Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BỆNH CẦU THẬN MẠN (Kỳ 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.73 KB, 6 trang )

BỆNH CẦU THẬN MẠN
(Kỳ 2)


V. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào:
- Phù: tiền sử phù, tái phát nhiều lần.
- Đái ít.
- Cao huyết áp.
- Thiếu máu.
- Protein niệu.
- Hồng cầu niệu, trụ hạt, trụ hồng cầu.
- Suy thận: urê, creatinin máu, acid uric máu tăng, mức lọc cầu thận giảm.
- Siêu âm, X quang thận: hai thận teo nhỏ đều (rõ ở giai đoạn đã có suy
thận).
- Sinh thiết thận: sinh thiết thận để khẳng định viêm cầu thận mạn tiềm tàng
(chưa có triệu chứng lâm sàng) và để chẩn đoán loại tổn thương mô bệnh học.
2. Chẩn đoán giai đoạn:
2.1. Giai đoạn viêm cầu thận mạn tiềm tàng: Chưa có triệu chứng lâm sàng,
chỉ có protein niệu, hồng cầu niệu đơn độc.
2.2. Giai đoạn viêm cầu thận mạn có triệu chứng: Các triệu chứng như:
phù, cao huyết áp xuất hiện nhưng chưa có suy thận.
2.3. Giai đoạn viêm cầu thận mạn có hội chứng thận hư: Viêm cầu thận
kèm hội chứng thận hư tái phát nhiều đợt.
2.4. Giai đoạn viêm cầu thận mạn suy thận: Suy thận mạn là hậu quả cuối
cùng của viêm cầu thận mạn, khi đã xuất hiện thì ngày càng nặng dần từ giai đoạn
I đến giai đoạn IV.
3. Chẩn đoán phân biệt:
3.1. Xơ mạch thận lành tính (cao huyết áp): cao huyết áp xuất hiện trước
các triệu chứng khác. Protein niệu thường < 1 g/24giờ.
3.2. Xơ mạch thận ác tính (cao huyết áp ác tính): Huyết áp cao nặng, khó


đáp ứng với điều trị, nhiều biến chứng phù tạng, có thể có suy thận cấp tiến triển
nặng nhanh trong một thời gian ngắn.
3.3. Viêm thận bể thận mạn tính:
Trong viêm thận bể thận mạn tính, bệnh nhân thường có tiền sử nhiễm
trùng tiết niệu, viêm thận bể thận cấp, sỏi thận tiết niệu … Bệnh không có phù
trong một thời gian dài, trừ khi có suy thận mạn tính nặng. Protein niệu thấp, ít khi
quá 1 g/24giờ. Bạch cầu niệu nhiều, vi khuẩn niệu (+) khi có đợt cấp.
Khi có suy thận, siêu âm thận thấy 2 thận teo nhỏ không đều, bờ thận gồ
ghề.
Nếu có điều kiện làm UIV (suy thận nhẹ, creatinin máu < 280 µmol/l)
thấy đài thận tù, bẹt, bể thận giãn.
IV. ĐIỀU TRỊ
Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là điều trị triệu chứng tùy theo
từng giai đoạn của bệnh.
1. Giai đoạn viêm cầu thận mạn chưa có suy thận:
Nếu viêm cầu thận mạn tiềm tàng không có triệu chứng lâm sàng thì chỉ
cần theo dõi định kỳ.
Nếu có triệu chứng lâm sàng thì chủ yếu là điều trị triệu chứng:
- Điều trị phù:
. Ăn nhạt, hạn chế lượng nước đưa vào.
. Lợi tiểu Furosemid từ liều thấp 40mg x 1 viên/24giờ đến liều cao hơn
nhằm đạt được lượng nước tiểu như mong muốn: 1,5-1,8 lít/24giờ.
- Điều trị cao huyết áp:
. Ăn nhạt, hạn chế lượng nước đưa vào.
. Lợi tiểu: Furosemid 40mg x 1 viên/24giờ đến liều cao hơn nếu còn phù.
. Thuốc hạ áp, các nhóm thuốc đều dùng được. Khi có suy tim không
dùng thuốc chẹn bêta giao cảm. Có thể chọn 1 trong các thuốc:
Nifedipin 20 mg x 1-2 viên/24giờ.
Amlor 5 mg x 1-2 viên/24giờ.
Renitec 5 mg x 1-2 viên/24giờ.

Logimax 5/50 x 1-2 viên/24giờ.
Coversyl 4 mg x 1-2 viên/24giờ.
Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với nhóm ức chế men chuyển (Renitec,
Coversyl) có thể giúp bảo vệ nhu mô thận lâu dài.
Điều trị cần thường xuyên, theo dõi định kỳ về lâm sàng và chức năng
thận.
Nếu bệnh nhân viêm cầu thận có hội chứng thận hư, bên cạnh việc điều
trị triệu chứng, cần điều trị thuốc có giảm miễn dịch theo phác đồ điều trị hội
chứng thận hư (Corticoid, Cyclophosphamid, …).
Nếu có nhiễm khuẩn họng cần điều trị kháng sinh không độc thận kết hợp
một đợt từ 7-10 ngày.
Điều trị bệnh chính nếu có: đái tháo đường, Lupus …
2. Giai đoạn viêm cầu thận mạn, suy thận mạn:
Ở giai đoạn có suy thận mạn, ngoài việc điều trị triệu chứng cần điều trị
suy thận mạn tùy thuộc vào giai đoạn suy thận. Điều trị bảo tồn với suy thận từ
giai đoạn I đến giai đoạn II, hoặc điều trị thay thế thận suy ở giai đoạn suy thận
giai đoạn cuối.

(Bệnh thận Nội khoa. Nhà xuất bản Y học 2004)

×