Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Gìai quyết tình huống ở trẻ - Phần 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.15 KB, 6 trang )

Loại bỏ sự phiền muộn
Loại bỏ sự phiền muộn cho trẻ em
Tình trạng buồn phiền của giới trẻ trên thế giới ngày càng phổ biến do nhiều
nguyên nhân: xung đột trong gia đình, sự xa cách và thiếu quan tâm giữa các thành
viên trong gia đình, sự trừng phạt của thầy cô, cách ly của bạn bè, sức ép học tập
và nạn thất nghiệp Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý cũng như sinh
hoạt, học hành của con cái bạn. Bạn phải làm gì loại bỏ nó?
Khi đứa trẻ buồn rầu khó tiếp xúc với chúng, suốt ngày nó lầm lì không nói nửa
lời; không muốn nghe những người xung quanh. Có đứa bỏ nhà đi lang thang, đứa
đóng kín cửa khóc một mình, có đứa lại cục cằn, cáu bẳn Phần lớn cha mẹ
không nhận ra sự phiền muộn của con cái và không có biện pháp tốt mang lại niềm
vui cho chúng.
Thực ra, đây là tâm trạng tâm lý bình thường vì ai cũng phải trải qua những trạng
thái tâm lý như vậy do hoàn cảnh thực tế tác động nhưng vấn đề đừng để trạng thái
đó kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng và đời sống đứa trẻ. Về mặt thể
chất, thanh thiếu niên thường thấy không yên tâm khi cơ thể bắt đầu có dấu hiệu
thay đổi nhanh chóng và dễ bị sốc khi cơ thể không được như mẫu lý tưởng mà
chúng mong muốn. Do vậy, cha mẹ cần tạo niềm tin thực sự cho trẻ. Được sống
trong sự thương yêu, che chở, tin tưởng thì tinh thần của chúng sẽ vui vẻ, thanh
thản hơn nhiều.
Gia đình và sự phiền muộn của đứa trẻ
Gia đình là yếu tố rất quan trọng làm thay đổi trạng thái tâm lý trong đời sống của
đứa trẻ. Gia đình có chuyện xung đột dễ làm đứa trẻ phiền muộn. Rắc rối sẽ được
nhân nhiều lần khi một đứa trẻ sống trong hoàn cảnh không có tình thương. Cha
mẹ sống ly thân hoặc ly dị sẽ là cú sốc lớn làm đứa trẻ buồn phiền rất nhiều, lúc
này khó có gì bù đắp nổi.
Yếu tố tự nhiên dẫn đến sự phiền muộn của đứa trẻ
Không phải tất cả mọi sự phiền muộn ở đứa trẻ đều xuất phát từ những rắc rối gia
đình. Một số thường trải qua trạng thái ưu tư, suy nghĩ nhiều hơn khi bước vào
tuổi trưởng thành, có đứa bỏ nhiều thời gian để chiêm nghiệm một điều gì đó trong
cuộc sống rồi tự đẩy mình vào trạng thái thất vọng. Các bậc cha mẹ nhạy cảm và


thông minh cần tạo lối thoát cho con bằng cách thúc đẩy và khuyến khích những
hoạt động sáng tạo như vẽ, viết hoặc tham gia văn hóa, văn nghệ Như vậy, đứa
trẻ say mê học tập ở trường hoặc các hoạt động xã hội, sẽ bị cuốn vào công việc,
bỏ lại phiền muộn do tâm lý tự nhiên xảy ra.


Những dấu hiệu nguy hiểm trong sự phiền muộn của đứa trẻ
Sự phiền muộn thật sự nguy hiểm khi đứa trẻ dấn sâu vào. Nó làm chúng trở nên
thất thường, ''ngớ ngẩn'' mà bỏ bê tất cả mọi việc, kể cả học hành lẫn vui chơi giải
trí lành mạnh. Khi thấy có các dấu hiệu sau, bạn cần can thiệp ngay:
- Trầm lặng, phiền muộn về bản thân và thế giới xung quanh. Khi đó nó thực sự
đánh mất niềm tin và hy vọng.
- Chúng có dấu hiệu tự hành hạ bản thân như dùng dao lam cắt tay, đốt phá.
- Ném những tài sản quý giá (xe đạp, đồng hồ, quần áo ) một cách bất cẩn.
- Cắt bỏ hoặc xa lánh những quan hệ bình thường với bạn bè
Giải pháp
Trước tiên, các bậc cha mẹ phải tìm cách để đứa trẻ thổ lộ trạng thái tâm lý của
mình nhưng không nên căn vặn, tra xét. Có thể trẻ sẽ không nói với bạn nên cần
nhờ một đứa bạn thân hoặc thầy cô để ''khai thác'' thông tin. Khi trẻ bày tỏ tình
cảm, trạng thái tâm lý, bạn cần tìm ra mấu chốt để tháo gỡ một cách tốt nhất. Bạn
cần chân thành tỏ thái độ thân thiện, cởi mở hơn với con để trẻ cung cấp những
thông tin cần thiết. Có thể ngay lúc đó đứa trẻ không muốn biểu lộ với bạn nhưng
qua sự chăm sóc và cởi mở của bạn, trẻ sẽ dần dần thổ lộ. Bạn cần kiên trì, không
nôn nóng mới có thể giúp đứa con thoát khỏi sự phiền muộn đã ám ảnh mình.
Lời khen-’con dao hai lưỡi’
Đối với trẻ con lời khen rất quan trọng, nhất là yếu tố động viên - khích lệ và tạo
cho trẻ sự tự tin cần thiết trong cuộc sống. Một em bé vừa chập chững biết đi, ba
mẹ vỗ tay khen, nó hiểu rằng việc nó cố gắng đi đang được khuyến khích.
Con trẻ được điểm mười ở môn vẽ nhận được lời khen của người lớn, nó hiểu rằng
thành quả của nó được công nhận. Một đứa trẻ khác được giao làm một việc

