Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mụn trứng cá (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.99 KB, 5 trang )

Mụn trứng cá
(Kỳ 2)
D. ĐIỀU TRỊ
1. Các thuốc điều trị:
BẢNG 2: THUỐC ĐIỀU TRỊ THEO CƠ CHẾ BỆNH SINH

Tăng
tiết bã
Tăng
sừng
Tăng
sinh P. acné

Viêm
Thoa tại chỗ
Tretinoin
Adapalene
Tazaroténe
Benzoyl

Không

Không
biết
Không








Không
biết
Không
biết
Không

Không

Có thể

Không

Có thể

peroxide
Erythromycine

Sulfacetamide
sulfur
Acide azelaic
Không

Không

Không

Không

(gián tiếp)

Không

Không


biết




Có thể

Không

Có thể

Toàn thể
Thu
ốc ngừa
thai
Erythromycine

Tetracycline
Isotretinoin


(gián tiếp)
Không

Không




Không

Không

Không



Không




(gián tiếp)

Không

Có thể




Tại chỗ
Retinoids
Có 3 chất là Tretinoin, Adapalene, và Tazarotene.
a. Tretinoin
+ Tác dụng: tiêu comedon và ngăn sự hình thành comedon.

+ Thời gian: trong vòng 3 tháng cho kết quả đáng kể.
+ Thoa thuốc vào buổi chiều và dùng ít nhất 6 tuần mới thấy kết quả rõ.
+ Tác dụng thứ phát: khô da, kích thích da, hồng ban tróc vẩy, tăng mụn
trứng cá tạm thời (2 – 3 tuần đầu điều trị).
+ Gần đây có dạng Tretinoin vi tinh thể hoặc polymer có tác dụng tốt như
tretinoin nhưng tác dụng phụ ít hơn do thuốc xuyên qua lớp thượng bì và ngấm
thẳng vào nang lông.
b. Adapalene
Là một retinoid thế hệ mới trong điều trị mụn trứng cá tại chỗ với đặc điểm:
+ Ổn định với ánh sáng và oxygen ® không bị phân hủy bởi ánh sáng và
oxygen nên có thể thoa ban đêm hoặc buổi sáng.
+ Hấp thu qua da thấp ® thấm vào nang bã nhờn và hoạt động tại vị trí mụn
trứng cá.
+ Tính kết hợp thụ thể chuyên biệt trong tế bào sừng ® giúp cho adapalene
ít có tác dụng phụ. Tác dụng phụ giống như tretinoin, nhưng tỷ lệ gặp ít hơn.
+ Có thể có hoạt tính kháng viêm.
c. Tazarotene
Là một retinoide tổng hợp được sử dụng trên thị trường từ năm 1997 để
điều trị bệnh vẩy nến. Sau khi thoa tại chỗ sẽ chuyển thành một chất biến dưỡng
hoạt động là acide tazarotenic.
Có hai dạng chế phẩm được sử dụng trong điều trị mụn là dạng gel và
cream, tuy nhiên Tazarotene 0.1% gel có tác dụng hiệu quả hơn nhưng phản ứng
đỏ da và kích ứng thường gặp hơn. Dạng cream cũng được dung nạp tốt.
Tazarotene 0.1% gel được thoa 1-2 lần/ngày, lưu ý nếu thoa 2 lần/ngày thì sau 2-5
phút phải rửa mặt bằng nước ấm.
Một khảo sát gần đây tại Mỹ (2003) so sánh hiệu quả giữa Tazarotene và
Adapalene cho thấy Tazarotene có tác dụng nhanh và mạnh hơn Adapalene nhưng
tác dụng phụ tương đương nhau.
Nhóm Retinods có tác dụng tiêu comedons, ngăn sự hình thành comedons,
chống viêm… nhưng do tác dụng phụ của nhóm thuốc này rất nhiều nên hạn chế

dùng trên lâm sàng, thường chỉ dùng cho những trường hợp comedons đơn thuần;
trường hợp có viêm thì thường sử dụng kháng sinh trước sau đó mới dùng. Tác
dụng phụ thường gặp nhất của nhóm thuốc này là: khô da, đỏ da, kích ứng da,
hồng ban tróc vẩy, nhạy cảm ánh sáng… Tác dụng phụ thường gặp trong tháng
đầu điều trị nhưng cũng có thể gặp trong suốt quá trình điều trị nhất là những bệnh
nhân sử dụng thuốc không đều.
Benzoyl peroxide
Là một chất có khả năng diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng. Thuốc ở dạng
cream, gel và chất làm sạch có nồng độ từ 2.5-10%. Thuốc làm giảm đáng kể P.
acnes và acide béo tự do ở tuyến bã, ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống viêm và
tiêu comedons.
Tác dụng phụ thường gặp nhất là khô da và nhạy cảm ánh sáng. Nên dùng
thuốc buổi chiều để làm giảm nhạy cảm ánh sáng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×