Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI GIẢNG BÉO PHÌ (Kỳ 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.16 KB, 5 trang )

BÀI GIẢNG BÉO PHÌ
(Kỳ 2)
III. BỆNH NGUYÊN
1. Quá tải calo:
Về phương diện chuyển hoá, béo phì do quá tải calo vượt quá nhu cầu cơ
thể. Tuy nhiên có sự khác nhau tuỳ cá nhân trong sử dụng năng lượng và nhu cầu
cơ vân. Có bệnh nhân ăn nhiều nhưng không béo, lý do còn chưa biết, vì trong một
gia đình, cùng chế độ dinh dưỡng, nhưng lại có người gầy kẻ béo. Điều này gợi ý
thường có tố tính di truyền về béo phì.
2. Ăn nhiều: tức quá nhu cầu cơ thể thường là nguyên nhân béo phì (95%).
Ăn nhiều do nhiều nguyên nhân:
- Thói quen có tính gia đình: giải thích thường gặp nhiều người béo phì
trong một gia đình, không phụ thuộc di truyền.
- Bệnh tâm thần kinh.
- Giảm hoạt động thể lực mà không giảm ăn: gặp ở người già hoặc ít hoạt
động.
3. Nguyên nhân di truyền: 69% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì;
18% cả bố lẫn mẹ đều béo phì, chỉ có 7% là có tiền sử gia đình không ai béo phì.
Theo Mayer J. (1959) nếu cả bố lẫn mẹ đều bình thường thì 7% con họ sẽ
bị béo phì. Nếu một trong hai người béo phì thì có 40% con họ bị béo phì. Nhưng
nếu cả bố lẫn mẹ bị béo phì thì tỉ lệ béo phì ở con là 80%.
Phân định giữa vai trò của di truyền thực sự và vai trò của dinh dưỡng còn
chưa rõ.
Di truyền có tính trội và yếu tố di truyền làm cho khả năng phân chia tế bào
mỡ dễ dàng hơn.
4. Nguyên nhân nội tiết: hiếm.
- Hội chứng Cushing: phân bố mỡ ở mặt, cổ, bụng, trong khi các chi gầy
nhỏ.
- Cường insulin: do u tụy tiết insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh mô
mỡ, tăng tiêu glucid.
- Giảm hoạt tuyến giáp: hiếm, phải chú ý rằng chuyển hoá cơ bản được biểu


thị bằng calori/m
2
bề mặt da thường giảm ở người béo phì. Thật vậy, bề mặt da gia
tăng là do tăng mô mỡ, là mô ít tiêu thụ oxy. Trái lại, trong phần lớn các trường
hợp béo phì khác, sự giảm chuyển hoá cơ bản này không có nguồn gốc tuyến giáp.
- Hội chứng béo phì-sinh dục (hội chứng Froehlich hay Babinski-
Froehlich): béo phì ở thân và gốc chi và suy sinh dục, biểu hiệu ở thiếu niên với
ngừng phát dục cơ quan sinh dục, có thể kèm rối loạn khác như đái tháo nhạt, rối
loạn thị lực và tâm thần. Theo A. Froehlich nguyên nhân do u vùng dưới đồi.
- Người bị thiến: mô mỡ tăng quanh háng, phần cao của đùi, giống như hội
chứng béo phì-sinh dục
- Rượu là nguồn quan trọng của năng lượng.
5. Nguyên nhân do thuốc:
Gần đây, thuốc được thêm vào danh mục nguyên nhân của các yếu tố béo
phì, bởi vì gia tăng dược liệu pháp. Tăng cân có thể là sản phẩm của các hormon
steroides và 4 nhóm chính của các thuốc kích thích tâm thần:
- Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, ức chế IMAO).
- Benzodiazepine.
- Lithium.
- Thuốc chống loạn thần.
Vậy giới hạn sử dụng thuốc kích thích tâm thần kinh để phòng ngừa tăng
cân, có thể làm giảm liệu pháp điều trị.
IV. SINH LÝ BỆNH
1. Sự phân bố và tiến triển của khối mỡ ở 2 giới:
Ở trẻ < 15 tuổi, mỡ nhiều và ưu thế ở phần dưới và ngoại biên cơ thể cả trai
và gái giống nhau, nhưng ở gái mỡ nhiều gấp 1,5 lần nam giới.
Ở tuổi dậy thì: mỡ ở phụ nữ 2 lần nhiều hơn nam giới. Không biến đổi phân
bố mỡ cho đến 50 tuổi. Sau 50 tuổi, mỡ có xu hướng ở cao hơn và sâu hơn trong
cơ thể.
Sự tiến triển này thấy rõ ở nam giới ở tuổi 15-20 tuổi.

Sjostrom và Kvist đã nhận thấy rằng ở mức đường đi ngang qua rốn, tương
ứng đĩa L4-L5, 53% mỡ ở phía trên đường này ở nam giới; 46% ở nữ giới. Mỡ
tạng 9-34% ở đàn ông và 4-14% ở đàn bà. Sự phân bố này chung cho phần lớn
bệnh nhân, nhưng trong một số ít trường hợp sự phân bố mỡ này ít hay nhiều trái
ngược nhau.
2. Vai trò kích thích tố trong cơ chế phân bố mỡ:
- Androgen làm giảm số lượng tế bào mỡ ở phần thấp cơ thể.
- Cortisol tăng thể tích tế bào mỡ ở phần cao.
- Estrogen và có thể có cả progesteron làm tăng thể tích và số lượng tế bào
mỡ. Trong một số ít trường hợp do tổn thương sản xuất và/hay là chuyển vận
hormon sinh dục, những nguyên nhân còn lại, sự nhạy cảm tế bào mỡ với hormon
sinh dục là nguyên nhân chính của phân bố mỡ trong 2 giới. Hiện tượng này là trội
về di truyền.

×