Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN VÀ ĐỀ XUẤT CHO VAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.33 KB, 17 trang )

Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Đề tài:
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN VÀ ĐỀ XUẤT CHO VAY
Nhóm sinh viên thực hiện: MSV
Trần Thùy Dung
Nguyễn Hải Ninh
Nguyễn Quốc Anh
Vũ Hoàng Mỹ Hoa
Nguyễn Văn Sơn
Giáo Viên Hướng Dẫn :
0853030030
0853030132
0853030009
0853030059
0853030148
T.S Nguyễn Thị Lan
1
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
Hà Nội, tháng 10/2011
MỤC LỤC
2
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
LỜI MỞ ĐẦU 3
2.1. Phân tích theo mô hình cổ điển 7
2.1.1 Tỷ số thanh khoản 8
2.1.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện hành 8
2.1.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 8


2.1.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động 9
2.1.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 9
2.1.2.3 Vòng quay tài sản cố định 10
2.1.2.4. Vòng quay tổng tài sản 11
2.1.3. Các tỷ số quản lý nợ 11
2.1.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 11
2.1.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 12
2.1.3.3 Tỷ số thanh toán lãi vay 12
2.1.3.4 Hệ số tự tài trợ 12
2.1.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần 13
2.1.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản 13
2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 14
2.1.5 Các chỉ số giá trị thị trường 14
2.1.5.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 14
2.1.5.2 Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) 14
2.1.5.3 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) 14
2.2 . Phân tích theo mô hình điểm số Z 15
3.1. Tóm tắt lại tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thời gian qua 16
KẾT LUẬN 17
LỜI MỞ ĐẦU
3
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
Trong những năm gần đây, dù chính sách đa dạng hoá tài sản đầu tư ngày càng được
chú trọng thì tín dụng vẫn luôn là mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất ở các ngân hàng
thương mại (NHTM) Việt Nam bởi tính truyền thống, mức lợi nhuận cao của nó. Tuy nhiên,
đặt trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách, đứng trước
những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, NHTM luôn phải biết cách tự tạo ra những
tấm lá chắn để bảo vệ đồng tiền đầu tư của mình. Một trong những khâu đẩu tiên và quan
trọng nhất trong chính sách tín dụng của một ngân hàng là làm sao có thể phân tích, đánh giá
chính xác khả năng của người đi vay, vừa để giúp ngân hàng tránh khỏi những lựa chọn đối

nghịch và rủi ro đạo đức phát sinh, vửa giúp xã hội phân bổ được nguồn vốn hợp lí, đạt hiệu
quả cao.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là doanh nghiệp sản xuất đường lớn hai tại Việt
Nam hiện nay chiếm gần 40% thị phần của thị trường đường Việt Nam. Hiện tại tổng công
suất 20 nhà máy của Cổ phần mía đường Lam Sơn đạt khoảng 110,000 tấn đường hàng năm.
Mặc dù vậy, để đánh giá đúng khả năng tài chính của công ty thì không thể chỉ dựa vào
những số liệu bề nổi như trên. Người cán bộ tín dụng phải biết cách phân tích kĩ lưỡng bản
báo cáo tài chính của công ty để đánh giá đúng thực lực và những vấn đề còn tồn tại ở doanh
nghiệp trước khi đưa ra quyết định tiến hành cho vay.
Chính vì những lí do trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Phân tích báo cáo tài
chính của công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn và đề xuất cho vay” làm đề tài nghiên
cứu. Bài tiểu luận sẽ đi sâu khai thác bản báo cáo tài chính của Cổ phần mía đường Lam Sơn
dựa vào hai mô hình cổ điển và hiên đại, từ đó đưa ra căn cứ cho ngân hàng để trả lời câu hỏi
liệu có nên cho công ty vay vốn trong điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay không.
Bài tiểu luận của nhóm sẽ được chia thành 3 phần:
Chương I: Giới thiệu chung về công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn
Chương II: Phân tích báo cáo tài chính của công ty
Chương III: Đề xuất của cán bộ tín dụng.
Chúng em xin chân thành cảm ơn T.S Nguyễn Thị Lan đã nhiệt tình hướng dẫn chúng
em hoàn thành bài tiểu luận này.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
4
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
- 12/1/1980, Thủ tướng CP ký Quyết định phê duyệt xây dựng Nhà máy đường Lam Sơn (nay là Nhà
máy đường Lam Sơn I).
- 31/3/1980, Bộ Lương thực Thực phẩm (nau là Bộ Nông nghiệp và PTNT) ký quyết định số 488 LT-
TP/KTCB thành lập Ban kiến thiết Nhà máy đường Lam Sơn. Địa điểm xây dựng nhà máy tại xã Thọ
Xương, huyện Thọ Xuân-tỉnh Thanh Hóa (nay là thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- 14/3/1981, Thủ tướng CP ký quyết định số 61/TTg khởi công xây dựng nàh máy và đưa công trình

