Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Ứng dụng phần mềm Kế toán tại Việt Nam & những đề xuất trong việc lựa chọn phần mềm Kế toán cho Doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.42 KB, 27 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Quá trình toàn cầu hóa và tốc độ phát triển vũ bão của
công nghệ thông tin đã làm thay đổi căn bản những mối quan hệ công việc
truyền thống.
Trước những tác động từ yêu cầu hiện đại hóa, việc áp dụng tin học trong
công tác quản lý tài chính kế toán là một trong những nhiệm vụ quan trọng được
các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế và hội nhập
khu vực ngày càng mạnh mẽ. Hội nhập quốc tế về kinh tế, thương mại, đầu tư, tài
chính sẽ diễn ra mạnh mẽ cả chiều rộng và chiều sâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải
tuân thủ hệ thống các chuẩn mực, sự tôn trọng và tính thích ứng với các thông lệ
quốc tế, phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường.
Chuyên đề gồm các phần sau:
- Phần I: Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán
1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam
2. Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán tại Việt nam
- Phần II: Đề xuất trong việc lựa chọn phần mềm kế toán cho doanh
nghiệp
1. Các ràng buộc về tổ chức
2. Các ràng buộc về tin học
3. Các giải pháp phần mềm kế toán cho doanh nghiệp
3.1 Phần mềm kế toán Bravo
3.2 Phần mềm kế toán Esoft
3.3 Phần mềm kế toán Fast Accounting 2006
3.4 Phần mềm kế toán Misa
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………………..
....................................................................................................................1
Phần I: Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam……….3


1. Thực trạng ứng dụng thông tin trong các doanh nghiêp…….................3
1.1. Kết nối internet……………………………………………................ 3
1.2. Đầu tư công nghệ………………………………………….................3
1.3. Những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại cho doanh nghiệp....7
2. Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam………………….8
2.1. Ngành công nghiệp phân mềm Việt Nam.
Con đường phía trước…………………………………………………….8
2.2. Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán……………………………. 11
Phần II: Đề xuất trong việc lựa chọn phần mềm kế toán
cho doanh nghiệp....................................................................................13
1. Các ràng buộc về tổ chức……………………………………………. 13
2. Các ràng buộc về tin học…………………………………………….. 13
3. Các giải pháp phần mềm kế toán cho doanh nghiệp………………… 13
3.1 Phần mềm kế toán Bravo……………………………………………13
3.2 Phần mềm kế toán Esoft……………………………………………. 16
3.3 Phần mềm kế toán Fast Accounting 2006..........................................18
3.4 Phần mềm kế toán Misa……………………………………………..
..................................................................................................................22
Kết luận………………………………………………………………….
..................................................................................................................26
2
3
Phần I
Thực trạng sử dụng PHẦN MỀM KẾ TOÁN tại Việt Nam
1 - Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin nói chung trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam
1.1) Kết nối Internet
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương Mại thì có tới 80% số doanh
nghiệp đã kết nối Internet- một tỉ lệ khá cao trong bối cảnh đất nước đang
phát triển và lĩnh vực công nghệ thông tin còn rất non trẻ. Trong số

những doanh nghiệp đã kết nối Internet thì tỉ lệ sử dụng băng thông rộng
tăng nhanh. Đặc biệt tỉ lệ doanh nghiệp truy cập Internet bằng ADSL
chiếm trên 70%. Điều này cho thấy sự phát triển của ADSL là động lực
thúc đẩy ứng dụng Internet trong các doanh nghiệp. Với chi phí ngày
càng rẻ và chất lượng dịch vụ ngày càng cao ADSL đang được lựa chọn
ngày càng nhiều như một phương thức hiệu quả phục vụ nhu cầu thông
tin và giao dịch của doanh nghiệp.
1. 2) Đầu tư công nghệ thông tin
Trong những năm gần đây, đất nước đang đi vào thời kỳ công nghiệp
hoá hiện đại hoá, việc ứng dụng tin học vào trong công tác điều hành
quản lý hoạt động của các doanh nghiệp không còn là điều mới mẻ. Tuy
nhiên không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng nắm bắt được xu thế thời
cuộc đó.
Kết quả điều tra tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh
nghiệp cho thấy tỉ trọng đầu tư vào công nghệ thông tin trên tổng chi phí
cho hoạt động thường niên của các doanh nghiệp còn tương đối thấp. Dự
kiến, đến năm 2010, Việt Nam sẽ có 500.000 Doanh Nghiệp, tuy nhiên
theo số liệu thống kê sơ bộ của VCCI cho thấy, tỉ lệ ứng dụng công nghệ
thông tin trong cộng đồng này hiện chỉ đạt 30%, vào hàng thấp nhất trong
khu vực. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang còn thờ ơ với tính hiệu quả
4
của công nghệ thông tin. Trong khoảng 70% doanh nghiệp được khảo sát
chi dưới 5% cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm
cả chi phí phần cứng , phần mềm, bảo dưỡng hệ thống và đào tạo ứng
dụng công nghệ thông tin. Chỉ có khoảng 6% doanh nghiệp cho biết chi
trên 15% chi phí cho công nghệ thông tin. Không chỉ thấp về tỉ trọng mà
đầu tư của doanh nghiệp cho công nghệ thông tin còn chưa hợp lý. Chỉ
7,7% doanh nghiệp cho biết có dự án triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin và thương mại điện tử và có phân bổ nguồn vốn riêng. Thực tế
hiện nay các doanh nghiệp thường chú trọng đầu tư vào phần cứng nhiều

