Các rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ
Các rối loạn cao huyết
áp trong thai kỳ cùng
với nhiễm trùng, xuất
huyết là ba nguyên
nhân chủ yếu trong
bệnh suất và tử suất
của sản phụ và chu
sinh.
Cao huyết áp xảy ra
khi nào?
Cao huyết áp khi huyết
áp tâm thu (huyết áp tối
đa) ≥ 140 mmHg hoặc
huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ≥ 90 mmHg.
Cao huyết áp là một triệu chứng có thể có sẵn trước
lúc mang thai, xuất hiện trong lúc mang thai hoặc đã
có sẵn và nặng thêm do tình trạng thai nghén.
Trong sản khoa, các phụ nữ khi có thai bị cao huyết
áp nếu đi kèm với đạm niệu và phù sẽ tạo nên một
bệnh cảnh đặc biệt gọi là hội chứng tiền sản giật –
sản giật.
Các phụ nữ đã bị bệnh cao huyết áp trước thì khi có
thai, có thể bị tiền sản giật – sản giật hoặc tình trạng
huyết áp của họ không bị ảnh hưởng gì thêm bởi tình
trạng thai nghén.
Các rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ:
Các rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ cùng với
nhiễm trùng, xuất huyết là ba nguyên nhân chủ yếu
trong bệnh suất và tử suất của sản phụ và chu sinh.
Vì các yếu tố nguy cơ, triệu chứng và biến chứng có
thể có của các rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ cần
được phát hiện sớm để tình trạng sức khỏe của mẹ
và thai nhi được theo dõi và điều trị thích hợp.
Các rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ được phân
loại như sau:
* Cao huyết áp do thai kỳ:
Diễn tiến lâm sàng của cao huyết áp do thai kỳ tăng
dần và được đặc trưng bởi tình trạng xấu dần liên tục.
Tình trạng này chỉ có thể chấm dứt sau sanh. Tần
suất cao huyết áp do thai kỳ thay đổi khắp thế giới do
các yếu tố như địa dư, di truyền và xã hội.
- Cao huyết áp đơn thuần do thai kỳ: Cao huyết áp
không đạm niệu được phát hiện sau giai đoạn giữa
của thai kỳ và trở về bình thường vào 12 tuần sau
sanh.
- Tiền sản giật – sản giật:
+ Tiền sản giật: cao huyết áp đi kèm với đạm niệu.
+ Sản giật: xảy ra cơn co giật, không gây ra bởi bất
kỳ bệnh lý thần kinh trùng hợp nào khác, ở một phụ
nữ đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản.
- Hội chứng HELLP: Biến chứng của tiền sản giật
nặng – sản giật dựa trên những dấu hiệu cận lâm
sàng đặc hiệu: tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu
cầu.
* Cao huyết áp mãn và thai:
Cao huyết áp hiện diện và được quan sát trước sanh,
được chẩn đoán trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ và
không trở về bình thường vào 12 tuần sau sanh.
* Cao huyết áp nặng thêm do thai kỳ: tiền sản giật
ghép trên cao huyết mãn.
Diễn biến tiền sản giật ở một người phụ nữ có cao
huyết áp mãn.
Tần suất các rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ
khoảng 10% các thai kỳ (trong đó phần lớn là cao
huyết áp do thai kỳ, khoảng 5% của số đó là cao
huyết áp mãn).
Khi nào được gọi là cao huyết áp do thai kỳ?
Khi:
- Các số đo huyết áp tâm trương ghi nhận được ở
một bệnh nhân trước đây huyết áp bình thường như
sau:
+ Đo 1 lần ≥ 110mmHg.
+ Đo 2 lần ≥ 90mmHg cách nhau 4 – 6 giờ và phải đo
sau khi nằm nghỉ 15 phút.
- Hay khi huyết áp tâm thu tăng ≥ 30 mmHg và huyết
áp tâm trương tăng ≥ 15 mmHg so với huyết áp lúc
chưa mang thai.
Nếu huyết áp tâm thu tăng ≥ 30 mmHg và huyết áp
tâm trương tăng ≥ 15 mmHg so với giai đoạn sớm
của thai kỳ có thể được xem như một triệu chứng
cảnh báo.
Đạm niệu thai kỳ:
* ≥ 300mg/L trong nước tiểu 24 giờ.