vào danh mục trọng điểm cấp Nhà nước.
- 28/4/1986, Thủ tướng CP ký quyết định thành lập Nhà máy đường Lam Sơn.
- 2/11/1986, Hoàn thành xây dựng nhà máy đi vào sản xuất vụ đầu tiên.
- 8/1/1994, Bộ Nông nghiệp và PTNT ký quyết định số 14 NN-TCCB đổi tên Nhà máy đường Lam
Sơn thành Công ty đường Lam Sơn.
- 6/12/1999, Thủ tướng CP ký Quyết định số 1133/QĐ-TTg chuyển Công ty đường Lam Sơn thành
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Công ty được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh lần đầu số
056637 do sở kế hoạch và đầu tư Thanh Hóa cấp ngày 23/12/1999, đăng kí thay đổi lần 5 ngày
21/06/2007.
- Vốn điều lệ của công ty là 300.000.000.000.
- Ngày 9/01/2008 công ty niêm yết cổ phiếu lần đầu tại Trung tâm GDCK TP Hồ Chí minh với mệnh
giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Mã niêm yết LSS. Số lượng niêm yết 30.000.000 cổ phiếu.
LĨNH VỰC KINH DOANH
- Công nghiệp đường, cồn, nha, nước uống có cồn và không có cồn.
- Chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc.
- DỊch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu, sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ
sản phẩm.
- Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm cao su, giấy boa bì carton, kinh
doanh thương mại, khách sạn, ăn uống.
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị vật tư, phụ tùng thay thế
phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.
- Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn).
- Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp, nước sạch phục vụ sản xuất và sinh
hoạt.
- Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bị, dịch vụ làm đất nông, lâm nghiệp.
VỊ THẾ CÔNG TY
Hiện tại, toàn Công ty có 20 nhà máy đường, được trang bị công nghệ hiện đại và tiên tiến, với tổng
công suất chế biến 7.000 tấn mía/ngày và sản lượng đường đạt bình quân 110.000 tấn/năm. Cạnh đó,
công ty còn có 11 đơn vị sản xuất trực thuộc, là các nhà máy sản xuất, chế biến các sản phẩm khác

như: bánh kẹo, cồn thực phẩm, rượu xuất khẩu, sữa tươi, thức ăn gia súc, phân bón vi sinh tổng hợp.
Bình quân mức tăng trưởng hàng năm của Công ty đạt từ 15-20%, tích luỹ vốn của doanh nghiệp đạt
bình quân từ 10-15% , với mức lợi tức của các cổ đông hàng năm đạt bình quân trên 10%.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ
Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn cho biết: trong năm 2008, Công ty đặt kế hoạch sản xuất đạt
1,2 triệu tấn mía, 125 ngàn đến 130 ngàn tấn đường; phấn đấu đến năm 2010, sản lượng đường sẽ đạt
200-250 ngàn tấn (tăng gấp 2 lần hiện nay), với tổng doanh thu đạt mức 3.500 tỷ đồng (trong đó xuất
khẩu đạt 200 tỷ đồng), nộp ngân sách nhà nước 160 tỷ đồng/năm.
Thúc đẩy công tác trồng mới và chăm sóc mía vụ 2009/2010 đảm bảo đạt 850.000 đến 900.000 tấn
Nâng cao năng lực và hiệu quả công nghiệp chế biến mía đường theo dây chuyền mới.
Phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu mở rộng các hoạt động dịch vụ - thương mại nhằm tăng
lợi thế cạnh tranh cho công ty.
5
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
Cơ cấu tổ chức :
6
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
2.1. Phân tích theo mô hình cổ điển
Dựa vào bảng báo cáo tài chính của công ty cổng phần mía đường lam sơn (LSS) các năm
2008,2009,2010 đã được kiểm toán.
và bản báo cáo tài chính năm 2010 đã kiển toán của các công ty :
+ công ty cổ phần biên hòa (BHS)
+công ty cổng phần đường ninh hòa(NHS)
+công ty cổ phần bourbon Tây Ninh(SBT)
+công ty cổ phần mía đường nhiệt điện gia lai(SEC)
Ta có bảng số liệu sau:
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ số thanh khoản

