Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.32 KB, 15 trang )

Trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung


(Webtretho) Trẻ sơ
sinh suy dinh dưỡng
hay chậm tăng trưởng
trong tửcung là trẻ khi
sinh ra giảm về cân
nặng và tầm vóc, trẻ bị
suy dinh dưỡng ngay
từ khi còn là bào thai.

Tại các nước đang phát
triển, 70% trẻ có cân
nặng thấp lúc sinh ra là
trẻ suy dinh dưỡng
trong tử cung.

Thai nhẹ cân hay nhỏ về kích thước thường là do
chậm tăng trưởng, trừ hai trường hợp mẹ bị tiểu


đường và bất đồng nhóm máu Rhérus. Nhưng thai
nhẹ cân cũng có thể do yếu tố di truyền. Ngoài ra, khi
quá ngày, thai cũng có thể bị suy thai trường diễn
nhưng thường không nhẹ cân.

Cần phân biệt:
- Sơ sinh thiếu tháng (tuổi thai dưới 38 tuần) có cân
nặng dưới 2500g:


+ Là những trẻ có chiều dài và trọng lượng lúc sinh
tương ứng với tuổi thai.

+ Thiếu tháng tương đối là những trẻ sinh ra chưa đủ
tháng, có phối hợp với chậm tăng trưởng trong tử
cung, trên lâm sàng có thể phân biệt rõ với loại trên.

- Trẻ gần đủ tháng hoặc đủ tháng (tuổi thai từ 38 – 42
tuần) nhưng có sự chậm tăng trưởng trong tử cung:
có cân nặng dưới 2500g hoặc có thể trên 2500g, có
dấu hiệu lâm sàng rõ rệt, nhẹ cân hoặc suy thoái
bánh nhau.

- Trẻ già tháng (tuổi thai ≥ 42 tuần) có kết hợp với
chậm tăng trưởng trong tử cung với biểu hiện lâm
sàng rõ của suy thoái bánh nhau, có cân nặng trên
2500g. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cân
nặng có thể dưới 2500g (suy dinh dưỡng nặng, rất
khó nuôi dưỡng). Loại trẻ này có tỷ lệ tử vong cao và
có khi tử vong ngay khi còn nằm trong bụng mẹ.

♣ Sinh lý bệnh:

Suy dinh dưỡng trong tử cung là nguồn gốc của suy
thai trường diễn, thai kém phát triển hoặc chậm tăng
trưởng trong tử cung.

- Cơ chế gây suy dinh dưỡng trong tử cung:

Dinh dưỡng bào thai phụ thuộc vào các điều kiện liên

qua đến sự chuyển tải chất dinh dưỡng từ mẹ đến
bánh nhau, sự trao đổi chất tại nhau, sự hấp thu và
chuyển hóa của thai nhi. Do đó cơ chế gây suy dinh
dưỡng bào thai có thể có nhiều nguồn gốc khác
nhau:

+ Trước nhau: gồm những xáo trộn tuần hoàn của
mẹ, có thể ở tại chỗ, tại vùng hoặc toàn thân (rối loạn
cơn go tử cung, tụt huyết áp, thiếu máu, suy tim, suy
hô hấp…).

+ Tại bánh nhau: gồm những thay đổi ở màng, trao
đổi của bánh nhau về diện tích, bề dày màng, tính
thấm của màng trong những thai kỳ có bệnh lý (cao
huyết áp, thai quá ngày, tiền sản giật…).

+ Sau nhau: gồm những bất thường ở dây rốn (sa
dây rốn, dây rốn thắt nút, dây rốn bị chèn ép, những
bất thường bẩm sinh…) hoặc ở thai nhi (thiếu máu do
mẹ mất máu trong nhau tiền đạo, nhau bong non
hoặc huyết tán trong bất đồng nhóm máu Rhérus…).

- Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên sự tăng trưởng
của thai: Bao gồm những ảnh hưởng về trọng lượng
và kích thước.

Sự tăng trưởng của thai gồm ba thời kỳ:

- Thời kỳ tăng sinh - nghĩa là tăng số lượng tế bào.
Nếu suy dinh dưỡng xảy ra vào thời kỳ này sẽ làm

thai rất nhỏ (vì số tế bào rất ít), thường đưa đến sẩy
thai.

- Thời kỳ phì đại tế bào (mặc dù tế bào vẫn tiếp tục
tăng số lượng nhưng với mức độ chậm lại, chủ yếu là
tế bào to ra). Nếu suy dinh dưỡng xảy ra trong thời kỳ
này thì số tế bào không giảm mấy nhưng kích thước
tế bào giảm đáng kể.

- Thời kỳ phì đại tế bào đơn thuần. Suy dinh dưỡng
xảy ra trong thời kỳ này sẽ làm giảm kích thước tế
bào một cách nghiêm trọng.

