Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Suy thận cấp (Kỳ 3) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.38 KB, 6 trang )

Suy thận cấp
(Kỳ 3)
TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY)
5. Bệnh cảnh lâm sàng.
Diễn biến lâm sàng thông thường qua 4 giai đoạn.
5.1. Giai đoạn khởi đầu:
Giai đoạn này bắt đầu từ khi tác nhân gây bệnh tác động đến khi xuất
hiện thiểu niệu hay vô niệu. Việc phát hiện pha đầu cực kỳ quan trọng, điều trị
tích cực để loại trừ nguyên nhân và đề phòng suy thận cấp thì có thể biến suy
thận cấp thể vô niệu thành suy thận cấp thể có bảo tồn nước tiểu, là thể có tiên
lượng tốt hơn và thuận lợi hơn cho điều trị.
Giai đoạn này, triệu chứng của các bệnh nhân diễn biến rất khác nhau tuỳ
theo bệnh nguyên:
+ Nếu do nhiễm độc đường tiêu hoá: thường khởi phát bằng các triệu
chứng tiêu hoá như: nôn, buồn nôn, đau bụng, ỉa chảy
+ Bệnh cảnh của sốc: trạng thái thờ ơ, da tái lạnh, vã mồ hôi, mạch
nhanh nhỏ, huyết áp tụt.
+ Nếu bị thương hay bị bỏng: có triệu chứng mất máu, mất nước.
+ Đái ra hemoglobin hay myoglobin nếu do tan máu hoặc giập cơ nhiều.
Trong mọi trường hợp cần chú ý tới tình trạng tim mạch, đặc biệt bệnh
cảnh tụt huyết áp, nhất là tụt huyết áp kéo dài; tình trạng thiểu niệu, urê niệu
thấp. Theo một số tác giả, triệu chứng urê niệu thấp trong giai đoạn này là triệu
chứng có giá trị để chẩn đoán tổn thương thận thực thể, giúp phân biệt với suy
thận cấp trước thận.
5.2. Giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu:
Giai đoạn này thường bắt đầu sau giờ thứ 6 đến giờ thứ 36; kéo dài 10
đến 14 ngày, cũng có thể chỉ 2-3 ngày, có trường hợp kéo dài 4-8 tuần. Nếu vô
niệu kéo dài trên 4 tuần thì có thể có hoại tử vỏ thận lan toả hoặc viêm cầu
thận tiến triển nhanh hoặc bệnh mạch máu thận.
Không giống với giai đoạn trước, bệnh cảnh lâm sàng của mọi bệnh
nhân trong giai đoạn này giống nhau. Ngoài ra, còn có thêm bệnh cảnh của bệnh