tỷ số thanh toán hiện
hành 1.645534 1.995015 4.049844 1.937199 5.952945 1.341365 1.532182 2.962707
tỷ số thanh toán nhanh 1.045609 1.513347 3.21826 1.410782 3.837138 0.901601 0.901601 2.053876
các tỷ số hiệu quả hoạt
động
tỷ số vòng quay hàng
tồn kho 7.780307 7.17625 6.285112 8.54723 2.469117 5.316936 5.867787 5.697236
kỳ thu tiền bình
quân(ngày) 56.93932 54.50915 114.4789 245.2646 122.0017 5.150481 57.6372 108.9066
vòng quay tài sản cố
định 4.316648 5.586554 5.722191 2.34611 1.623134 1.116064 7.224009 3.606302
vòng quay tổng tài sản 1.304925 1.101862 0.863449 1.035334 0.564292 0.708471 1.974521 1.029213
các tỷ số quản lý số nợ
tỷ số nợ trên tổng tài
sản 2.889363 3.143288 4.312986 2.261419 11.69831 1.887844 1.957872 4.423687
tỷ số nợ vốn chủ sở
hữu 0.549323 0.472115 0.305865 0.792758 0.093473 1.126324 1.043978 0.67248
tỷ số thanh toán lãi vay 5.738486 21.08854 24.91837 12.488073 18.54953 3.94386 3.89484 12.75894
hệ số tự tài trợ 0.630043 0.673857 0.758039 0.5578 0.914518 0.470295 0.489242 0.637979
các tỷ số khả năng sinh
lời
tỷ số lợi nhuận ròng
trên doanh thu 0.082789 0.192785 0.294479 0.233505 0.335394 0.226536 0.082647 0.234512
tỷ số lợi nhuận ròng
trên tổng tài sản 0.084078 0.163658 0.194512 0.2099 0.176419 0.143586 0.143687 0.173621
tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hửu 0.133801 0.243165 0.257479 0.376301 0.19291 0.305311 0.293693 0.285139
các chỉ số giá thị
trường
thu nhập trên mỗi cổ

phiếu 2431 5444 7537 10943 2444 4138 7871 6586.6
tỷ số giá trên thu nhập 4.57 5.4 3.53 3.23 5.2 5.68 3.95 4.318
tỷ số giá thị trường
trên giá trị sổ sách 0.813187 1.75 0.904762 1.213058 1 1.727941 1.160448 1.201242
7
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
(nguồn comphieu68.com.vn)
2.1.1 Tỷ số thanh khoản
2.1.1.1 Tỷ số thanh khoản hiện hành
Tỷ số thanh toán hiện thời =
LSS

năm
2008
năm
2009
năm
2010 NHS SBT SEC BHS TB
tỷ số thanh toán hiện hành 1.645534 1.995015 4.049844 1.937199 5.952945 1.341365 1.532182 2.962707
Nhận xét:
Tỷ số > 1
1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2008 được đảm bảo bằng 1.64 đồng tài sản lưu động. Năm 2009
là 1.99 và năm 2010 là 4.04
Số liệu thanh toán hiện thời năm 2009 tăng 0.35 so với năm 2008. Mức tăng giữa 2010 và 2009
là khá lớn: 2.05. vào năm 2010 chỉ số này của công ty là cao nhất so với so với các công ty đối thủ.
Tỷ số này cho ta thấy, công ty Cổng phần mía đường Lam Sơn ngày càng sử dụng nhiều các
khoản tài sản ngắn hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Tài sản lưu động của công ty cũng tăng qua
các năm làm cho tỷ số thanh toán hiện thời tăng tương đối và cao hơn so với trung bình ngành là 1,08.
Điều này đảm bảo mức rất an toàn đồng thời cũng có thể nói lên rằng công ty đã có những thay đổi
quan trọng trong chiến lược sử dụng vốn. và càng có ý nghĩa hơn trong tình hình lãi xuất cao như hện

