Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI GIẢNG BÉO PHÌ (Kỳ 3) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.22 KB, 6 trang )

BÀI GIẢNG BÉO PHÌ
(Kỳ 3)
3. Tính chất khác nhau của mỡ nam và mỡ nữ giới:
Đáp ứng tế bào mỡ nam và nữ giới khác nhau. Nhiều nghiên cứu của
Lafontan đã cho thấy rằng hoạt động tiêu mỡ của (adrenergic ưu thế trên tế bào
mỡ nam giới, hoạt động chống tiêu mỡ của (2 adrenergic ưu thế trên tế bào mỡ nữ
giới. Theo Rebuffé Scrive, hoạt động của enzyme Lipoprotein lipase tăng trong
mỡ nữ giới, tối đa trong thời kỳ có thai, tối thiểu khi cho con bú.
4. Sự đề kháng insulin trong cơ, mô mỡ trong quá trình béo phì ở chuột.
Béo phì súc vật, di truyền hay gây nên bởi thực nghiệm; cũng như béo phì ở
người, thường kéo theo tình trạng đề kháng insulin phối hợp tăng insulin máu và
với glucose máu bình thường hoặc tăng. Sự đề kháng insulin này tìm thấy trong
thực nghiệm ở mức tế bào đích chính của hormon, mô cơ, mô mỡ. Trước hết mô
mỡ có pha đáp ứng bình thường với insulin trước khi insulin bị đề kháng. Kiểu
diễn tiến này giống nhau ở cả béo phì di truyền và béo phì do ăn quá nhiều.
- Đề kháng insulin ở bệnh nhân béo phì: xem sơ đồ sinh lý bệnh từ béo phì
đến đề kháng insulin sau:

Sơ đồ sinh lý bệnh từ béo phì đến đề kháng insulin.
5. Tăng chuyển hóa cơ bản:
Ở người béo phì, khối lượng gầy (tức khối thịt, nơi hầu như độc nhất của
chuyển hóa cơ bản) là cao rõ so với khối lượng gầy ở người có trọng lượng bình
thường, vì thế ở người béo phì có sự tiêu thụ quá mức năng lượng liên quan đến
chuyển hóa căn bản.
6. Giảm sinh nhiệt do chế độ tiết thực: Sinh nhiệt do chế độ tiết thực ở
người béo phì thấp hơn ở người có trọng lượng bình thường.
Hậu quả của hai sự thay đổi nghịch lý của chuyển hoá năng lượng cho thấy
rằng ở người béo phì, sự tiêu thụ năng lượng toàn thể chỉ ở mức trên rất ít so với
sự tiêu thụ năng lượng toàn thể ở người bình thường.
7. Ăn nhiều: Thật vậy, trong chừng mực nào đó, giai đoạn cân bằng trọng
lượng, năng lượng đưa vào bằng năng lượng tiêu thụ.


8. Yếu tố di truyền tố tính của béo phì: 1/3 béo phì do di truyền. Không
di truyền; truyền theo gia đình có sự tham gia của yếu tố môi trường khoảng hơn
1/3 trường hợp. Thứ 3 phần còn lại là yếu tố môi truờng không lan truyền.
9. Gène của béo phì: Gene Leptin là một loại protein, được mã hoá bằng
gene ob, chỉ có trong mô mỡ trắng. Thiếu protein này sẽ gây bất thường chuyển
hoá ở chuột (béo phì, tăng insulin, tăng đường máu, giảm thân nhiệt). Giả thuyết
cho rằng có lẽ Leptin ngăn cản thái độ ăn uống qua trạm hypothalamus. Nhiều
nghiên cứu cho thấy leptin được mô mỡ sản xuất nhiều nhất lúc đói và trong quá
trình ĐTĐ thực nghiệm, và cũng trở lại bình thường trong vài giờ sau khi ăn hoặc
tiêm insulin. Điều này cho thấy rằng Leptin tác động như một tín hiệu chán ngấy.
Mặt khác, ở chuột ob/ob, cho Leptin vào sẽ làm giảm trọng lượng đáng kể.
Leptin cũng điều đỉnh sự hấp thụ thức ăn, đường máu, insulin máu. Nó làm tăng
chuyển hoá toàn thể, nhiệt độ cơ thể và mức hoạt động thể lực. Hơn nữa, Leptin
cũng tác động trên con vật bình thường và có thể làm mất đi 12% trọng lượng cơ
thể và tất cả mỡ của nó trong vòng 4 ngày.
Ở bệnh nhân béo phì, gène ob rất gia tăng. Sự gia tăng này tỉ lệ với trọng
lượng cơ thể. Đáng chú ý là ở giới nữ giới, Leptin được tiết ra với mức bổ sung để
điều hoà hormon. Như vậy rõ ràng rằng béo phì không phải do Leptin bị giảm tổng
hợp, cũng không phải do Leptin bất thường. Theo Catherine Le Stunff và cs, ở
người béo phì, Leptin tăng 10 lần cao hơn lượng Leptin ở người bình thường, và tỉ
lệ với khối lượng mỡ. Sự gia tăng Leptin không làm giảm sự ngon miệng ở người
béo phì, nhưng tiếp tục làm tăng sự ăn nhiều và càng làm tăng trọng, điều này
củng cố cho lý lẽ là có sự đề kháng Leptin ở người béo phì.
V. TRIỆU CHỨNG
Chủ yếu dựa vào các chỉ số để đánh giá có béo phì hay không?
1. Công thức Lorentz để tính trọng lượng lý tưởng (TLLT) chủ yếu dựa
vào chiều cao.
TLLT (nam) = chiều cao - 100 - G hoặc TLLT (nữ) = chiều cao - 100 - G.
Chiều cao tính bằng cm, G (trọng lượng) tính bằng kg.
Nếu TLLT tăng > 25% là béo phì.

Hoặc IC = (TLHT/TLLT) (100%). (trọng lượng hiện thực / trọng lượng lý
tưởng).
Nếu IC ≥ 120% - 130%: Tăng cân quá mức
Nếu IC ≥ 130% béo phì.
2. BMI: (Body Masse Index = Chỉ số khối lượng cơ thể): Trọng lượng
(kg)/bình phương chiều cao (m
2
).
- Theo Tổ chức quốc tế về béo phì (International Obesity Task Force) 1998
Tăng trọng khi BMI = 25-29,9
Béo phì khi BMI ≥ 30,0,
- Theo tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì áp dụng cho người châu Á: béo phì khi
BMI ≥ 25.
3. Đo độ dày của nếp da tam đầu: ở giữa khoảng cách từ cùi tay và vai,
trung bình 16,5mm ở nam; 12,5mm ở nữ.
4. Béo phì có thể không có triệu chứng: hay có khó thở gắng sức, mệt,
khó chịu nóng, rối loạn tiêu hoá, thoái hoá khớp do quá tải cơ thể (khớp háng, đùi,
cột sống thắt lưng).
5. Rối loạn chuyển hoá lipid: tăng lipoprotein (type VLDL, LDL).
6. Hậu quả tâm thần kinh béo phì có thể trầm trọng: lo lắng với tăng
HA.
7. Giảm dung nạp glucose máu, ĐTĐ thể 2 (hội chứng chuyển hoá).
8. Béo phì trầm trọng: giảm thông khí phổi (hội chứng Pickwick), suy tim
-phổi.

×