Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mụn trứng cá: Hiểu biết và cách phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.14 KB, 4 trang )

Mụn trứng cá: Hiểu biết và
cách phòng ngừa

Bệnh trứng cá là một bệnh ngoài da, có nhiều thể bệnh khác nhau. Bệnh
gặp chủ yếu ở tuổi trẻ nhất là tuổi dậy thì gây không ít phiền muộn cho lứa tuổi
này. Bệnh trứng cá không lây cho người khác nhưng trên cùng một cơ thể, mụn
trứng cá có khả năng lây từ vị trí này lan sang vị trí khác (từ lưng, mặt có thể lan
ra bụng, ngực, cánh tay, bả vai...).
Các thể bệnh của trứng cá
Bệnh trứng cá có nhiều loại khác nhau tùy theo tính chất của bệnh hoặc dựa
vào đặc điểm của nốt mụn trứng cá mà người ta đặt tên cho chúng. Người ta gọi
một số loại mụn trứng cá như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn cụm,
mụn nang...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh trứng cá nhưng có 3 loại chính
sau đây: do tăng tiết mồ hôi diễn ra lúc dậy thì liên quan đến rối loạn nội tiết tố; do
ứ đọng bã nhờn tạo thành nhân trứng cá và do vi khuẩn kết hợp gây viêm nhiễm
làm tăng thêm sự ứ đọng của bã nhờn. Các loại vi khuẩn hay gặp trong bệnh trứng
cá là Propionebacterium acne, Staphylococcus epidermidis, pityrosporum...

Không nên nặn mụn trứng cá
Nên làm gì khi mắc bệnh trứng cá?
Mặc dù bệnh trứng cá gây khá phiền muộn cho nhiều người, đặc biệt là lứa
tuổi đang dậy thì (chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả), tuy vậy khi mắc bệnh trứng cá không
nên quá lo lắng, quá bức xúc mà tự điều trị hoặc nghe lời mách bảo của bạn bè hay
những người không hiểu biết về bệnh này mà dùng một số thuốc không đúng
không những không khỏi mà nhiều khi còn nặng hơn, thậm chí để lại những hậu
quả xấu.
Việc cần làm là đi khám bệnh để được chẩn đoán chắc chắn và có lời
khuyên thích đáng đặc biệt là đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu có kinh nghiệm
trong điều trị bệnh trứng cá. Bệnh trứng cá là một bệnh ngoài da mà da của mỗi
người lại thường có sự nhạy cảm khác nhau, vì vậy có khi cùng một loại thuốc


nhưng có tác dụng rất tốt đối với người này nhưng người khác thì bị kích ứng
không thể dùng được. Hoặc có loại thuốc dùng cho người này bệnh sẽ khỏi nhưng
dùng cho người kia thì bệnh không khỏi hoặc khỏi rất chậm, hoặc có khi gây dị
ứng.
Một điều cần lưu ý nữa là không nên tự mua thuốc nội tiết tố để điều trị khi
chưa có chỉ định của bác sĩ vì thuốc nội tiết tố có nhiều loại khác nhau, cơ chế tác
dụng cũng rất không giống nhau. Người ta hay gọi thuốc nội tiết tố là con dao 2
lưỡi, tốt khi chỉ định đúng bệnh, không tốt khi dùng sai không đúng chỉ định.
Tuyệt đối không tự dùng thuốc điều trị có corticoid (thuốc uống, thuốc bôi) khi
chưa có chỉ định của bác sĩ.
Khi dùng thuốc bôi (thuốc Tây y) cũng không nên nóng vội mà tuyệt đối
tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc khám bệnh cho mình. Có những loại thuốc
Tây y rất dễ bị tác động của tia cực tím khi ra ánh nắng mặt trời vì vậy khi ra nắng
cần đội mũ rộng vành, bịt khăn che mặt để tránh sự tương tác giữa thuốc bôi và
ánh nắng mặt trời. Hiện nay điều trị bệnh trứng cá bằng thuốc tây y có hiệu quả
cao do tác động của thuốc dựa theo cơ chế sinh bệnh. Để đạt hiệu quả cao nhất
trong điều trị bệnh trứng cá thì người bệnh và thầy thuốc cần có sự kết hợp thật hài
hòa để trong khi đang dùng thuốc có vấn đề gì bất lợi nảy sinh sẽ xin tư vấn của
bác sĩ kịp thời.
Một đặc điểm nữa của người bị bệnh trứng cá là da thường bị nhờn do tăng
tiết của tuyến bã. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn hoạt động
và phát triển.
Khi được khám và điều trị bệnh trứng cá bằng thuốc Tây y người bệnh cần
có tính kiên nhẫn và tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không nên nóng
vội bởi vì bệnh trứng cá là một bệnh ngoài da mạn tính kéo dài. Vì vậy để điều trị
khỏi bệnh trứng cá không phải trong ngày một, ngày hai, có nhiều loại thuốc phải
có đủ thời gian tác dụng mới thấy hiệu quả của chúng, có khi phải bôi trong một
vài tháng. Một điều cần lưu ý nữa là không nên nặn, hút mụn trứng cá. Bởi vì làm
như vậy, bệnh có khả năng nặng thêm và khi khỏi thường để lại sẹo. Cũng không
nên sờ tay nhiều lần vào mụn trứng cá, kích thích làm mụn trứng cá phát triển

nhanh hơn.
Phòng bệnh trứng cá như thế nào?
Nên rửa mặt nhiều lần trong ngày nếu da mặt nhờn, rửa xong nhớ dùng
khăn mịn nhiều sợi bông để lau khô tránh làm xây xước da mặt. Không thức
khuya, tránh căng thẳng thần kinh. Không nên ăn quá ngọt như sôcôla, kem, sữa
đặc có đường. Nên hạn chế ăn các chất cay như ớt, hạt tiêu...

×