nay.
Tuy nhiên việc phân tích tỷ số này còn hạn chế, chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán
ngắn hạn của công ty vì trong tài sản lưu động có giá trị hàng tồn kho, chuyển đổi thành tiền chậm.
2.1.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Để cũng cố hơn khả năng trả nợ của công ty chúng ta di phân tích một chỉ số tiếp theo:
Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- giá trị hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn.
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ số thanh toán nhanh 1.045609 1.513347 3.21826 1.410782 3.837138 0.901601 0.901601 2.053876
Nhận xét:
Tỷ số > 1
1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.04 đồng (2008), 1.51 (2009), 3.21 (2010). Như vậy
công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho khách hàng.
8
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao. Việc loại giá trị hàng tồn kho của
công ty ra khỏi khả năng thanh toán bằng tài sản lưu động, làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn giảm so với tỷ số tỷ số hiện thời nhưng nó đã phản ánh đúng thực chất khả năng thanh toán
nhanh bằng tài sản lưu động. Điều này giúp cho công ty tăng uy tín về khả năng thanh toán nhanh
chóng các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2010 tỷ số này xếp thứ 2 trong các công ty ngành đường và cao
hơn rất nhiều so với trung bình ngành.điều này có ý nghĩa rằng công ty có khả năng trả nợ tương đối
tốt so với ngành.
 Đánh giá chung:
Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lưu động là rất cao. các
năm khả năng thanh khoản tăng,khả năng thanh toán nhanh cao. Đảm bảo việc chi trả các khoản nợ
phải thanh toán ngay. Với nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản đứng góc độ ngân hàng sẽ sắn sàng
chấp nhận các khoản tín dụng, đứng góc độ các đối tác kinh doanh thì sẵn sang ký kết hợp đồng với
công ty vì uy tín trả nợ của công ty trong ngắn hạn là rất cao. Chính vì vậy làm cho công ty Cổng

phần mía đường Lam Sơn sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh, thu nhiều lợi nhuận hơn.
2.1.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động
2.1.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm)/2
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ số vòng quay hàng
tồn kho 7.780307 7.17625 6.285112 8.54723 2.469117 5.316936 5.867787 5.697236
Nhận xét:
Phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho tốt. Vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận, giảm chi
phí, giảm hao hụt về vốn và tồn đọng. Giá trị hàng tồn kho năm 2009 ít hơn năm 2008, năm 2010 giá
trị hàng tồn kho khá lớn nhưng đây không phải là một tín hiệu xấu bởi vì cùng với đó thì giá vốn hàng
bán tăng vượt trội, cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty tăng cao, tăng doanh thu hàng bán, tạo
ra nhiều lợi nhuận hơn. Khi so sánh chỉ tiêu này với các công ty cùng ngành và trung bình ngành thì
càng cho ta kết luận rằng công ty đang có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt.với tỷ số cao hơn trung
bình ngành.
2.1.2.2 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = các khoản phải thu bình quân/ doanh thu bình quân 1 ngày
Các khoản phải thu bình quân = (Tổng các khoản phải thu đầu năm + Tổng các khoản phải thu
cuối năm)/2
Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu hàng năm/ 360
9
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
kỳ thu tiền bình
quân(ngày) 56.93932 54.50915 114.4789 245.2646 122.0017 5.150481 57.6372 108.9066
Nhận xét:
Do đặc thù ngành nghề kinh doanh, tỷ số phản ánh công ty bán chịu rất nhiều, có nhiều khoản

