Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án toán 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.87 KB, 17 trang )

Giáo án Hát nhạc 5 / Tuần 22/ GV Trần Tài / Trường TH Hồ Phước Hậu / Ngày soạn 19/02/2008
Giáo án môn: Hát- nhạc. Lớp 5. Tiết thứ 15. Tuần thứ 15.
Bài dạy: ÔN TẬP TĐN SỐ 3, SỐ 4. KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
Ngày soạn: 10- 12- 2006. Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
I/ Mục tiêu: HS ôn tập đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 3, số 4 và kết hợp gõ nhịp và đánh nhịp
HS đọc và nghe kể chuyện Nghệ sĩ Cao Văn Lầu, qua đó các em biết một tài năng âm nhạc của dân
tộc..
II/ Chuẩn bị: Đàn, nhạc gõ, bảng phụ chép bài TĐN số3, số 4.
III/ Các hoạt động dạy và học .
1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.
2/ Hoạt động :
a/ Nội dung 1: Ôn tập TĐN số 3, số 4
- Hoạt động 1: GV đệm đàn cho HS đọc và ghép lời bài TĐN số 3 đồng thời kết hợp gõ đệm theo
phách. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.
- Hoạt động 2: Cho HS ôn bài TĐN số 4, ghép lời. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4.
b/ Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc.
- Hoạt động 1:GV kể câu chuyện nhạc sĩ Cao Văn Lầu cho HS nghe, đồng thời nêu một số câu hỏi
về nội dung câu chuyện để HS trả lời.
+ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu sinh năm nào? Tại đâu? ( 1892 – tại Gia Định )
+ Cậu bé Lầu được học chữ nho do ai dạy? (cha dạy )
+ Khi đến trường học chữ quốc ngữ do nhà nghèo nhưng với bản chất thông minh, ham học ông
được cha gữi đến học với ông thầy đàn tên là gì? ( Nhạc Khị )
+Cậu bé Lầu dược học các môn học gì? ( đàn tranh, đàn kìm, đánh trống và ca).
+ Trong đám bạn bè cùng học Cao Văn Lầu là người như thế nào? ( người học giỏi nhất, nổi tiếng là
người hát hay đàn giỏi).
+ Lớn lên ông Lầu làm việc ở đâu? ( Ở Tòa sứ Bạc Liêu…….. tài tử ở đây).
+ Tác phẩm nổi tiếng của ông là bài hát gì & ra đời trong khoảng thời gian nào? ( bản Dạ cổ hoài
lang, khoảng năm 1919-1920 ).
+ Theo nghệ sĩ Ba Du kể thì bản Dạ cổ hoài lang ra đời trong hoan cảnh nào? (Trong khoảng thời
gian 1919-1920 ở Huế………lấy tên là Dạ cổ hoài lang).
+ Bản Dạ cổ hoài lang có nhạc điệu như thế nào? Nội dung bài hát nói lên điều gì? ( Có nhạc điệu


