Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH (Kỳ 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.58 KB, 5 trang )

NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH
(Kỳ 2)
III. NGHIỆN RƯỢU MẠN TÍNH
Nghiện rượu mạn tính xảy ra khi dùng rượu dài ngày, dần dần thường
xuyên phải tìm rượu, uống rượu. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp uống rượu
thường xuyên đều có thể coi là nghiện rượu mạn tính.
Nghiện rượu mạn tính là một bệnh lý nghiện chất độc, có các triệu chứng
cơ bản đặc trưng cho nhóm bệnh này là:
- Hội chứng nghiện.
- Hội chứng cai rượu.
- Sự thay đổi khả năng dung nạp rượu.
- Rối loạn tâm thần.
- Biến đổi nhân cách.
1. Biểu hiện lâm sàng:
A. Hội chứng nghiện:
- Nét đặc trưng, trung tâm để mô tả hội chứng nghiện là sự thèm muốn
thường mạnh mẽ, đôi khi rất mãnh liệt sử dụng rượu. Có bằng chứng là phải quay
lại sử dụng rượu sau một thời gian bỏ rượu để làm mất các cảm giác khó chịu do
nghiện.
- Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán: Chỉ đạo chẩn đoán xác định nghiện khi
có từ 3 trở lên các đặc điểm sau đây:
a. Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng rượu.
b. Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng rượu về mặt thời gian bắt
đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng.
c. Một trạng thái cai sinh lý.
d. Có bằng chứng về hiện tượng dung nạp rượu, như cần phải tăng liều để
chấm dứt hậu quả lúc đầu do liều thấp gây ra (Những người nghiện rượu có thể
dùng hàng ngày những lượng rượu đủ để làm mất năng lực hoặc gây nguy hiểm
cho những người không dung nạp được rượu).
e. Dần dần sao nhãng các thú vui trước đây, bằng thay thế cho sự thích thú
đi tìm và sử dụng rượu, tăng số thời gian cần thiết để tìm kiếm hay sử dụng rượu.


f. Tiếp tục sử dụng rượu mặc dù có bằng chứng rõ ràng về hậu quả tác hại,
như tác hại đối với gan và nhiều cơ quan khác do uống quá nhiều. Các trạng thái
khí sắc trầm tiếp theo sau những thời kỳ sử dụng rượu nặng, hoặc thiếu sót về
chức năng nhận thức tác hại của rượu.
- Khuynh hướng uống rượu một cách thường xuyên vào những ngày làm
việc và những ngày nghỉ cuối tuần bất chấp những qui tắc xã hội ràng buộc.
- Nét đặc trưng chủ yếu của hội chứng nghiện là phải sử dụng rượu hoặc
thèm muốn khó cưỡng lại dùng rượu trong thời gian cố gắng ngừng hoặc bị kiểm
soát việc dùng rượu.
B. Hội chứng cai: Hội chứng cai là biểu hiện chủ yếu của chứng nghiện
rượu, hội chứng này xuất hiện khi bệnh nhân đột nhiên ngừng uống rượu (thiếu
rượu).
- Người bệnh có khí sắc trầm, buồn chồn, bứt rứt khó chịu, đứng ngồi
không yên.
- Lo âu, sợ hãi một cách mơ hồ, các ý tưởng liên hệ thô sơ.
- Rối loạn giấc ngủ, như giấc ngủ nông, dễ giật mình, dễ thức giấc, hoặc ác
mộng hãi hùng, đôi khi mất ngủ hoàn toàn.
- Run.
- Rối loạn thần kinh thực vật (vã mồ hôi, tim đập nhanh ).
- Trong hội chứng cai rượu nặng người bệnh có thể có cơn co giật động
kinh cũng như các ảo giác về thị giác và thính giác, đặc biệt về chiều và đêm.
- Đặc trưng cho hội chứng cai rượu là những biểu hiện trên đều dịu đi hoặc
biến mất khi uống lại rượu.
- Hội chứng cai biểu hiện ngày càng tăng dần, làm người nghiện cứ sau vài
giờ lại phải uống một liều rượu nhỏ để làm dịu đi các triệu chứng trên.
Hội chứng cai rượu kéo dài từ vài giờ đến 3 - 4 tuần tùy mức độ nghiện
rượu nặng hay nhẹ.
C. Khả năng dung nạp rượu:
Đồng thời với sự phát triển của hội chứng cai rượu, ngưỡng dung nạp
rượu của người bệnh cũng thay đổi. Nghiện rượu giai đoạn đầu phát triển, người

bệnh uống lượng tăng dần nhưng càng về sau lượng rượu ngày một kém dần, có
khi chỉ một liều lượng nhỏ rượu, người bệnh đã say.
D. Rối loạn tâm thần:
- Thay đổi các phản ứng cảm xúc: Rối loạn khí sắc, khoái cảm chiếm ưu
thế, khoan khoái dễ chịu, nói năng huyên thuyên, khoác lác, hay đùa cợt, xàm xỡ,
cáu gắt, công kích dọa nạt, chửi bới tấn công người khác.
- Trạng thái khí sắc này trong một ngày có thể thay đổi từ vui nhộn, khoan
khoái với những câu bông đùa vô duyên, quá xàm sỡ chuyển sang quấy rầy, nổi
khùng, cau có, gây gỗ, độc ác hoặc có thể buồn rầu, đầy những sợ hãi, lo lắng, mơ
hồ, về đêm thường thấy những mộng mị rời rạc, ngắn ngủi hoặc những cơn rối
loạn ảo giác lẻ tẻ, thường là ảo thị (nhìn thấy rắn rết, sâu bọ, hổ báo đang rượt
đuổi theo bệnh nhân) khiến bệnh nhân có biểu hiện cảm xúc hốt hoảng sợ hãi, la
hét.
- Trí tuệ, trí nhớ, khả năng sáng tạo, sáng kiến đều giảm, tư duy trở nên thủ
cựu, người bệnh đi dần vào tình trạng sa sút tâm thần.

×