Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh Viêm loét dạ dày - tá tràng có lây không? (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.84 KB, 5 trang )

Bệnh Viêm loét dạ dày - tá
tràng có lây không?
(Kỳ 1)

I. Viêm loét dạ dày tá tràng: Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh thường gặp
chiếm 35% các bệnh lý về tiêu hóa, khoảng 30% bệnh nhân viêm loét dạ dày tá
tràng kèm biến chứng xuất huyết, thủng, viêm teo niêm mạc và ung thư da dày.
Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều nhất là từ 30 – 35 tuổi.
II. Triệu chứng
- Đau: đau là triệu chứng hay gặp nhất. Vị trí đau thường là vùng thượng
vị (trên rốn), đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày -
tá tràng nhiều khi khó phân biệt, nhưng mới bị viêm và loét dạ dày thì ăn vào cơn
đau sẽ tăng lên, còn loét tá tràng thì đau khi đói.
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như:
+ Ợ chua: cảm giác nóng rát sau xương ức.
+ Ợ hơi: do chướng hơi ở dạ dày.
+ Buồn nôn và nôn, khó tiêu.
+ Táo bón.

III. Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng?
Mặc dù chúng ta vẫn thường nghĩ rằng bia rượu, thuốc lá, thuốc giảm đau,
chống viêm, các thuốc điều trị nhức khớp như Aspirin, Ibuprofen, corticoide và
các thức ăn chứa nhiều gia vị (cay, chua, nhiều chất kích thích ), acít và stress,
chế độ sinh hoạt không khoa học là những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh loét
dạ dày tá tràng. Nhưng hiện nay người ta biết rằng 90% nguyên nhân gây nên
bệnh loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) và đây là
những thông tin tốt vì hầu hết loét dạ dày được gây ra bởi loại vi khuẩn này có thể
được điều trị hiệu quả bằng kháng sinh đúng cách


Vi khuẩn Helicobacter pylori


IV. Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có lây không?
Nếu bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng do bị nhiễm Helicobacter pylori thì
hoàn toàn có thể lây truyền bệnh cho người thân hoặc những người xung quanh do
Vi khuẩn lan trruyền từ người này qua người khác thích hợp nhất là qua đường
phân - miệng (Fecal-oral) hoặc qua đường miệng - miệng (oral-oral). Môi trường
tự nhiên chứa vi khuẩn có thể là nguồn nước thức ăn nhiễm bẩn.Lây nhiễm thường
xảy ra giữa các cá nhân trong gia đình, giữa các cá nhân trong tập thể Cách phòng
ngừa chung được lưu ý là rữa tay trước khi ăn, ăn thức ăn an toàn vệ sinh, sử dụng
nước sạch và uống nước an toàn; không nên mớm cơm cho trẻ ăn, cần vệ sinh sạch
sẽ đồ dùng sinh hoạt, ăn uống.

V. Bác sĩ làm thế nào để xác định bạn bị viêm loét là do vi khuẩn
Helicobacter pylori?
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây để xác định nếu
loét của bạn gây nên do Helicobacter pylori:
- Xét nghiệm hơi thở: Ở xét nghiệm này, bạn uống một ít chất lỏng vô hại
hoặc uống viên thuốc và sau không quá 1 giờ, một mẫu hơi thở của bạn được thử
nghiệm tìm Helicobacter pylori.
- Xét nghiệm phân tìm HP
- Nội soi: bác sĩ có thể quyết định tiến hành nội soi dạ dày. Bác sĩ sẽ dùng
một ống nhỏ có gắn camera bên trong để đưa qua đường miệng và vào trong dạ
dày để tìm ổ loét. Trong khi nội soi, một mẫu bệnh phẫm được lấy để tìm
Helicobacter pylori.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm huyết thanh đo kháng thể kháng H.pylori
đặc hiệu có thể xác định một người có bị nhiễm H.pylori không.



Hình ảnh nội soi
VI. Có hậu quả gì khi nhiễm Helicobacter pylori lâu dài?

-Nhiễm HP có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm
teo niêm mạc dạ dày và ung thư dạ dày.
-Các nghiên cứu hiện nay đã chứng minh một sự liên quan giữa nhiễm
trùng H.pylori lâu dài với sự phát triễn của ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là một
loại ung thư chiếm hàng thứ hai trên thế giới.

×