buồn………được nâng lên thành nỗi đau chung của tất cả người dân Nam Bộ).
GV nêu thêm:Do vậy bài Dạ cổ hoài lang đã đi vào lịch sử dân tộc……vô giá).
+ Nghệ sĩ Cao Văn Lầu mất vào ngày tháng năm nào? (13- 8- 1976 )
- Hoạt động 2: Cho HS nghe băng bài Dạ cổ hoài lang ( nếu có ).
GV có thể hát cho HS nghe.
3/ Phần kết thúc: Cho HS đọc lại 2 bài TĐN.
Tiết sau học háy bài do địa phương tự chọn.
_____________________________________________
Giáo án Hát nhạc 5 / Tuần 22/ GV Trần Tài / Trường TH Hồ Phước Hậu / Ngày soạn 19/02/2008
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP 5.
TIẾT THỨ :16. TUẦN 16.
BÀI DẠY: HỌC BÀI HÁT DO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN.
ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP SAO.
Ngày soạn: 17 – 12 – 2006.
Người soạn : TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
I/ Mục tiêu: HS hát đúng giai điệu bài hát tự chọn. Các em có thêm hiểu biết về những bài hát của
địa phương,
Trình bày bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
Đây là bài hát mới của nước bạn trong khu vực Đông Nam Á. Trong bài hát có áp dụng 1 số đảo
phách cân phương, các em phải hát chuẩn xác những chỗ đó.
II/ Chuẩn bị: Bản đồ thế giới. Bảng phụ chép lời của bài hát.
Đàn , nhạc cụ gõ.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Hoạt động 1: Dạy hát.
GV giới thiệu tên , xuất xứ của bài hát.
GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.
HS đọc lời ca.
NỘI DUNG: Bài hát ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đất nước Ma-lai-xi-a. Nét nhạc tha thiết triều mến
Không kém phần sôi nổi, linh hoạt.
- Trong bài hát có áp dụng 1 số chỗ đảo phách cân phương, các em cần hát chuẩn xác những chỗ đó.

Đảo phách là sự chuyển dịch trọng âm làm cho giai điệu tiết tấu sôi động hơn. Đảo phách cân phương
này chúng ta thường gặp phải.
-Bài hát gồm có 2 lời. Mỗi lời gồm có 4 câu.
Trong mỗi lời có 3 chỗ ở cuối câu hát ngân dài bằng 1 nốt trắng chấm dôi hoặc ngân dài bằng nốt
trắng và nghỉ 1 dấu lặng đen ( đều bằng 3 phách).
Đó là những tiếng: Thơ, buồm , thơ. ( ở lời 1).
Âu, trời , đềm. ( ở lời 2 ).
Để cho HS hát đúng GV cần đếm số đếm 2,3 cuối mỗi câu hát.
GV tập cho HS hát từng câu theo lối móc xích cho hết lời 1. HS dựa trên lời 1 để hát lời 2.
2/ Hoạt động 2: Luyện tập.
Cho HS hát kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc theo nhịp.
GV hát mẫu và gõ đệm cho HS thấy sau đó GV bắt nhịp cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc
theo phách.
HS hát theo tổ theo nhóm hoặc theo dãy kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách.
Cho HS vận động theo nhạc phách mạnh đầu tiên rơi vào chân trái, phách mạnh thứ 2 rơi vào chân
phải.
HS hát cá nhân kết hợp vận động theo nhạc hoặc kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách.
GV lắng nghe và sửa sai cho các em, có thể hát theo để điều chỉnh.
3/ Hoạt động 3: Củng cố.
Vừa rồi các em được học hát bài gì?
Nhạc của ai?
Ai đã đặt sang lời Việt?
Giai điệu bài hát như thế nào?
Nội dung bài hát nói lên điều gì?
Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách.
Tiết sau ôn tập và kiểm tra nội dung như trong SGK.
_____________________________________
Giáo án Hát nhạc 5 / Tuần 22/ GV Trần Tài / Trường TH Hồ Phước Hậu / Ngày soạn 19/02/2008
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP : 5.
TIẾT THỨ : 17. TUẦN : 17.

