Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SUY THẬN MẠN TÍNH (Kỳ 8) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.61 KB, 5 trang )

SUY THẬN MẠN TÍNH
(Kỳ 8)

V. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị nguyên nhân:
Giải quyết các nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn nếu có thể.
2. Điều trị bằng chế độ ăn:
- Chế độ ăn kiêng muối chỉ áp dụng khi có phù, có tăng huyết áp. Không
khuyên ăn nhạt kéo dài, đặc biệt trong những bệnh lý thải trừ muối nhiều (thận đa
nang).
- Cân bằng nước: tùy thuộc vào tình trạng khát. Hạn chế nước khi có hạ
natri máu.
- Bổ sung thêm kali bằng ăn uống, tuy nhiên không nên ăn nhiều chuối,
chocolat, hoa quả khô…
- Bổ sung thêm kiềm vào: cần giữ cho mức kiềm ở 20-24 mmol/l (uống
nước khoáng hoặc bicarbonat).
- Chế độ ăn đạm và năng lượng: đảm bảo 35-40 kcal/kg cân nặng/ngày.
- Hàm lượng protid đưa vào từ 0,4-0,8 g/kg cân nặng/ngày.
3. Điều trị triệu chứng:
3.1. Điều trị rối loạn điện giải:
- Nếu Kali máu cao:
. Hạn chế đưa kali vào qua thức ăn.
. Cho nhựa trao đổi ion: Resonium A, Kayexalat …
. Calci đường tĩnh mạch.
. Truyền Glucose 20% + Insulin TM chậm.
. Truyền Natri bicarbonat 1,4%, 4,2%, 8,4%.
. Lọc máu khi nồng độ kali máu > 6,5 mmol/l.
- Nếu Kali máu thấp: cần bổ sung kali tùy theo mức độ thiếu hụt, có thể
bằng đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch chậm.
3.2. Điều trị toan máu:
Bệnh nhân suy thận mạn có kali máu cao thường có nguy cơ toan chuyển


hóa, đặc trưng bằng thiếu bicarbonat. Kết quả xét nghiệm khí máu sẽ cho biết mức
độ rối loạn cân bằng kiềm toan.
Thông thường xử trí bằng truyền Natri bicarbonat 1,4% tĩnh mạch,
trường hợp khẩn cấp ngừng tim hay cần hạn chế dịch vào sẽ truyền tĩnh mạch
Bicarbonat 4,2%, 8,4%.
3.3. Điều trị tăng huyết áp:
- Hạn chế muối: 2 g/ngày.
- Lợi tiểu: Lasix, Natrilix.
- Thuốc ức chế men chuyển: Coversyl, Renitec … (lưu ý kali máu).
- Thuốc ức chế calci: Nifedipin (Adalat), Amlor, Plendil …
- Thuốc ức chế β (Propranolol, Atenolol, Pindolol).
3.4. Điều trị thiếu máu:
- Điều chỉnh các yếu tố tham gia vào thiếu máu: chảy máu, thiếu sắt, thiếu
acid folic …
- Erythropoietin (Eprex, Epokin …): 2-3 lần x 50 UI/kg cân nặng/tuần, tiêm
dưới da, giữ nồng độ Hb ở mức 10-11 g/dl.
- Truyền máu: nên hạn chế, trừ trường hợp mất máu cấp và thiếu máu nặng.
3.5. Điều trị loạn dưỡng xương:
- Bổ sung calci: Carbonat calci 4-5 g/ngày.
- Thuốc: Rocaltrol 0,25 µg x 1 viên/ngày, 0,25 OH D
3
(Dedrogyl).
- Hạn chế phosphat: hạn chế sữa và phomat và các thuốc chứa thành phần
phospho.
3.6. Thuốc khác: Bổ sung Vitamin và các acid amin (Ketosteril hay
Nephrosteril).
3.7. Lọc máu ngoài thận:
- Thận nhân tạo.
- Lọc màng bụng.
3.8. Ghép thận:

- Từ người sống:
. Cùng huyết thống.
. Không cùng huyết thống.
- Từ người mất não, chết lâm sàng.

(Bệnh thận nội khoa. Nhà xuất bản y học 2004)


×