hơn vào phần mềm. Đặt trong tương quan với thế giới thì đây là một điều
bất hợp lý và đòi hỏi phải có sự thay đổi trong tư duy quản lý cũng như
nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Thứ nhất là do nhận thức hạn chế của doanh nghiệp. Họ chưa nhìn thấy
những lợi ích của công nghệ thông tin mang lại cho doanh nghiệp của họ
vì bởi lẽ tình trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp còn
rất sơ khai. Các phần mềm sử dụng phổ biến nhất là các phần mềm văn
phòng của Microsoft, sau đó là ứng dụng Internet cơ bản như lướt Web
hay thư điện tử. Theo điều tra gần đây của VCCI, tại 526 doanh nghiệp
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 98% doanh nghiệp trả lời có máy
tính nhưng hầu hết chỉ dùng ở cấp độ văn phòng như: soạn thảo văn bản,
gửi thư điện tử, chương trình Excel, cao hơn nữa sử dụng phần mềm quản
trị nguồn lực ERP; 65% doanh nghiệp có website nhưng không cập nhật
thông tin cho trang web; 85% doanh nghiệp có trang web không quan tâm
về an ninh, an toàn trên mạng. Mặt khác có một số doanh nghiệp đặc biệt
là các doanh nghiệp lớn thiếu động lực để áp dụng. Họ bảo thủ cho rằng
từ trước đến nay không ứng dụng công nghệ thông tin thì họ vẫn hoạt
động được.
5
Nguyên nhân thứ hai là do Nhà nước chưa có cơ chế chính sách
khuyến khích cụ thể để tạo điều kiện đưa nhanh tiến bộ khoa học-kỹ
thuật-công nghệ và sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ doanh nghiệp.
Chính sách của nhà nước về vấn đề này còn nhiều bất cập, chưa theo kịp
với nhu cầu của cuộc sống. Thứ nhất, chính sách ban hành chậm được thể
hiện rõ nhất trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cụ thể là căn cứ pháp lý
của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử vẫn chưa có. Người dân và
doanh nghiệp ở các nước trong khu vực đã được hưởng lợi từ việc cấp
văn bằng, chứng chỉ hay chỉ khai báo hải quan qua mạng, nhưng chúng ta
mới chỉ dừng lại ở những đề án. Bên cạnh đó, cơ chế đầu tư cho ứng dụng

CNTT còn nhiều bất cập.Thứ hai, những chính sách thúc đẩy tin học hoá
xã hội còn chung chung và được đưa ra như một sự lựa chọn thêm. Nhà
nước chưa có các định hướng cụ thể cho các doanh nghiệp như là khi nào
thì nên bắt đầu đầu tư vào công nghệ thông tin hay là đầu tư như thế nào
là đúng để không lãng phí mà lại đạt được kết quả tốt nhất, để giúp cho
các doanh nghiệp có những hướng đi cụ thể trong việc triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp. Nếu không có
những định hướng cụ thể đó thì chắc hẳn doanh nghiệp sẽ không khỏi
ngỡ ngàng khi bước chân vào thế giới rộng lớn của công nghệ thông tin.
Đó là nguyên nhân khiến họ rụt rè trong việc đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong quản lý hoạt động sản xuất. Theo điều tra của
ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin thì chỉ có 9% số doanh
nghiệp được hỏi tỏ ra hài lòng với chính sách hỗ trợ của nhà nước về
công nghệ thông tin.
Nguyên nhân thứ ba khiến cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
doanh nghiệp còn chậm trễ là cho các doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực
có năng lực và trình độ về công nghệ thông tin. Trong thực tế không phải
giám đốc doanh nghiệp nào cũng có trình độ về công nghệ thông tin và
quan tâm đúng mức tới công nghệ thông tin. Nếu giám đốc điều hành
6
công việc bằng công nghệ thông tin thì tự khắc các thành viên trong
doanh nghiệp sẽ làm việc bằng công nghệ thông tin. Nhưng cũng phải
xem xét tới một thực tế là nhiều doanh nghiệp nhỏ còn chưa có cả máy
fax , giám đốc phải lo từng ngày để trả lương đúng hạn cho nhân viên thì
cũng khó nói tới việc ứng dụng công nghệ thông tin. Vấn đề đặt ra ở đây
là để khai thác hiệu quả hệ thống thông tin thì cần phải có những cán bộ
chuyên trách về hệ thống thông tin. Theo số liệu thống kê chưa chính xác
thì có tới 90% doanh nghiệp thiếu cán bộ phân tích dữ liệu. Các công ty
phần mềm khi bán sản phẩm thường phải kiêm luôn chức năng của nhà tư
vấn. Điều đó dẫn tới những khó khăn trong việc phối hợp giữa người bán