phải thu. Doanh thu bình quân 1 ngày của công ty rất cao, hiệu quả kinh doanh qua các năm tốt lên
một cách rõ rệt. Mặc dù có nhiều khoản phải thu: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu
khác…nhưng công ty quản lý nợ rất tốt, trong vòng chưa đầy 2 tháng, công ty có thể thu hồi các
khoản phải thu. Các khoản phải thu tăng đồng thời với doanh thu bình quân 1 ngày. Hiệu quả quản lý
các khoản nợ giảm dần. so sánh chỉ số này với trung bình ngành cho chúng công ty cao hơn ,thì có vẻ
như công ty quản lý các khoản phải thu kem hơn so với ngành,nhưng khi ta kết hợp với tỷ só thanh
toán nhanh cho thấy công ty đang trường vốn nên có thể đang ưu ái hơn cho khách hàng về thời gian
trả nợ.điều này tốt trong mối quan hệ làm ăn của công ty hơn.
2.1.2.3 Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân.
Tổng tài sản cố định ròng bình quân = (Tổng giá trị tài sản cố định ròng đầu năm
+Tổng giá trị tài sản cố định ròng cuối năm)/2.
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
vòng quay tài sản cố
định 4.316648 5.586554 5.722191 2.34611 1.623134 1.116064 7.224009 3.606302
Nhận xét:
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty qua các năm ngày một tốt hơn, tạo ra được
nhiều doanh thu. Dễ dàng nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn 2009-2010, công ty đầu tư
một giá trị lớn vào tài sản cố định, vòng quay được đẩy nhanh (Cổng phần mía đường Lam Sơn sử
dụng dây chuyền máy móc tiên tiến), từ đó cho thấy sản phẩm tạo ra nhiều, có chất lượng tốt, tiết
kiệm thời gian và chi phí sản xuất, giúp cho công ty thu được lợi nhuận lớn. tỷ số này tăng qua các
năm thể hiện sự hiệu quả trong việc quản lý tài sản cố định để tạo ra doanh thu cho công ty.mặt khác
khi so sánh chỉ số này với các công ty cùng ngành và trung bình ngành thì tỷ số này của công ty luôn
lớn hơn trung bình ngành.chứng tỏ công ty quản lý tốt tai sản cố định để tạo ra lợi nhuận hơn trong
nội bộ ngành.
10
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
2.1.2.4. Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng giá trị tài sản bình quân

Tổng giá trị tài sản bình quân = (Tổng giá trị tài sản đầu năm + Tổng giá trị tài sản cuối năm)/2
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
vòng quay tổng tài sản 1.304925 1.101862 0.863449 1.035334 0.564292 0.708471 1.974521 1.029213
Nhận xét:
Việc tỷ số này giảm qua các năm,đồng thời nhỏ hơn trung bình ngành,cộng với việc phân tích
tỷ lệ thanh toán nhanh của công ty cao.cho ta một kết luận rằng công ty đang năm giữ một lượng tài
sản lưu động cao ,việc sữ dụng lượng tài sản này không hiệu quả là nguyên nhân dẫn tới tỷ sô vòng
quay tổng tài sản thấp. công ty cần có chính sách phù hợp trong thời gian tới đẻ sữ dụng hiện quả hơn
lượng tài sản này.
 Đánh giá chung:
Các tỷ số đã phản ánh được hoạt động kinh doanh của công ty là hiệu quả, việc quản lý các
nguồn phải thu tốt, giá trị tài sản của công ty tăng lên, tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh có chất lượng
cao với công nghệ hiện đại…vì vậy mà doanh thu của công ty tăng nhanh. Mặc dù nền kinh tế khó
khăn nhưng việc sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực có trình độ cao, sự quản lý
tốt giúp cho công ty Cổng phần mía đường Lam Sơn lần đầu tiên đạt doanh thu trên cao, đóng góp
ngân sách nhà nước.
2.1.3. Các tỷ số quản lý nợ
2.1.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng giá trị tài sản
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ số nợ trên tổng tài
sản 2.889363 3.143288 4.312986 2.261419 11.69831 1.887844 1.957872 4.423687
Nhận xét:
Tỷ số nợ năm sau cao hơn năm trước, điều này cho thấy giá trị tài sản được tài trợ bằng nợ
phải trả nhiều hơn. Nhưng việc tăng các khoản nợ phải trả của công ty luôn đi kèm với việc tăng tổng
giá trị tài sản. Điều này cho thấy công ty luôn có khả năng trả nợ bằng tài sản cao. Hơn nữa, nếu tỷ số
này cao ở một mức kiểm soát được thì sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được tấm chắn thuế lãi vay một
cách hiệu quả.nhìn vào các chỉ số so với trung bình ngành thì nhỏ hơn .điều nay cho thấy công ty

