Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.6 KB, 4 trang )

STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN
QUAN ĐẾN STRESS
(Kỳ 2)
III. QUAN NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN
ĐẾN STRESS
Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ tâm căn (neurosis, nevrose) là William
Cullen (1769). Neurosis của Cullen bao gồm nhiều trạng thái bệnh lý khác nhau,
có chung một chẩn đoán âm tính là: không có sốt, không có tổn thương khu trú.
Nó là biểu hiện của rối loạn hệ thần kinh gây trở ngại chủ yếu đến cảm giác và vận
động.
Thuật ngữ neurosis được nhiều nhà tâm thần học sử dụng, nhưng mỗi tác
giả lại đưa ra những quan niệm riêng của mình.
1. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết phân tâm (Freud):
Xuất phát từ lý thuyết về ưu thế của vô thức trong hoạt động tâm thần
với thành phần chủ yếu là bản năng tình dục. Freud chia ra 2 loại neurosis chính:
Neurosis hiện thời và neurosis chuyển di (tức là chuyển từ những xung đột vô thức
thành những triệu chứng neurosis). Freud còn đưa ra loại neurosis tự yêu, khác với
neurosis chuyển di ở chỗ xung đột vô thức không chuyển di được, cố định vào bản
ngã.
Học thuyết phân tâm về neurosis ảnh hưởng rất lớn đến quan niệm của
các nhà tâm thần học trên thế giới, đặc biệt ở các nước phương Tây trong gần nửa
đầu của thế kỷ 20.
2. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết Paplov:
Paplov cho rằng neurosis xuất hiện do sự mất thăng bằng của 2 quá trình
hưng phấn và ức chế trong hoạt động của vỏ não, trên những loại hình thần kinh
đặc biệt: tâm căn Hysteria trên loại hình thần kinh nghệ sĩ yếu, tâm căn suy nhược
tâm thần (Psychasthenia) trên loại hình thần kinh lý trí yếu, tâm căn suy nhược
trên loại hình thần kinh trung gian yếu.
Học thuyết Paplov về neurosis có ảnh hưởng lớn đến các nhà tâm thần
học ở các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ trong gần nửa thế kỷ trước đây.
Ở nước ta, trước khi có ICD.10, chủ yếu áp dụng cách phân loại của Liên


Xô cũ và các rối loạn có liên quan stress được áp dụng trong lâm sàng tâm thần
học gồm có:
- Tâm căn suy nhược
- Tâm căn Hysteria
- Tâm căn ám ảnh
- Tâm căn suy nhược tâm thần
- Các bệnh cơ thể tâm sinh
- Các trạng thái loạn thần phản ứng.
3. Quan niệm và phân loại neurosis của học thuyết tập tính hay hành
vi:
- Dựa vào những thành công trong thực nghiệm về neurosis, học thuyết tập
tính cho rằng các triệu chứng neurosis là những tập tính đã bị thâm nhiễm trong
quá trình đáp ứng lại những kích thích của môi trường trong cơ chế khái quát hoá
kích thích ban đầu, các tập tính này có thể làm mất đi bằng những phương pháp
khử tập nhiễm.
- Học thuyết tập tính không đưa ra cách phân loại riêng về neurosis, không
quan tâm đến cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh, chỉ quan tâm đến cơ chế tập nhiễm
và các phương pháp khử tập nhiễm.
Học thuyết tập tính đã chiếm ưu thế ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở
Mỹ trong cuối thế kỷ 20.
4. Quan niệm và phân loại neurosis của ICD.8:
ICD.8 vốn dùng thuật ngữ neurosis và quan niệm truyên thống về
neurosis. Trong bảng phân loại, chủ yếu có 7 loại neurosis (xem bảng 1: so sánh
ICD.8 với ICD.9).
5. Quan niệm và phân loại neurosis của ICD.9:
- ICD.9 bắt đầu thay thuật ngữ neurosis bằng từ rối loạn tâm căn hoặc bằng
trạng thái (trạng thái lo âu, trạng thái ám ảnh).
- ICD.9 đã bắt đầu theo hướng mô tả triệu chứng thuần tuý không đề cập
đến các quan niệm khác nhau nằm sau từ neurosis.
- ICD.9 vẫn giữ 7 loại neurosis truyền thống theo mã 300.

- ICD.9 chưa có các tiêu chuẩn chẩn đoán kèm theo các rối loạn hay trạng
thái của neurosis và tập hợp các rối loạn tâm căn vào một chương riêng, mã 300.
(xem bảng 1: so sánh ICD.8 với ICD.9).

×