Tất cả tình trạng suy dinh dưỡng đều gây ra tình
trạng thai còi. Tuy nhiên, sự còi này không liên quan
đến những trưởng thành về mặt chức năng thai.

Những biến dưỡng do thai suy sinh dưỡng:

Các chất dinh dưỡng bao gồm glucose, amino-acid,
lipid, các sinh tố, các chất khoáng, oxy và nước.

+ Biến dưỡng glucose:

Glucose qua nhau bằng cơ chế khuếch tán có chuyên
chở thuận lợi, có nghĩa là nhau cho phép glucose từ
mẹ qua con một cách dễ dàng, do đó thai nhi nhận
liên tục glucose mà không bị ảnh hưởng bởi nồng độ
insuline của mẹ. Glucose sẽ được chuyển hóa thành
glycogen và dự trữ tại nhau, gan tim, phổi và cơ bắp.

Glucose là nguồn năng lượng chính của thai,
glycogen đóng vai trò dự trữ năng lượng để dùng
trong trường hợp thai bị thiếu oxy. Thai non tháng và
thai chậm phát triển có lượng glycogen dự trữ thấp
nên chịu đựng rất kém tình trạng thiếu oxy.

+ Biến dưỡng amino-acid:

Các amino-acid qua nhau một cách chủ động, không
phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ giữa mẹ và
thai. Thai nhi có khả năng trực tiếp tổng hợp protein
từ amino-acid của mẹ. Thai còi do thiếu amino-acid là
do khả năng vận chuyển của bánh nhau chứ không
phải do mẹ bị suy dinh dưỡng.

+ Biến dưỡng lipid:

Thai nhi có đủ các men để tổng hợp lipid từ acid béo
và từ glucose rất sớm. Việc lấy acid béo và
cholesterol từ mẹ thông qua bánh nhau chưa được
hiểu rõ.

Thai bị suy trường diễn có sự dự trữ lipid giảm ở mọi
cơ quan (trừ trong trường hợp mẹ bị tiểu đường, thai
nhi bị mập phì là do tăng sinh các đảo Langrhans của
tụy thai). Giảm dự trữ lipid có nghĩa là giảm dự trữ
năng lượng, giảm khả năng bảo vệ chống mất calo,
ngưng sản xuất surfactan ở phổi gây suy hô hấp lúc
sinh.


- Ảnh hưởng của suy thai trường diễn lên huyết động
học của thai:

Sự thiếu oxy mãn tính ở trung tâm điều hòa cao cấp
gây nên những thay đổi ở nhịp tim thai. Nhịp tim thai
trở nên gần phẳng hoặc phẳng, báo động cái chết
của thai nhi trong vòng 10 – 15 ngày tới.

- Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên chức năng nội
tiết của nhau;

Các nội tiết tố sau đây được sản xuất nhờ nhau và
thai: estrogen, progesterone, HPL (human placental
lactogen) và HCG (human chorionic gonadotropin).
Trong suy thai trường diễn, hoạt động sản xuất các
nội tiết này đều giảm nên việc định lượng các nội tiết
này có thể dùng để theo dõi tình trạng suy thai trường
diễn. Tuy nhiên, phương pháp này cầu kỳ, ít chính
xác nên ngày nay không còn được sử dụng nữa.

♣ Triệu chứng lâm sàng:

Sau khi sinh, tình trạng trẻ suy dinh dưỡng trong tử
cung biểu hiện qua các triệu chứng như: da nhăn
nheo, lớp mỡ dưới da mỏng, bong da, mặt nhăn, đầu
to hơn tứ chi, hai má hóp… Các phủ tạng như gan,
lách, thượng thận kém phát triển, giảm trọng lượng.

Có 3 mức độ suy dinh dưỡng trong tử cung:


- Độ I (nhẹ): trẻ có chiều dài và vòng đầu bình
thường, chỉ có cân nặng giảm. Nhóm này thường do
các bệnh lý của mẹ kèm trong thai kỳ như cao huyết
áp, thiếu máu, tiền sản giật.

- Độ II (trung bình): chiều dài và cân nặng trẻ đều
giảm, vòng đầu bình thường. Nguyên nhân của nhóm
này cũng giống như nhóm trên nhưng mức độ lâm
sàng nặng hơn, sự chịu đựng của thai đối với các yếu
tố gây chậm tăng trưởng kéo dài hơn trong tử cung.

- Độ III (nặng): cả vòng đầu, chiều dài và cân nặng
đều giảm. Số lượng tế bào trong nhiều cơ quan –
nhất là não – bị giảm thiểu, dễ gây dị dạng bẩm sinh.
Ở loại này, trẻ sinh ra có nhiều biến chứng: trẻ dễ bị
ngạt, viêm nhiễm hô hấp ngay trong tử cung, nhiễm
khuẩn, chảy máu, hạ đường huyết, hạ calci huyết…
và sẽ có nhiều di chứng thần kinh như chậm phát
triển về sau hoặc trẻ chỉ sống được trong giai đoạn
sơ sinh.

