Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.82 KB, 5 trang )
Bệnh Thiếu Máu Cơ Tim
(Kỳ 2)
4. Điện tâm đồ gắng sức
- Là xét nghiệm kinh điển giúp khảo sát tình trạng thiếu máu cơ tim, thường
sử dụng khi bệnh nhân có thể gắng sức được. Nguyên tắc của xét nghiệm này là
tạo cho nhịp timgia tăng, tim làm việc nhiều hơn. Nếu máu không đến tim đủ thì
sẽ có thay đổi điện học giúp gợi ý có bệnh thiếu máu cơ tim. Xét nghiệm cho biết
bệnh nhân có thiếu máu cơ tim nặng không để xem xét chụp động mạch vành can
thiệp.
- Cách tiến hành xét nghiệm này như sau: bệnh nhân trước khi làm điện tâm
đồ gắng sức phải nhịn ăn hoặc chỉ ăn nhẹ trước khi làm 6 giờ. Bệnh nhân có thể đi
bộ trên thảm lăn (tương tự như thảm lăn để tập thể dục) hoặc đạp xe đạp, đồng
thời được theo dõi mạch, huyết áp, điện tâm đồ liên tục. Bệnh nhân thường phải
gắng hết sức mình và tần số tim phải đạt tiêu chuẩn đề ra khi gắng sức mới cho
kết quả đúng.
+ Khi gắng sức tối đa mà cơn đau thắt ngực xuất hiện và thay đổi điện tâm
đồ thì chẩn đoán thiếu máu cơ tim khá chắc chắn. Cần xem xét chụp động mạch
vành và thông mạch vành.
+ Khi gắng sức tối đa, tần số tim đề ra đạt được, không có triệu chứng và
thay đổi điện tâm đồ thì chỉ diều trị thuốc mà không cần làm xét nghiệm thêm.
5. Siêu âm tim gắng sức hoặc bằng thuốc
Đây là kỹ thuật siêu âm tim kết hợp với gắng sức(hoặc thuốc) để gia tăng
nhịp tim, sức bóp của tim nhằm bộc lộ tình trạng thiếu máu cơ tim thông qua hình
ảnh vùng cơ tim không bóp (bất động), giảm bóp (giảm động), bóp không đồng bộ
(loạn động)…Kỹ thuật này thường được áp dụng để đánh giá bệnh nhân có khả
năng thiếu máu cơ tim hay không để từ đó xem xét chụp động mạch vành cản
quang và giúp dự đoán hậu quả bệnh nhân.
6. Xạ hình tim gắng sức hoặc bằng thuốc
Đây là kỹ thuật đòi hỏi cơ sở vật chất cao vì có sử dụng đồng vị phóng xạ