STRESS VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN
QUAN ĐẾN STRESS
(Kỳ 3)
6. Quan niệm và phân loại neurosis của ICD.10:
Các tác giả biên soạn tập ICD.10 thận trọng hơn trong việc sử dụng thuật
ngữ, không gọi các rối loạn do stress mà chỉ gọi là các rối loạn có liên quan đến
stress (RLLQS).
Trong ICD.10 các rối loạn có liên quan đến stress được phân loại ở các
chương F4, F5, F9 mà chủ yếu ở chương F4.
a) Chương F4, ICD.10:
- Các rối loạn bệnh tâm căn (neurosis) như lo âu, ám ảnh, phân ly Trong
các rối loạn tâm căn này, nhân cách có vai trò quan trọng hơn stress.
- Các rối loạn dạng cơ thể: ICD.10 dùng thuật ngữ rối loạn dạng cơ thể chỉ
một số các rối loạn trước kia gọi là rối loạn tâm thể (Psycho-somatic).
Đó là:
· Các rối loạn cơ thể hoá F45.0
· Các rối loạn dạng cơ thể không biệt định F45.1
· Các rối loạn chức năng thần kinh tự trị dạng cơ thể F45.3
. Các phản ứng với stress trầm trọng (F43.0)
Các phản ứng này bao gồm:
· Phản ứng stress cấp F43.0
· Rối loạn stress sau sang chấn F43.1
· Các rối loạn sự thích ứng F43.2
Đây là những rối loạn có liên quan chặt chẽ nhất và trực tiếp nhất với
stress. Các đặc điểm cơ bản của các phản ứng này là: Các rối loạn làm phát sinh
do hậu quả trực tiếp của stress, stress gây bệnh là những stress trầm trọng hoặc tác
động liên tục; rối loạn không xảy ra nếu không có tác động của stress.
b) Chương F5, ICD.10:
- Các rối loạn hành vi và cảm xúc khởi phát ở trẻ em và thanh thiếu niên có
liên quan đến stress: rối loạn hành vi do cảm xúc, rối loạn lo âu - ám ảnh, không
nói chọn lọc, rối loạn vận động Tic, đái dầm, nói lắp, rối loạn ăn uống Một số
trong các rối loạn này trước kia gọi là các bệnh tâm căn đơn chứng ở trẻ em.
- Các rối loạn này có liên quan nhiều đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em
như: nhân cách chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ chưa vững vàng, khó kiềm chế bản
thân, dễ bịám thị, dễ bị tổn thương, lo âu sợ hãi trước kích thích lạ. Những rối loạn
này ở trẻ em khó đánh giá vai trò của stress trong chơ chế sinh bệnh.
* ICD.10 khác với ICD.9 ở chỗ:
- ICD.10 không những bỏ thuật ngữ neurosis mà còn bỏ cả ranh giới cổ
điển của neurosis, cho hoà nhập các rối loạn tâm căn với các rối loạn tâm sinh
khác.
- ICD.10 không tuân theo các mã của ICD.9 mà dùng một hệ thống mã
khác.
- ICD.10 đưa thêm vào chương F4 nhiều rối loạn chưa được ghi trong
ICD.9 và thêm các mục nhỏ. Một số rối loạn tâm căn trong ICD.9 thành những
mục riêng nhưng trong ICD.10 trở thành những rối loạn thứ yếu, những mục nhỏ
nằm trong mục các rối loạn khác.
- Các rối loạn có liên quan đến stress trong ICD.10 được xếp vào các
chương mục phần F của ICD.10 và mỗi rối loạn đều kèm theo những tiêu chuẩn
chẩn đoán chặt chẽ.
Ở nước ta ngành Tâm thần thống nhất trong cả nước lấy ICD.10 làm cơ sở
cho tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ở bệnh viện cũng như ở cộng đồng.
III. ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN LIÊN QUAN ĐẾN STRESS
1. Nguyên tắc chung:
Stress gây nhiều rối loạn sinh học, thần kinh, tâm thần và cơ thể cho nên
phải điều trị toàn diện và kết hợp nhiều liệu pháp lấy liệu pháp tâm lý là chủ yếu:
+ Liệu pháp tâm lý thích hợp.
+ Điều trị bằng các thuốc hướng thần.
+ Vitamine, chất khoáng.
2. Điều trị cụ thể:
a. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý:
- Liệu pháp thư giãn: nhằm tạo ra một đáp ứng sinh lý để đối kháng lại
phản ứng stress. Thư giãn có thể làm giảm nhịp tim, nhịp thở, giảm mức tiêu thụ
oxy, giảm huyết áp, giảm lưu lượng máu nội tạng có lợi cho các cơ ở ngoại biên.
Thư giãn cũng làm giảm căng thẳng của cơ trơn và cơ vòng.
- Liệu pháp tập tính: Điều trị tập tính bao gồm việc đánh giá các rối loạn
chức năng, đề xuất các mục tiêu và phương pháp điều trị đặc biệt.
. Điều chỉnh lại cách sống: phải làm cho đối tượng ý thức rõ rệt lợi ích
của sự cân bằng hài hoà giữa hoạt động và thư giãn để tăng cường sức đề kháng
với stress.
. Khẳng định bản thân: Giúp bệnh nhân làm chủ được tình huống, cho
bệnh nhân tập đối phó lại với các tình huống stress.
- Liệu pháp nhận thức: chú trọng đến cách đánh giá chủ quan của người
bệnh về tình huống stress, đặc biệt xử lý thông tin nhằm xác định rõ hoàn cảnh
đưa đến tình huống stress, đồng thời đánh giá khả năng đương đầu với stress của
người bệnh một khi đã xác định các sai lệch chủ yếu, để tìm cách điều chỉnh
chung.
Mục tiêu là chỉnh đốn lại các nhận thức giúp bệnh nhân tiến bộ xử lý các
thông tin trước một tình huống stress, làm cho quá trình thích nghi tốt hơn tức là
tăng cường khả năng đương đầu với stress.