Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẠI CƯƠNG CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC TỔN (Kỳ 3) 4. Đặc điểm lâm sàng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.77 KB, 5 trang )

ĐẠI CƯƠNG CÁC RỐI LOẠN
TÂM THẦN THỰC TỔN
(Kỳ 3)
4. Đặc điểm lâm sàng chung:
Trên cơ sở một số tiêu chuẩn của ICD - 10 về rối loạn tâm thần và hành
vi, chương F00 - F09, người ta dựa vào các biểu hiện lâm sàng để định ra một số
đặc điểm lâm sàng chung, giúp cho các thầy thuốc dễ vận dụng trong thực tiễn.
4.1. Hội chứng mê sảng (delirium):
- Hội chứng mê sảng thường gặp tron hội chứng não cấp, cơn rối loạn cấp
tính, các phản ứng thực tổn cấp tính, rối loạn do nhiễm độc cấp tính,… Bệnh kéo
dài vài giờ đến vài tuần lễ và cần sự trông nom, săn sóc tích cực của cơ sở y tế và
gia đình.
- Bệnh cảnh lâm sàng là trạng thái rối loạn ý thức với biểu hiện rối loạn tri
giác đa dạng bao gồm cả ảo ảnh kỳ lạ, các ảo tưởng và thậm chí còn có cả các ảo
thị giác thật kèm theo hoang tưởng cảm thụ các loại.
Người bệnh có rối loạn nặng hoặc mất định hướng thời gian, không gian
nhưng còn định hướng bản thân.
Cảm xúc bàng hoàng, ngơ ngác căng thẳng, không ổn định.
Hành vi phụ thuộc vào sự chi phối của ảo giác, chủ yếu là hành vi chống
đỡ, tấn công hoặc chạy trốn.

4.2. Hội chứng sa sút trí tuệ (dementia):
- Hội chứng sa sút trí tuệ là một hội chứng bệnh lý tiến triển mạn tính do
nhiều nguyên nhân. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là giảm hoặc mất năng lực phán
đoán, giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ hoàn toàn, cảm xúc không ổn định. Nhân cách
biến đổi nặng nề, suy đồi, mất khả năng thích ứng với cuộc sống.
- Mức độ sa sút trí tuệ phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh và vào
nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể gặp sa sút trí tuệ hoàn toàn nhưng hay gặp
nhất vẫn là sa sút trí tuệ từng phần, biểu hiện chủ yếu là rối loạn trí nhớ, rối loạn
cảm xúc còn có các rối loạn khác ở các mức độ khác nhau.
4.3. Các rối loạn tâm thần triệu chứng (symptomatic psychiatric disorders):


Biểu hiện lâm sàng của các rối loạn nay rất đa dạng, có liên quan chặt
chẽ đến bệnh chính. Người ta có thể mô tả khái quát bằng các triệu chứng rối loạn
tâm thần sau:
- Rối loạn lo âu có thực tổn: thường gặp là trạng thái lo âu lan toả kèm theo
hoảng sợ trên cơ sở bệnh thực tổn được xác định rõ ràng.
- Rối loạn cảm xúc thực tổn: biểu hiện chủ yếu là khí sắc thay đổi, trầm
cảm hoặc hưng cảm mức độ nhẹ kéo dài, thường hết sau một thời gian bệnh chính
đã ổn định.
- Ảo tưởng hoặc ảo giác thực tổn: trong giai đoạn cấp tính của bệnh có thể
xuất hiện ảo ảnh kỳ lạ hoặc ảo thị giác thật, thường là ảo thị khổng lồ hoặc ảo thị tí
hon, ảo thị có màu sắc rực rỡ. Những ảo giác này chi phối nhiều đến hành vi người
bệnh.
- Rối loạn nhân cách thực tổn: thường gặp là giảm khả năng hoạt động có
mục đích, cảm xúc không ổn định, khoái cảm, bông đùa không thích hợp. Có thể
gặp trạng thái vô cảm, có hành vi gây rối xã hội không mục đích, rối loạn nhịp độ
ngôn ngữ và rối loạn nhận thức.

4.4. Các hội chứng não thực tổn chọn lọc:
+ Hội chứng mất trí nhớ thực tổn.
+ Hội chứng ảo giác do rượu.
+ Hội chứng thuỳ trán.
4.5. Bệnh thần kinh hoặc các bệnh nội khoa khác kết hợp với rối loạn tâm
thần: Bao gồm các loại bệnh lý khác nhau có liên quan đến rối loạn tâm thần:
+ Lupus ban đỏ hệ thống: người ta nhận thấy khoảng 5% số bệnh nhân mắc
bệnh này có các triệu chứng thần kinh và tâm thần. Các rối loạn tâm thần thường
gặp là ảo tưởng và ảo thính giác thật cùng với trạng thái lo âu và trầm cảm.
+ Chấn thương sọ não: có biểu hiện lâm sàng phức tạp ở các mức độ khác
nhau tuỳ thuộc từng giai đoạn của bệnh.
+ Xơ cứng rải rác: biểu hiện rối loạn tâm thần chủ yếu là trầm cảm, rối loạn
nhân cách và hành vi, đôi khi gặp cả trạng thái sa sút trí tuệ đồng thời với tổn

thương thần kinh khu trú rất rõ ràng.
+ Bệnh Parkinson: triệu chứng rối loạn tâm thần xuất hiện cùng với các rối
loạn chức năng thần kinh, bắt đầu bằng các rối loạn lo âu, trầm cảm. Có thể thấy
các triệu chứng hoang tưởng và ảo giác đa dạng, rối loạn thích ứng. Số bệnh nhân
này chiếm khoảng 5%. Khoảng 40% số bệnh nhân Parkinson kết thúc bằng trạng
thái sa sút trí tuệ, thường là sa sút không hoàn toàn, chủ yếu là rối loạn trí nhớ
song song với rối loạn hình thức tư duy.
+ Bệnh động kinh, bệnh mạch máu não, bệnh nhiễm HIV đều có liên quan
đến rối loạn tâm thần ở các mức độ khác nhau.

×