đang sử dụng vay nợ ở mức trung bình.không quá cao đến mức phải lo ngại.
11
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
2.1.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ số nợ vốn chủ sở
hữu 0.549323 0.472115 0.305865 0.792758 0.093473 1.126324 1.043978 0.67248
Nhận xét:
Tỷ lệ < 1
Nợ phải trả của công ty nhỏ hơn vốn chủ sở hữu công ty bỏ ra, công ty luôn đảm bảo khả năng
thanh toán bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ số này đều giảm qua các năm,cùng với chỉ số thanh
toán nhanh cao,cho ta thấy công ty đang giảm dần nợ, tài trơ bằng vốn của công ty, điều này có ý
nghĩa trong thời kỳ lãi xuất cao như hiện nay. Đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao (do lợi
nhuận không ngừng gia tăng), chính vì vậy khoản nợ của công ty còn quá nhỏ so với vốn chủ sở hữu.
so với mức trung bình ngành tỷ số này nhỏ hơn. Điều này cho chúng ta thấy công ty đang tự chủ tốt
hơn so với ngành.
2.1.3.3 Tỷ số thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/Chi phí lãi vay
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ số thanh toán lãi vay 5.738486 21.08854 24.91837 12.488073 18.54953 3.94386 3.89484 12.75894
Nhận xét:
Khả năng chi trả lãi vay của công ty là rất cao. Năm 2009 và nhất là năm 2010 lợi nhuận trước
thuế và lãi cao hơn rất nhiều với khoản tiền vay thấp, lãi phải trả ít nên công ty ít tốn chi phí vay hơn,
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Khả năng chi trả lãi cho ngân hàng của công ty là rất lớn nhưng việc sử
dụng chỉ tiên này đánh giá khả năng trả lãi còn hạn chế vì EBIT không phải là nguồn duy nhất để
thanh toán lãi. Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn
vốn đó để trả lãi. Hơn thế nữa hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả

tiền nợ gốc, chi phí tiền thuê và chi phí trả cổ tức ưu đãi. So với trung bình ngành thì khả năng trả nợ
của công ty là lớn nhất.điều này đảm bảo cho việc trả lãi thường xuyên của công ty.
2.1.3.4 Hệ số tự tài trợ
Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
12
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
hệ số tự tài trợ 0.630043 0.673857 0.758039 0.5578 0.914518 0.470295 0.489242 0.637979
Nhận xét:
Đối với Ngân hàng, tỷ suất này của khách hàng tối thiểu phải 30% mới gọi là có khả năng tự
chủ về tài chính. Ở đây, hệ số tự tài trợ của công ty luôn ở mức rất cao, cho thấy công ty ít bị phụ
thuộc và nguồn vốn vay, khả năng “tự thân vận động” rất tốt, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.tỷ lệ này tăng qua các năm, dồng thời lại cao hơn so với trung bình ngành,cang củng cố hơn
nhận định trên.
 Đánh giá chung:
Mức độ sử dụng nợ của công ty để đầu tư kinh doanh là rất thấp, chính vì thế mà khả năng
chi trả nợ luôn luôn được đảm bảo. Chi phí bỏ ra ít mà doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng sẽ tăng. Đối
với ngân hàng những công ty có các tỷ số này đảm bảo khả năng chi trả cao thì việc cho vay sẽ thu
được lợi nhuận cao. Việc đầu tư, khả năng chi trả đảm bảo năm sau luôn cao hơn năm trước.
2.1.4. Các tỷ số khả năng sinh lời.
2.1.4.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần
ROS = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ số lợi nhuận ròng
trên doanh thu 0.082789 0.192785 0.294479 0.233505 0.335394 0.226536 0.082647 0.234512
Nhận xét:
Qua các năm, lợi nhuận ròng tạo ra từ doanh thu luôn tăng. Công ty hoạt động rất hiệu quả,
chi phí bỏ ra thấp hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. So với trung bình ngành thì cao hơn điều này