giải pháp và các doanh nghiệp có nhu cầu. Người mua không cụ thể hoá
được nhu cầu của mình còn người bán thì không có cơ sở chính xác để
tùy biến sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Do vậy mới
dẫn đến tình trạng “tiền mất mà tật vẫn mang”. Có những doanh nghiệp
bỏ ra một khoản tiền lớn để mua phần mềm ứng dụng nhưng phần mềm
không đáp ứng được tối đa các yêu cầu của doanh nghiệp hoặc là phần
mềm không thuận lợi cho người sử dụng. Và hậu quả là doanh nghiệp lại
phải bỏ tiền ra mua một phần mềm khác dù biết trước rằng hiệu quả sử
dụng là rất thấp. Theo số liệu thống kê của tập đoàn khảo sát thị trường
IDC thì mọi đối tượng người dùng phần mềm từ người quản lý đến các
nhân viên đều mới chỉ sử dụng được khoảng 15% tính năng của phần
mềm. Đó là một ví dụ điển hình của việc không có trình độ về tin học sẽ
dẫn đến những sự lãng phí không cần thiết và hiệu quả làm việc mang lại
không được là bao nhiêu.
7
1. 3) Những lợi ích mà công nghệ thông tin mang lại cho các doanh
nghiệp
Như chúng ta đã biết việc phát triển công nghệ thông tin mang lại cho
doanh nghiệp nói riêng và cho xã hội nói chung những lợi ích to lớn.
Những doanh nghiệp nắm bắt được xu thế của thời cuộc đã nhanh chóng
ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình. Và thực tế công nghệ thông tin đã chứng minh hiệu quả ưu việt
của mình. Trong những năm gần đây một ứng dụng to lớn nhất mà công
nghệ thông tin mang lại cho các doanh nghiệp đó là họ có thể tham gia
vào thương mại điện tử. Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay thì
thương mại điện tử là chiếc cầu nối quan trọng cho các doanh nghiệp Việt
Nam tiếp cận với thế giới. Các doanh nghiệp có thể quảng bá được hình
ảnh và thương hiệu của mình tới bạn bè năm châu, đưa hàng hoá của Việt
Nam tới tay hàng triệu người tiêu dùng trên khắp thế giới. Thương mại
điện đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Một số dịch vụ công liên

quan đến thương mại điện tử bắt đầu được triển khai. Việc bộ Tài chính
triển khai khai hải quan điện tử được coi là bước cải cách lớn trong khối
dịch vụ công,giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm cơ
hội phát sinh tiêu cực. Ngoài việc nâng cấp dịch vụ truyền visa điện tử
hàng dệt may sang Hoa Kỳ(ELVIS) bộ thương mại đã nâng cấp dịch vụ
tra cứu trực tuyến thông tin visa điện tử của các doanh nghiệp hàng dệt
may, giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Các webside
thương mại điện tử đựơc xây dựng và đi vào hoạt động. Tại Việt Nam,
theo điều tra sơ bộ của Bộ Thương mại, hiện có khoảng hơn 20 website
bán hàng và cung ứng dịch vụ, hơn mười sàn giao dịch trực tuyến dành
cho phương thức kinh doanh B2B (Business to Business). Thanh toán
điện tử bắt đầu được nghiên cứu triển khai tại các Ngân hàng Công
thương, Ngoại thương. Hình thức bán hàng trên mạng thông qua website
bắt đầu có tác dụng mặc dù còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn ngành đường
8
sắt Việt Nam triển khai đăng ký bán vé tàu Tết qua mạng. Một xã trồng
rau ở Nghệ An đã biết dùng Website để quảng bá cho sản phẩm của
mình. Các dịch vụ tải nhạc chuông, tải hình nền, dự đoán kết quả thi đấu
thể thao, bình chọn sự kiện qua điện thoại di động... đã nhanh chóng thu
hút được khách hàng do chi phí thấp, đáp ứng đúng nhu cầu và thị hiếu.
Dịch vụ trực tuyến phát triển, nổi bật nhất là trò chơi trực tuyến đã tạo
nên một lượng khách hàng đông đảo. Trò chơi trực tuyến là lĩnh vực kinh
doanh hứa hẹn tiềm năng doanh thu cao, trở thành mục tiêu của nhiều
doanh nghiệp. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng cho phát
triển thương mại điện tử.
2- Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam
Có thể nói trong số các phần mềm ứng dụng tại Việt Nam, phần mềm kế
toán là sản phẩm phổ dụng nhất. Hầu hết các doanh nghiệp khi bắt tay
vào ứng dụng tin học đều khởi đầu bằng việc sử dụng phần mềm kế toán.
Chưa có một thống kê đầy đủ nhưng ước tính ở Việt Nam hiện có hơn