BÀI DẠY: ÔN TẬP & KIỂM TRA 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH;
HÃY GIỮ; CHO EM BẦU TRỜI XANH; ÔN TẬP TĐN SỐ 2.
Ngày soạn: 25 – 12 – 2006.
Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
I/ Mục tiêu:
- HS hát bài “ Reo vang bình minh”, “ Hãy giữ cho em bầu trời xanh” kết hợp gõ đệm và vận động
theo nhạc.
- Trình bày 2 bài hát theo nhóm hoặc cá nhân.
- HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 2 kết hợp gõ phách và đánh nhịp 3/4.
II/ Chuẩn bị: Đàn và dụng cụ gõ.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Reo vang bình minh”.
Cho HS hát lại bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm: Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát
và gõ đệm theo 2 âm sắc. Thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên.
Cho HS trình bày bài hát có đối đáp , đồng ca kết hợp gõ đệm.( như HD ở SGK).
Cho cả lớp hát lại bài hát Reo vang bình minh kết hợp vận động theo nhạc.
HS trình bày bài hát theo nhóm từ 4-5 em kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
2/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “ Hãy giữ cho em bầu trời xanh”.
Hướng dẫn HS hát bài “ Hãy giữ cho em bầu trời xanh” bằng cách hát nối tiếp, đồng ca kết hợp gõ
đệm. Đoạn 1 hát và gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát và gõ đệm theo phách.
+ Nhóm 1: Hãy xua tan những mây mù đen tối.
+ Nhóm 2: Để bầu trời tươi mãi 1 màu xanh.
+ Nhóm 3: Hãy bay lên chim bồ câu trắng .
+ Nhóm 4: Cho bầy em ca hát dưới trời xanh.
+ Đồng ca: La la …………..la la la.
Hướng dẫn HS hát đối đáp , đồng ca. Giống như cách hát ở trên nhưng chỉ có 2 nhóm hát.
- Cho HS trình bày theo nhóm mỗi nhóm từ 4-5 HS kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
3/ Hoạt động 3: Ôn tập TĐN số 2.
GV hướng dẫn HS luyện tập cao độ.
+ GV qui định đọc các nốt Đô- Rê- Mi- Rê- Đô, rồi đàn để HS đọc hòa theo.

+ GV qui định cho HS đọc các nốt Mi- Son – La- Son – Mi, rồi đàn để HS đọc hòa theo.
- Cho cả lớp đọc nhạc , hát kết hợp gõ phách, theo tổ, nhóm hoặc cá nhân.
- GV hướng dẫn HS đọc nhạc , hát lời kết hợp đánh nhịp ¾: GV làm mẫu sau đó cho cả lớp thực
hiện.
Cho từng tổ hoặc nhóm , cá nhân đọc nhạc , hát lời kết hợp đánh nhịp ¾.
4/ Dặn dò:
Về nhà xem trước 2 bài hát: “ Những bông hoa những bài ca, Ước mơ” và bài TĐN số 4 để tiết sau
ôn tập và kiểm tra.
____________________________________________
Giáo án Hát nhạc 5 / Tuần 22/ GV Trần Tài / Trường TH Hồ Phước Hậu / Ngày soạn 19/02/2008
GIÁO ÁN MÔN: HÁT NHẠC. LỚP : 5.
TIẾT THỨ : 18. TUẦN : 18.
BÀI DẠY: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 2 BÀI HÁT:
NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA; ƯỚC MƠ.
ÔN TẬP TĐN SỐ 4.
Ngày soạn : 31 – 12 – 2006.
Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
I / MỤC TIÊU:
HS hát bài Những bông hoa những bài ca; Ước mơ kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
Trình bày 2 bài hát theo nhóm , cá nhân.
HS đọc nhạc, hát lời bài TĐN số 4 kết hợp gõ phách và đánh nhịp 2/4.
II / Chuẩn bị. Nhạc cụ quen dùng.
Đàn giai điệu bài TĐN số 4.
III / Hoạt động dạy và học.
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Những bông hoa những bài ca”.
GV hướng dẫn HS hát bài “ Những bông hoa những bài ca” bằng cách hát đối đáp, đồng ca và cách
hát nối tiếp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách. ( như đã hướng dẫn ở tiết trước).
GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- HS trình bày bài hát theo nhóm từ 5-6 em, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
2/ Hoạt động 2: Ôn tập bài hát “ Ước mơ” .