cho thấy công ty dang làm ăn tốt.
2.1.4.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
ROA = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ số lợi nhuận ròng
trên tổng tài sản 0.084078 0.163658 0.194512 0.2099 0.176419 0.143586 0.143687 0.173621
Nhận xét:
Cùng 1 đồng tài sản bỏ ra thì lợi nhuận ròng được tạo ra của công ty tăng qua các năm. Tỷ
trọng tài sản tham gia vào sản xuất lớn và hiệu quả của nó cao cho nên lợi nhuận được tạo ra nhiều.
Dựa và tỷ số nợ trên tài sản bình quân thấp, chi phí thấp, doanh thu lại nhiều, hiệu quả sử dụng tài sản
13
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
đầu tư tăng, lợi nhuận ròng được tạo ra nhiều, lợi ích dành cho cổ đông, doanh nghiệp tăng lên. So
với trung bình ngành thì tỷ số này cao hơn sẽ khuyến khích được nhiều nhà đầu tư hơn,điều này là
một thuận lợi cho việc huy động vốn của công ty.
2.1.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
ROE = Lợi nhuận ròng/ Vốn chủ sở hữu
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hửu 0.133801 0.243165 0.257479 0.376301 0.19291 0.305311 0.293693 0.285139
Nhận xét:
Qua các năm,Cùng 1 đồng vốn chủ sở hữu nhưng lợi nhuận ròng qua các năm đều tăng .Nguồn
vốn chủ sở hữu lớn, mà các chi phí phải trả bằng vốn chủ sở hữu thấp nên khi đầu tư sản xuất kinh
doanh, lợi nhuận ròng thu được nhiều.
Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đem lại lợi nhuận cao cho các cổ đông của công ty. Tuy nhiên khi so
sánh tỷ số này với trung bình ngành thì lại nhỏ hơn, điều này cũng phù hợp với việc công ty có tỷ số
thanh toán nhanh cao,và tài trợ nguồn vốn kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu cao so với nợ.

 Đánh giá chung:
Khả năng sinh lợi của công ty cao, các nhà đầu tư nên đầu tư vào công ty này, lợi nhuận thu
được sẽ nhiều. Các chỉ số phân tích cho thấy khả năng sinh lời của công ty là lớn, nhà đầu tư sẽ sẵn
sàng bỏ ra chi phí cao để đầu tư vào công ty. Đứng góc độ ngân hàng thì đây là khách hàng ít rủi ro,
mang lại lợi nhuận cao.
2.1.5 Các chỉ số giá trị thị trường
2.1.5.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
EPS= (Lợi nhuận ròng – Cổ tức trả cổ phiếu ưu đãi)/ Bình quân tổng số cổ phần
2.1.5.2 Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)
P/E= Giá/ Thu nhập mỗi cổ phần
2.1.5.3 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B)
P/B = Giá cổ phiếu/ Giá trị sổ sách mỗi cổ phần
Giá trị sổ sách mỗi cổ phần = (Tổng giá trị tài sản – tài sản vô hình – nợ)/ Số cổ phiếu phổ
thông bình quân đang lưu hành
LSS
năm 2008 năm 2009 năm 2010 NHS SBT SEC BHS TB ngành
thu nhập trên mỗi cổ
phiếu 2431 5444 7537 10943 2444 4138 7871 6586.6
14
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
tỷ số giá trên thu nhập 4.57 5.4 3.53 3.23 5.2 5.68 3.95 4.318
tỷ số giá thị trường
trên giá trị sổ sách 0.813187 1.75 0.904762 1.213058 1 1.727941 1.160448 1.201242
Nhận xét:
Ta nhận thấy thu nhập trên mỗi cổ phần luôn ở mức cao và tăng ổn định qua các năm. Cổ phiếu
Cổng phần mía đường Lam Sơn luôn hấp dẫn các nhà đầu tư ( nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao mua cổ
phiếu để nhận được 1 đồng tiền lãi cổ tức), do diễn biến chung của thị trường, P/E của LSS năm
2010 có giảm đi đôi chút nhưng vẫn thể hiện tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của
công ty. Tỷ số P/B cao cũng cho thấy công ty làm ăn rất tốt, thu nhập trên tài sản cao.
2.2 . Phân tích theo mô hình điểm số Z

*) Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,64 X4 + 1,0 X5
Trong đó:
X1 - tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (working capital/total Assets).
X2 - tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (retain earning/ total Assets).
X3 - tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/ total Assets).
X4 - Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market value of total
liabilities).
X5 - Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/ total Assets)
X1 X2 X3 X4 X5 Z
2008 0.425221318 0.084078 0.108033
1.10936
4
1.30492
5 2.999402
2009 0.586272757 0.163658
0.21242
2 2.778137 1.101862 4.513511
2010 0.764915348
0.19451
2
0.25426
7 2.960885
0.86344
9 4.787714
Năm 2008: Z = 2.999 ≈ 2.9. Tài chính của doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn cao, chưa có
khả năng phá sản.
Năm 2009: Z = 4.51 > 2.9. Tình hình tài chính ổn định, mức độ an toàn cao, độ tín nhiệm của
công ty ở mức rất cao.
Năm 2010: Z = 4.7> 2.9. Tài chính của công ty an toàn.
Như vậy, trong 3 năm 2008, 2009, 2010 tài chính của công ty an toàn,đạc độ độ tín nhiệm, trái

phiếu của công ty có thể được đầu tư.
15
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG
3.1. Tóm tắt lại tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thời gian qua
- Mặt hàng kinh doanh: Đường
- Doanh thu qua các năm : đơn vị (triệu đồng)
2008 2009 2010
1131769 1099579 1338243
- Thị trường cung cấp nguyên vật liệu:100% nguyên liệu trong nước- Thị trường tiêu thụ : 63
tỉnh thành cả nước, xuất khẩu sang Thái Lan, Úc, Mỹ.
- Uy tín về giá cả, chất lượng: chất lượng tốt, giá cả phù hợp
3.2. Nhận xét của Cán Bộ Tín Dụng:
- Doanh Nghiệp có đầy đủ tư cách pháp lý, có uy tín, thương hiệu trên thương trường , cùng
với mạng lưới sản xuất kinh doanh rộng khắp mọi tỉnh thành trên cả nước và thị trường nước ngoài.
- Tình hình tài chính của DN: các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động, quản lí nợ, khả năng sinh
lời, khả năng thanh toán đều khá tốt , ốn định , và có xu hướng tăng trong tương lai. Đồng thời
theo phân tích Zeta , điểm số Z của DN luôn ở mức trên 4.7 > 2.99, cho thấy DN luôn có tình hình
tài chính tốt trong những năm qua (2008, 2009, 2010). Đặc biệt , trong thời gian tới, DN tiếp tục mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả cho thấy tiềm lực tài chính của DN ngày càng lớn .
- Vì vậy khả năng trả nợ và lãi vay ngân hàng được đảm bảo .
3.4. Đề xuất cho vay :
- Quyết định cho công ty CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN vay vốn
- Số tiền cho vay, thời hạn vay, lãi suất
16
Nhóm 20 Tín dụng ngân hàng Tháng 10/2011
KẾT LUẬN
Trong suốt nhều năm hình thành và phát triển, công ty cồ phần Cổ phần mía đường Lam Sơn
luôn chứng tỏ được tiềm lực tài chính ngày càng lớn mạnh của mình, có những đóng góp không nhỏ
trong quá trình hiện đại hóa của toàn xã hội. Tương lai của công ty đang mở rộng với những số liệu

tài chính dự kiến năm 2011. Do vậy ngân hàng có thể yên tâm về năng lực, uy tín và khả năng tài
chính của người đi vay. Hơn khi nào hết, đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn với
lạm phát cao, thắt chặt tiền tệ, dư nợ tín dụng giảm, ngân hàng đặt yếu tố an toàn lên trên yếu tố lợi
nhuận thì Cổ phần mía đường Lam Sơn lại càng là một lựa chọn hợp lí để rót vốn cho vay. Hy vọng
những phân tích tài chính và nhận định trên đây góp phần giúp ngân hàng có cái nhìn chân thực hơn
để hỗ trợ việc ra quyết định của mình.
Do quá trình tìm hiểu, phân tích của chúng em không tránh khỏi có nhứng sai sót nên chúng em
mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía cô và các bạn. Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới T.S Nguyễn Thị Lan đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
17

×