130 nhà cung cấp phần mềm kế toán. Mỗi nhà cung cấp thường có từ một
đến vài sản phẩm phần mềm kế toán khác nhau phù hợp với nhu cầu và
quy mô của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
2.1. Ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam: con đường phía trước.
Ngay từ những năm 90 Chính phủ đã đề ra mục tiêu đưa ngành
công nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn và để
thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ đã có một số chính sách khuyến khích
phát triển ngành công nghiệp này. Song trên thực tế cho đến nay kết quả
đạt được so với mục tiêu đề ra còn khá xa vời. Nhìn toàn cảnh bức tranh
của ngành công nghệ thông tin Việt Nam thì mảng sáng tập trung chủ yếu
ở kinh doanh thiết bị phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng... còn
kinh doanh và thiết kế phần mềm lại rất khiêm tốn. Doanh thu phần mềm
của cả nước năm 2001 ước đạt 21 triệu USD. Tuy nhiên số doanh thu này
cũng chỉ chiếm khoảng từ 10-15% tổng doanh thu của hoạt động tin học.
9
Nhìn chung có thể đưa ra một đánh giá khái quát về ngành công
nghiệp phần mềm Việt Nam bằng hai chữ khiêm tốn. Khiêm tốn từ số
lượng doanh nghiệp, quy mô hoạt động, cho đến nguồn lực lao động,
phạm vi và thị trường kinh doanh... Theo số liệu thống kê mới đây nhất
Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin có kinh doanh phần mềm và gần 100 tổ chức gồm các trung tâm
tin học, viện nghiên cứu có tham gia cung cấp phần mềm. Đa số các công
ty có kinh doanh phần mềm có tuổi đời rất trẻ, có 65,8% công ty được
thành lập từ năm 1996 trở lại đây. Chính vì vậy các công ty đó còn thiếu
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mới mẻ này. Không chỉ thiếu về kinh
nghiệm mà còn yếu cả về nguồn lực (vốn, con người). Có đến 86% trong
tổng số các công ty TNHH, công ty tư nhân hoặc công ty cổ phần. Công
ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài chỉ chiếm 8,8%, thuộc sở hữu Nhà
nước còn ít hơn: 5,1%. Vì đa phần thuộc sở hữu tư nhân nên nguồn vốn
hoạt động còn nhiều hạn chế. Nguồn lực con người cũng đang là vấn đề

nan giải của các công ty phần mềm hiện nay. Lao động trong các công ty
phần mềm vừa ít, vừa thiếu kinh nghiệm. Trung bình một công ty chỉ có
khoảng 30 lao động, cá biệt có hai công ty có số nhân viên đông nhất là
công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) có 927 nhân viên, Công ty
đầu tư phát triển công nghệ (FPT) có 750 nhân viên.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia sản xuất phần mềm, các lập
trình viên Việt Nam còn thiếu về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng lập trình
và kiến thức chuyên môn liên quan đến các lĩnh vực ứng dụng phần mềm
và đặc biệt là yếu về trình độ tiếng Anh. Đa số nhân viên lập trình chỉ có
kinh nghiệm làm phần mềm từ 3 đến 5 năm. Trong khi đó để có các hợp
đồng gia công phần mềm có tính cạnh tranh cao, công ty phần mềm phải
có những lập trình viên có trên dưới 10 năm kinh nghiệm làm việc, có
khả năng viết dự án khả thi, giỏi về kỹ thuật để thuyết phục khách hàng
10

×