiến và thực dân các bệnh
viện tâm thần hầu như không có, bệnh nhân tâm thần không được điều trị.
Theo các tài liệu của y học cổ truyền dân tộc, từ thế kỷ XVIII Hải Thượng
Lãn Ông đã có những quan niệm bước đầu về các rối loạn chức năng tâm thần.
Ông đã giải thích co giật động kinh là “âm thuộc thuỷ, thuỷ thuộc huyết, huyết
sinh ra cơ nhục, khí huyết bị hư thì không có tác dụng vinh nhuận cho gân, xương
do đó mà tay chân rời rạc” (trong Hải y cầu nguyện).
Hiện nay, tâm thần học nước ta đã kế thừa được di sản quý báu của ông cha
và tiếp thu được những kiến thức hiện đại của tâm thần học thế giới. Chúng ta đã
và đang áp dụng rộng rãi các thành tựu mà ngành tâm thần học thế giới đã đạt
được trong các lĩnh vực nghiên cứu, điều trị và giảng dạy.
* Sự ra đời của các thuốc hướng tâm thần trong thế kỷ thứ XX.
- Sự ra đời của thuốc an thần kinh đã đánh dấu một mốc son cho sự phát
triển của kỷ nguyên mới các thuốc hướng tâm thần.
Năm 1949, Charpentier đã tổng hợp thành công chlorpromazin,
Năm 1952, các nhà tâm thần học pháp, J. Delay va J. Deniker, lần đầu tiên
sử dụng chlorpromazin vào lâm sàng tâm thần cho kết quả tốt và đã mở ra một
thời kỳ mới cho việc dùng thuốc chữa bệnh tâm thần như các bệnh nội khoa khác.
Từ đó, người ta liên tiếp tổng hợp được nhiều loại thuốc hướng tâm thần khác
nhau.
- Trên cơ sở tác dụng của thuốc hướng tâm thần, nhiều phương pháp điều
trị khác nhau đã ra đời và phát huy tác dụng như: liệu pháp tâm lý, liệu pháp lao
động và các liệu pháp tái thích ứng xã hội khác. Những liệu pháp này làm cho
bệnh nhân tâm thần ngày càng được điều trị toàn diện hơn.
- Liệu pháp hoá được là một biện pháp chữa bệnh tâm thần, của P. Pinel
được xem là cuộc cách mạng thứ hai. Nó đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của tâm thần
học.
- Liệu pháp hoá học được cho phép giảm số bệnh nhân nội trú, giảm số
ngày nằm viện và đại đa số bệnh nhân có thể được điều trị ngoại trú với kết quả
tốt.
- Liệu pháp hoá học đã thu hẹp phạm vi của liệu pháp sốc điện đến mức
thấp nhất.
- Liệu pháp hoá dược đã cải thiện mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân,
bệnh nhân với bệnh nhân, bệnh nhân với gia đình, và cộng đồng. Nhờ đó, bệnh
nhân tâm thần có thể được gia đình, cộng đồng, chấp nhận và dung nạp ngày càng
nhiều hơn.
- Liệu pháp hoá dược đã thật sự làm giảm được sự đau khổ cho người bệnh
tâm thần, duy trì được khả năng lao động, làm giảm được các hành vi nguy haị, đỡ
được một phần gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Về kiến trúc bệnh viện tâm thần, hệ thống mở đã thay thế hệ thống kín,
xoá bỏ ấn tượng bệnh viện tâm thần là nhà tù. Có thể xây dựng bệnh viện tâm thần
ngay giữa thành phố nơi dân cư đông đúc, gần gũi với cộng đồng.
* Liệu pháp co giật bằng hoá dược:
- Năm 1935 Meduna người Hungari dùng camphora 25% tiêm bắp thịt để
gây co giật. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là khó xác định được liều
lượng, thời gian tiềm tàng khá lâu, có cơn co giật tái phát. Do đó, chẳng bao lâu
biện pháp này đã được thay thế bằng cardiazon 10% x 4 - 6 ml tiêm tĩnh mạch
nhanh (1ml trong thời gian/1 giây). Liều gây co giật trung bình là 5 - 6 ml.
- Esquibil (1958), dùng indoclon dạng khí có thể gây co giật.
Như vậy, rõ ràng là tác dụng của liệu pháp gây co giật chính là tác dụng của
cơn co giật.