Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.81 KB, 5 trang )
CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN
(Kỳ 2)
IV. HƯỚNG XỬ TRÍ
Chấn thương bụng kín có tổn thuơng tạng, phải mổ càng sớm càng
tốt, nếu càng để muộn thì tỷ lệ tử vong càng cao, song không phải chỉ đơn thuần
yếu tố thời gian mà còn phải chọn thời điểm can thiệp phẫu thuật phù hơp trên
từng bệnh nhân một.
1. Hướng xử trí chung.
Nếu có vỡ tạng đặc gây chảy máu trong ổ bụng thì phải cấp cứu khẩn cấp
vừa hồi sức (quan trọng nhất là truyền máu) vừa mổ để cầm máu. Nếu chần chừ
chờ đợi thì máu vẫn tiếp tục chảy và hồi sức sẽ không có hiệu quả. Nếu chưa có
tổn thương tạng rỗng và có viêm phúc mạc thì thái độ xử trí tùy thuộc vào tình
trạng người bệnh.
Trường hợp bệnh nhân không còn choáng nữa thì mổ càng sớm càng tốt.
Nếu bệnh nhân đang choáng nặng thì trước hết phải chống choáng tích cực theo
dõi sát, khi choáng đã tạm thời ổn định thì can thiệp phẫu thuật ngay (nếu mổ
trong lúc bệnh nhân đang choáng sẽ làm cho choáng nặng thêm, không hồi
phục).
2. Hướng xử trí riêng đối với từng tạng bị tổn thương:
a) Vỡ gan :
Bảo tồn tối đa tổ chức gan, chỉ cắt lọc những tổ chức giập nát, có lúc
phải cắt bỏ phân thùy hoặc cả một thùy gan nhưng cũng chỉ tiến hành khi tổ chức
của nó giập nát hoàn toàn không còn khả năng hồi phục. Khi xử trí các tổn thương
cần chú ý:
- Cầm máu bảo đảm: tùy theo tổn thương mà áp dụng phương pháp cầm
máu cho thích hợp (xem thêm ở phẫu thuật thực hành).
- Tìm buộc các ống mật bị đứt, hạn chế rò mật sau mổ.
- Chống nhiễm khuẩn sau mổ.
b) Tổn thương lách:
Cắt bỏ lách là chính.
Một số tác giả đã khâu cầm máu lách khi chỉ rách nhỏ ở cực dưới hoặc cắt