nguyên. Đây là giai đoạn toàn phát của suy thận cấp. Tuy nhiên, một số bệnh
nhân suy thận cấp không có vô niệu mà phải nhận biết bằng urê máu tăng, mức
lọc cầu thận giảm, rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu.
5.2.1. Triệu chứng lâm sàng:
+ Thiểu niệu hoặc vô niệu: đây là dấu hiệu lâm sàng chính, lượng nước
tiểu khác nhau giữa các bệnh nhân. Có thể vô niệu hoàn toàn hoặc chỉ có vài
ml/24giờ, thông thường là 50-
100 ml/24giờ. Nếu dưới 100 ml/24giờ thì được coi là vô niệu, dưới
500ml/24giờ là thiểu niệu. Vô niệu là biểu hiện của hoại tử ống thận cấp, tuy
nhiên vài ngày đầu có thể vẫn còn lượng nước tiểu dưới 100 ml/24giờ. Nước
tiểu xẫm màu, có thể có máu, mủ, đôi khi có vi khuẩn.
+ Trong nhiều trường hợp thấy thận to và đau, đôi khi đau dữ dội, có
phản ứng tăng cảm thành bụng và hố thắt lưng, điểm sườn thắt lưng đau, dấu hiệu
vỗ hố thắt lưng dương tính. Các triệu chứng trên gợi ý có tắc nghẽn đường dẫn niệu.
+ Phù: tuỳ theo lượng nước và muối đưa vào cơ thể, nếu đưa vào nhiều thì
có thể gây ra phù phổi cấp. Phải theo dõi cân nặng bệnh nhân, tốt nhất là theo
dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) để điều chỉnh cân bằng nước và điện giải
cho thích hợp.
+ Triệu chứng tiêu hoá: miệng và lưỡi khô, nôn, buồn nôn, chán ăn, có
thể có ỉa chảy.
Đôi khi có cơn đau bụng cấp giống như viêm phúc mạc cấp, cần chẩn
đoán phân biệt với viêm phúc mạc thực sự; nếu đau bụng do tăng urê máu cấp
sẽ giảm và hết nhanh sau lọc máu.
+ Triệu chứng tim mạch:
- Huyết áp thường thấp hoặc bình thường trong pha thiểu niệu hoặc vô
niệu. Nếu vô niệu kéo dài thì huyết áp sẽ tăng dần, huyết áp tâm thu tăng nhiều
hơn huyết áp tâm trương. Càng những ngày sau huyết áp càng tăng, thậm chí
thấy huyết áp tăng dần trong cùng một ngày. Huyết áp tăng phụ thuộc vào cân
bằng nước-điện giải, đặc biệt là tình trạng quá tải natri.
- Tim có thể bình thường cả về lâm sàng và điện tim. Vô niệu kéo dài sẽ

gây tăng kali máu dẫn tới làm biến đổi điện tim và gây ngừng tim, những rối
loạn này sẽ được điều chỉnh sau lọc máu. Suy tim rất hiếm gặp, nếu có thì có
đặc điểm là suy tim có tăng tốc độ dòng máu, tăng cung lượng tim, tăng áp lực
tĩnh mạch trung tâm. Nếu bệnh nhân có bệnh tim từ trước, có thể thấy có rối
loạn nhịp, phù phổi cấp, trụy mạch.
- Viêm màng ngoài tim có thể gặp trong suy thận cấp. Biểu hiện của
viêm màng ngoài tim là có tiếng cọ màng ngoài tim hoặc đau vùng trước tim.
Người ta thấy có mối liên quan giữa viêm màng ngoài tim với viêm niêm mạc
ống tiêu hoá.
+ Triệu chứng thần kinh: chuột rút, co giật có thể xảy ra nếu có rối loạn
nước-điện giải, nhưng hiếm gặp; ở trẻ em có thể có co giật khi có tăng huyết áp
do quá tải natri, quá tải thể tích. Hôn mê do urê máu cao hiện nay hiếm gặp do
có nhiều tiến bộ trong điều trị. Những triệu chứng thần kinh sẽ mất đi nhanh
chóng sau lọc máu.
+ Biến đổi về máu: thiếu máu hay gặp nhưng không nặng, trừ trường hợp
mất máu, sốt rét ác tính hay tan máu cấp. Bạch cầu thường tăng, có thể tăng
tới 20 x 109/l đến 30 ì
109/l. Số lượng tiểu cầu thường là bình thường.
+ Triệu chứng hô hấp: bộ máy hô hấp chỉ bị ảnh hưởng thứ phát bởi
các biến chứng như phù phổi do quá tải muối và thể tích. Rối loạn hô hấp có
thể gặp trong các trường hợp vô niệu nặng và kéo dài do toan máu, do rối
loạn tuần hoàn hoặc biến chứng viêm phế quản-phổi.
+ Tình trạng toàn thận: phụ thuộc vào nguyên nhân và chất lượng điều
trị. Thận nhiệt có thể bình thường, tăng cao hoặc giảm thấp. Sốt khi có nhiễm
khuẩn hay mất nước tế bào. Tăng urê máu cấp gây giảm thận nhiệt ở một số
bệnh nhân, nhưng ở những bệnh nhân khác ở cùng mức urê máu, thận nhiệt lại
không giảm. Cho đến nay, cơ chế này chưa được rõ. Một số bệnh nhân có cân
nặng giảm trong giai đoạn này.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×