GV hướng dẫn HS hát bài Ước mơ kết hợp gõ đệm theo nhịp đôi ( gõ phách mạnh và phách mạnh
vừa của nhịp 4/4).
GV hướng dẫn HS trình bày bài hátbằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.
- Lĩnh xướng 1: Gió vờn cánh…………………….dạo chơi.
- Lĩnh xướng 2: Trên cành cây…………………….mong chờ.
- Đồng ca: Em khao khát ……………………muôn nhà.
Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
+ Cả lớp hát và kết hợp vận động theo nhạc.
- HS trình bày theo nhóm từ 4 -5 em.
3/ Hoạt động 3: Ôn tập bài TĐN số 4>
GV cho học sinh luyện tập cao độ bằng các nốt Đô – Rê – Mi – Son, rồi đàn để HS đọc hòa theo.
Mi – Son – La –Đố, …………………..hòa theo.
GV hướng dẫn HS đọc nhạc , hát lời kết hợp luyện tập tiết tấu.
GV gõ lại tiết tấu bài tập TĐN số 4 cho HS nghe.
- Nữa lớp đọc nhạc và hát lời, nữa lớp còn lại gõ tiết tấu. Sau đó đổi lại phần trình bày.
- Hướng dẫn HS đọc nhạc , hát lời kết hợp gõ phách.
- Cả lớp đọc nhạc, hát kời kết hợp gõ phách.
Sau khi ôn tập xong GV kiểm tra 3 bài hát đã ôn theo hình thức nhóm hoặc cá nhân.
+ Cách cho điểm:
A+ : Hát thuộc đúng nhạc, hay, đúng nhịp, nêu đúng tên tác giả, biết kết hợp gõ đệm hoặc vận động
theo nhạc.
A : Hát thuộc đúng nhạc, đúng nhịp ,không nêu tên tác giả, kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo
nhạc còn lúng túng.
B : Thuộc còn ngập ngợ, chưa đúng nhạc đúng nhịp, không biết gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.
4/ Hoạt động 4: Nhận xét.
Khen ngợi những em tích cực tham gia trong giờ học hát, học tốt, động viên nhắc nhở những em
chưa đạt yêu cầu, cần cố gắng hơn.
Xem trước tiết sau học bài Hát mừng.
____________________________________________________________________________
Giáo án Hát nhạc 5 / Tuần 22/ GV Trần Tài / Trường TH Hồ Phước Hậu / Ngày soạn 19/02/2008

HỌC HÁT BÀI: HÁT MỪNG.
Dân ca Hrê ( Tây Nguyên). Đặt lời : Lê Toàn Hùng.

I/ MỤC TIÊU:
HS biết hát 1 bài dân ca của đồng bào Hrê ( Tây Nguyên).
Hát đúng giai điệu. Thể hiện đúng chỗ chuyển quảng 8 trong bài hát.
HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
GD các em biết yêu dân ca, yêu cuộc sống hòa bình, ấm no hạnh phúc.
II/ Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ thanh phách , song loan.
Tập đệm đàn và hát bài “ Chúc mừng”.
III/ Các hoạt động dạy và học:
1/ Hoạt động1: Giới thiệu. GV giới thiệu vị trí vìng đất Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam.
2/ Hoạt động2: Dạy hát bài hát “ Chúc mừng”.
GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe bài hát “ Chúc mừng”
GV hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu, đánh dấu những chỗ có luyến láy.( nào, ca, ta, no, chiêng
ngân đúng 1,5 phách; tiếng “ vui” ngân đúng 1 phách).
GV dạy cho HS hát từng câu theo lối móc xích.Lấy hơi ở đầu mỗi câu.
Sau khi dạy xong GV cho các em hát nhiều lần GV lắng nghe và sửa sai cho các em.
3/ Hoạt động 3: Luyện tập.
GV cho HS hát chung cả lớp đồng thời tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái rộn ràng tha thiết của
bài hát.
HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu và gõ đệm theo nhịp 2.
2 Cùng múa hát nào , cùng cất tiếng ca, mừng đất nước ta sống vui chan hòa.
Theo nhịp. 4 x x x x x x x x
Theo tiết tấu. x x x x x x x x x x x x x x x x
Cho HS trình bày bài hát theo nhóm và kết hợp gõ đệm.
4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò.
Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần GV đệm đàn theo.
Vừa rồi ta được học hát bài gì?
Được viết dưới thể loại gì? Do ai đặt lời?