* ≥ 1g/L trong ít nhất 2 lần lấy nước tiểu ngẫu nhiên
cách nhau ít nhất 6 giờ)
Nguyên nhân của các rối loạn cao huyết áp trong
thai kỳ:
Cao huyết áp trong thai kỳ có thể có nguyên nhân độc
lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do
thai. Nhưng dù là nguyên nhân nào thì đây cũng là
dấu hiệu báo động hoặc là biểu hiện của một thai kỳ
đầy nguy cơ, có thể gây tử vong cho mẹ và con. Nếu
cao huyết áp đi kèm với các triệu chứng khác, có biểu
hiện của một hay nhiều biến chứng thì nguy cơ cho
mẹ và con càng tăng hơn.
Nguyên nhân của các rối loạn cao huyết áp trong thai
kỳ vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ. Giả thuyết
thuyết phục nhất là do các yếu tố di truyền cũng như
các rối loạn chức năng miễn dịch trong cơ thể người
mẹ.
Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển các rối loạn
cao huyết áp trong thai kỳ:
ếu tố nguy c
ơ
Gia tăng nguy cơ
ớc đó:
ết áp m
ãn.
10
20
8
2
ỏ.
ờng.
ền sử phụ khoa:
Kích thích phóng noãn b
ằng nội tiết.
ội chứng buồng trứng đa nang.
5
5
ền sử sản khoa:
ền sử gia đ
ình: mẹ hoặc chị, em gái bị tiền sản giật.
ần đầu < 15 tuổi.
ần đầu > 35 tuổi.
ản > 35 tuổi.
3 – 6
6 – 8
6 – 8
gia tăng
ến chứng thai kỳ hiện tại:
2 – 6
gia tăng
10
10
Nguy cơ tái phát
ệnh nhân với t
ình trạng sau:
ền sản giật.
ền sản giật nặng khi tuổi thai < 28 tuần.
ội chứng HELLP
20 – 25%
65%
2%
4 – 24%
Bệnh cảnh lâm sàng và xử trí các rối loạn cao
huyết áp trong thai kỳ:
Bệnh cảnh lâm sàng và xử trí các rối loạn cao huyết
áp trong thai kỳ thay đổi tùy theo thể loại lâm sàng và
mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cần phân biệt giữa:
- Cao huyết áp mãn và các thể nhẹ của cao huyết áp
do thai kỳ.
- Các thể nặng của cao huyết áp do thai kỳ: tiền sản
giật, sản giật và hội chứng HELLP.
Những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của ba
loại rối loạn cao huyết áp điển hình thường gặp trong
thai kỳ:
Dấu hiệu
lâm sàng
cận lâm
sàng
Cao
huy
ết áp
mãn
Cao huyết
áp
thai kỳ
Tiền sản giật
Thời gian
xuất hiện
< 20
tuần thai
kỳ
Thường
trong tam cá
nguyệt thứ
ba
> 20 tuần thai kỳ
Mức độ cao
huyết áp
Nhẹ
hoặc
nặng
Nhẹ Nhẹ hoặc nặng
Đạm niệu
Không
có
Không có Thường có
Urate huyết
thanh >
5,5mg/dL
Hiếm có
Không có
Có trong nhiều
trường hợp
Cô đặc máu
Không
có
Không có
Có trong trư
ờng
hợp nặng
Giảm tiểu
cầu
Không
có
Không có
Có trong
trường hợp nặng
Rối loạn
chức năng
gan
Không
có
Không có
Có trong
trư
ờng hợp nặng
và trong hội
chứng HELPP
Các nguy cơ cho thai trong các rối loạn cao huyết
áp trong thai kỳ:
Sự hình thành bánh nhau bị suy yếu đáng kể trong
giai đoạn sớm của thai kỳ. Cộng thêm bệnh lý của hệ
thống nhau càng góp phần đưa đến suy bánh nhau
mãn tính.
Các nguy cơ cho thai trong các rối loạn cao huyết áp
trong thai kỳ là:
- Chậm tăng trưởng cho đến ngạt trong tử cung (suy
thai cấp và thai chết trong tử cung).
- Thiểu ối, sanh non.
- Tỷ lệ nhau bong non tăng 5 – 6 lần.
- Tử vong chu sinh khoảng 20% trong các trường hợp
tiền sản giật nặng và sản giật…