nhưng làm tốt ở một phần, phần còn lại chưa tốt thì lời khen dành cho phần làm tốt
khiến nó nghĩ rằng mình cũng không phải thất bại hoàn toàn, làm cho nó không
thấy mặc cảm.
Tuy nhiên, đối với trẻ, lời khen nếu không cẩn thận có thể trở thành “con dao hai
lưỡi”. Do chưa đủ kinh nghiệm, nhận thức để hiểu được lời khen ấy có giá trị và
"thực lòng” đến mức nào, khi nào thì lời khen chỉ có giá trị xã giao, khi nào mang
ý nghĩa khích lệ, khi nào thì là lời tán thưởng do thành tích nổi bật, trẻ dễ bị ngộ
nhận rằng mình đã thực sự giỏi. Từ đó, trẻ ít chịu phấn đấu, sinh ra tự mãn, kiêu
ngạo.
Trong chương trình Vui cùng Hugo, người dẫn chương trình biết chắc người chơi
là trẻ em nhưng rất hay nói câu “Bạn giỏi quá!”, “Bạn tài quá!” hoàn toàn không
cần thiết. Tuy nhiên, điều tai hại nhất lại nằm ở cách giáo dục. Thứ nhất là các bậc
cha mẹ có xu hướng đề cao con mình quá mức khi phát hiện ra nó có vẻ gì đó hơn
bình thường một chút, liền tự cho rằng con mình là “thần đồng”, thậm chí “thiên
tài”. Từ đây, họ luôn buông ra những lời khen quá đáng với người khác trước mặt
con trẻ làm nó càng thêm tự mãn; hoặc luôn nhồi nhét kiến thức cho con mình
bằng nhiều chương trình học dồn dập khiến nó trở nên quá tải. Cả hai trường hợp
đều không tốt cho trẻ.
Thứ hai là nhà trường. Hiện nay, cách đánh giá chất lượng học tập còn nhiều điều
chưa phản ánh đúng thực chất, chẳng hạn có dạo, tuyệt đại đa số học sinh tiểu học
đều là học sinh xuất sắc, số ít còn lại cũng là giỏi. Nhưng thực tế, người ta đã hạ
cái chuẩn để khen giỏi và xuất sắc quá thấp để rồi ai cũng có thể đạt được. Rồi khi
thi tốt nghiệp, tỉ lệ đậu luôn luôn cao, thường xuyên ở mức tuyệt đối. Nhiều trẻ và
phụ huynh ngộ nhận rằng con em mình giỏi, thậm chí rất giỏi, từ đó dẫn đến thiếu
ý thức kèm cặp rèn luyện hoặc lại kèm cặp theo một điều kiện khắt khe để trẻ có
thể trở thành “thiên tài”!
Chính vì vậy trong cuộc sống thường ngày cũng như trong học tập, lời khen vừa
phải luôn rất cần thiết. Một học sinh viết bài tập làm văn có thể chưa đạt được
điểm cao nhưng có ý mới, hay thì cần khen ngay điểm này để em tiếp tục phát huy,
đồng thời nhắc nhở những điểm em chưa đạt. Một đứa trẻ thuộc lời một bài hát

người lớn có thể nhận được lời khen về khả năng nhớ tốt để em tiếp tục có hoàn
chỉnh cách nhớ riêng cho mình nhưng cũng đáng bị nhắc nhở về lỗi hát nhạc người
lớn khi chưa được phép Thậm chí một đứa trẻ vấp ngã rồi biết tự đứng lên cũng
đáng nhận lời khen nhưng cũng cần khuyên trẻ phải cẩn thận hơn.
Như vậy lời khen cũng rất cần kèm theo những lời cảnh báo, nhắc nhở để trẻ biết
được giới hạn của hành vi của mình, cũng như giới hạn và giá trị của lời khen đó.
Có như thế, lời khen không trở thành ảo tưởng hoàn hảo cho trẻ, khiến chúng giảm
sức phấn đấu.


×