Giai điệu của bài hát như thế nào?
Em nào còn biết thêm 1 số bài hát nữa về Tây Nguyên? ( Đi cắt lúa, Hát mừng,…)
Dặn dò các em về nhà học thuộc lời ca bài Chúc mừng và tìm 1 số động tác phụ họa cho bài hát.
_______________________________________________
Giáo án Hát nhạc 5 / Tuần 22/ GV Trần Tài / Trường TH Hồ Phước Hậu / Ngày soạn 19/02/2008
GIÁO ÁN MÔN : HÁT NHẠC. LỚP .5.
TIẾT THỨ: 20. TUẦN :20.
BÀI DẠY: ÔN TẬP BÀI HÁT: HÁT MỪNG.
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5.
Ngày soạn: 20 - 01 - 2007.
Người soạn: TRƯƠNG VĨNH PHÚC.
I/ MỤC TIÊU: HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái rộn ràng, tươi vui của bài hát Hát mừng.
HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
HS đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 5.
II/ Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ thường dùng.
Bảng phụ ghi bài TĐN số 5.
III/ Các hoạt động dạy và học.
1/ Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “ Hát mừng”.
GV đàn và hát lại cho HS nghe giai điệu bài hát “ Hát mừng” một lần.
Cho cả lớp hát 2 lần bài Chúc mừng, GV đệm đàn theo.
Chia lớp thành 2 dãy, dãy 1 hát, dãy 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.
+ GV hướng dẫn động tác phụ họa.
- Động tác 1: Câu “ Cùng múa hát........ca”. Tay trái giơ ngang tai trái, tay phải làm động tác đánh
cồng theo nhịp 2.
- Động tác 2: Câu “ Mừng........hòa bình”. Ngược lại động tác 1 nhưng bằng tay phải.
- Động tác 3: Câu “Mừng Tây.......chào mừng”. Hai tay đưa tới đưa lui.
Cả lớp tập hát kết hợp vận động phụ họa. Cho HS trình bày theo tổ , nhóm.
2/ Hoạt động 2: Học bài TĐN số 5.

HS luyện tập cao độ theo thang âm ( Đô- Rê- Mi- Son- La- Đô).Đọc xuôi rồi đọc ngược.

HS luyện tập theo tiết tấu.

Đơn đơn đơn đơn đen đơn đen đen trắng
Cho cả lớp đọc nhiều lần phần luyện tiết tấu trên.
Hôm nay các em được học bài TĐN số 5 mang tên là gì? ( Năm cánh sao vui).
Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy ô nhịp? Nhạc 2/4, có 8 ô nhịp).
Cho HS nói tên nốt ở khuông thứ nhất.( Son-La-Sonla-Đố-Đố-Son-La-La).
GV chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
GV đàn giai điệu cả bài cho HS nghe. Giải thích cách thể hiện dấu chấm dôi.
GV đàn câu 1 vài lần cho HS nghe sau đó GV bắt nhịp và đàn để HS đọc theo.
GV lắng nghe để sửa sai cho các em. Sau đó bày câu số 2.
Cho HS tập đọc cả bài GV đệm đàn.Sau đó không đàn để sửa sai cho các em.
GV đàn giai điệu nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp còn lại ghép lời ca đồng thời gõ theo phách.
Cho 1 HS đọc nhạc ,1 HS ghép lời.Tiếp tục những em khác.
3/ Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
Cho các em hát lại bài “ Chúc mừng” kết hợp vận động theo nhạc.
Cả lớp đọc TĐN số 5 kết hợp gõ đệm theo phách.
Về nhà hát thuộc bài Chúc mừng và diễn cảm hơn.
Tập chép bài TĐN số 5 vào trong giấy.
Xem trước bài “Tre ngà bên lăng Bác”.
_________________________________

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×