Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

THUỐC LỢI TIỂU DÙNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.08 KB, 6 trang )

THUỐC LỢI TIỂU DÙNG TRONG BỆNH THẬN
(Kỳ 2)
2. Thuốc lợi tiểu Thiazid:
Thiazid có các sulfamid chứa hai vòng: benzen và thiadiazin. Trong phân
tử có 2 nhóm sulfonamid (SO
2
NH
2
), một tự do và một ở trong nhân dị vòng.
- Cơ chế tác dụng:
Ức chế tái hấp thu Clo, Natri là chính nhưng không ổn định; ngoài ra còn
ức chế anhydrase carbonic.
Thuốc tác dụng ở phần vỏ, đoạn pha loãng của nhánh lên quai Henlé, gây
nên:
. Tăng thải Natri với liều tối đa hữu ích theo tỷ số: Na
+
thải / Na
+
lọc = 5-
10%.
. Tăng clorua niệu.
. Tăng kali niệu.
Tăng nhẹ bicarbonat nước tiểu dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa, phù hợp
với cường aldosteron thứ phát.
- Chỉ định:
. Phù do suy tim, cổ trướng, hội chứng thận hư.
. Giữ nước trong điều trị corticoid, oestrogen.
. Tăng huyết áp.
. Đái tháo nhạt (kháng với ADH).
- Chống chỉ định:
. Suy thận nặng.


. Có thai và cho con bú.
. Dị ứng với Sulfamid.
. Đái tháo đường.
. Gút mạn tính.
. Giảm natri máu và kali máu.
- Chế phẩm: Các Thiazid có công thức chung: Tùy thay đổi các nhóm chứa
ở vị trí R
1
, R
2
, R
3
mà có các dẫn xuất khác nhau.
Các thuốc Thiazid thường dùng:
T
T
Tên quốc
tế
Tên
thương mại
T
ác
dụng
thải
natri
(1)
H
àm
lượng
viên

nén
(mg)
L
iều
lượng
(mg/ng
ày)
T
hời
gian
tác
dụng
(giờ)
1
2
3
4
5
6
Hydrochlo
rothiazid
Chlorothia
zid
Polythiazid

Hydroflum
ethiazid
Methylchl
othiazid
Bendroflu

methiazid
Hypo
thiazid
Diuril
ix
Renès
e
Leodr
in
Thiaz
idil
Natur
1

0
,1
9

1
,5
7

2
0
2
5
5
00
1
5

0
5
5

5
0-100
5
00-
1000
1

5
0-100
2
,5-5
5
8
-12
8
-12
3
0
8
-12
1
2-24
1
in -15 2-24
(1) Tác dụng thải natri dùng Hydrochlorothiazid làm mốc so sánh (theo
Peters và Roch-Ramel, 1969).

3. Lợi tiểu Sulfamid không phải Thiazid:
Trong phân tử có chứa nhóm sulfonamid. Bao gồm: Clotadion, Clopamid
và Indapamid.
Các thuốc trong nhóm này có tác dụng lợi tiểu thải Na
+
và K
+
giống như
các Thiazid.
Trong chuyên khoa thận thường dùng Indapamid với các biệt dược:
Fludex viên 2,5mg; Natrilix SR 1,5mg viên phóng thích chậm.
4. Thuốc lợi tiểu giữ kali:
Các thuốc lợi tiểu thuộc nhóm này tác động ở đoạn ống lượn xa làm tăng
thải natri và clo, giảm bài xuất kali và hydro làm nước tiểu kiềm hóa. Thuốc được
dùng trong phù do xơ gan cổ trướng, suy tim và có thể phối hợp với nhóm
Thiazid.
Với chuyên khoa thận, thuốc được dùng trong hội chứng thận hư nguyên
phát và phối hợp với nhóm Furosemid.
a. Lợi tiểu kháng aldosteron: Aldosteron được tổng hợp ở vỏ thượng thận,
làm tái hấp thu natri ở ống lượn xa. Các thuốc nhóm này có cấu trúc gần giống
aldosteron, thường dùng là Spironolacton (verospiron, practon 50). Thuốc được sử
dụng dưới dạng viên nén 25mg, 50mg, 100mg.
Dùng trong: suy tim: 100-200 mg/ngày; xơ gan: 200-400 mg/ngày.
Các thuốc tương tự: Canrenoat kali, Canrenon.
b. Lợi tiểu giữ kali không kháng aldosteron: Triamteren, Amilorid.
5. Nhóm ức chế anhydrase carbonic: Đây là nhóm sulfamid lợi tiểu.
Thuốc tác động lên cả ống lượn gần và ống lượn xa. Tác dụng lợi tiểu vừa
phải, tác dụng thải natri yếu.
Thuốc còn có tác động trên mắt, làm giảm thủy phân acid carbonic nên
làm giảm nhãn áp. Được dùng chữa bệnh thiên đầu thống.

Thuốc cũng có tác động lên hệ thần kinh trung ương làm giảm áp lực dịch
não tủy. Được dùng chống co giật, chống động kinh.
Các chế phẩm: Acetazolamid (Diamox, Fonurit …).
Dùng dưới dạng: viên nén 0,25g. Liều 1-2 viên/ngày ở người lớn hoặc
ống tiêm 5ml. Tiêm tĩnh mạch chậm.
Trong chuyên khoa thận ít dùng nhóm này.
6. Các thuốc lợi tiểu khác:
a. Nhóm xanthin:
Các alcaloid thuộc nhóm này gồm cafein, theophyllin, theobronin.
Thuốc có tác dụng theo cơ chế:
- Tăng lưu lượng máu tới thận dẫn đến tăng mức lọc cầu thận.
- Giảm tái hấp thu muối và nước ở ống thận.
- Huy động nước từ tổ chức vào máu.
b. Nhóm lợi tiểu thẩm thấu:
Mannitol, glucose ưu trương. Dung dịch mannitol 10% được dùng trong
xơ gan cổ trướng, gây đái cưỡng bức sau mổ, làm test để phân biệt suy thận cấp
chức năng hay suy thận cấp thực tổn, chống phù não trong nhiễm độc thai nghén.

×