♣ Phân loại:

(1) Suy dinh dưỡng toàn phần hay suy dinh dưỡng
cân đối, nghĩa là chiều dài, vòng đầu và cân nặng đều
giảm so với tuổi thai.

Nguyên nhân có thể do yếu tố chủng tộc, tầm vóc nhỏ
bé của cha mẹ, mẹ nghiện rượu hoặc nghiện thuốc
lá, cao huyết áp… hoặc có thể do bệnh lý bào thai,

nhiễm siêu vi hoặc ký sinh trùng từ mẹ gây dị dạng và
suy dinh dưỡng bào thai.

(2) Suy dinh dưỡng từng phần hay suy dinh dưỡng
không cân đối do tình trạng suy thai trường diễn,
giảm sút kéo dài sự trao đổi ở bánh nhau.

Trước tiên, thai bị giảm cân nặng, sau đó mới tới
chiều dài và cuối cùng mới tới sọ não. Nếu bào thai bị
ảnh hưởng sớm, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng cân
đối, nếu thai bị ảnh hưởng muộn hơn (sau tuần lễ thứ
26) thì chỉ giảm sút đơn thuần về cân nặng.

♣ Nguy cơ ở trẻ sơ sinh suy dinh dưỡng tử cung:

- Ngạt sau sinh: trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung có
nguy cơ ngạt cao vì trẻ không chịu đựng được cuộc
sinh.

- Mất nước, rối loạn điện giải.

- Giảm thân nhiệt. Do hệ thống điều hoà thân nhiệt bị
tổn thương và do giảm lớp mỡ dưới da và vì những lý
do này mà trẻ sẽ mất một số lượng lớn nước và thân
nhiệt giảm xuống.

- Giảm đạm huyết.

- Ở giai đoạn đầu, các trẻ chậm tăng trưởng trong tử
cung thường có rối loạn chuyển hóa như hạ đường

huyết, hạ calci huyết, nhất là đối với trẻ có suy thai
lúc sinh. Ngoài ra, trẻ còn dễ gặp các rối loạn huyết
học như đa hồng cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
và đôi khi rối loạn đông máu.

- Tất cả các cơ quan của trẻ suy dinh dưỡng trong tử
cung đều có thể bị nhiễm trùng và cũng dễ bị nhiễm
trùng bội nhiễm.

- Tử vong có thể xảy ra trong lúc mang thai, trong
chuyển dạ, trong lúc sổ thai hoặc sau sinh nhưng
thường xảy ra khi vào chuyển dạ do xuất hiện một
tình trạng suy thai cấp ghép trên nền suy thai trường
diễn. Trẻ bị tử vong trước sinh thường ở tuần 38 – 41
của thai kỳ do thiếu oxy kéo dài hoặc ngạt; khi mới
sinh do thiếu máu, hít phân su, tồn tại tuần hoàn bào
thai và suy đa cơ quan.

Những thai nhi bị suy dinh dưỡng trong tử cung
chiếm tỷ lệ hơn 20% các trường hợp tử vong trong tử
cung, tỷ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 4 đến 8 lần so
với những thai nhi phát triển đầy đủ trong thai kỳ.

Tử vong trong thời kỳ sơ sinh ở trẻ suy dinh dưỡng
trong tử cung thường liên quan đến ngạt, rối loạn
chuyển hóa và huyết học.

Sau đó, đối với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung có
cân nặng lúc sinh 1500 – 2500g, có tỷ lệ sống sót là >
95%. Tuy nhiên, đối với trẻ có cân nặng lúc sinh <

1500g, tỷ lệ tử vong còn cao so với trẻ đủ tháng trong
2 năm đầu sau sinh và thường do nhiễm trùng.

- Sự dung nạp thức ăn của trẻ suy dinh dưỡng trong
tử cung kém hơn trẻ bình thường cùng tuổi thai vì
ruột rất yếu (ruột là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên do
thiếu oxy trong giai đoạn bào thai).

- Nếu không có dị tật bẩm sinh, không có tổn thương
hệ thần kinh trung ương, cân nặng lúc sinh không <
1500g, không suy dinh dưỡng nặng thì trẻ có thể phát
triển tiến tới bình thường trong năm thứ 2; một tỷ lệ
nhỏ không theo kịp và cần điều trị hormon tăng
trưởng Tuy nhiên, những trẻ suy dinh dưỡng trong tử
cung sớm và kéo dài sẽ tiếp tục chậm phát triển.

- Hậu quả thần kinh lâu dài có thể vẫn còn tồn tại như
học lực kém, kém tập trung, thiếu năng động và vụng
về. Những trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung mà non
tháng có nguy cơ bị liệt não.

Tiên lượng về thần kinh phụ thuộc vào mức độ suy
dinh dưỡng, đặc biệt là sự ảnh hưởng vòng đầu, thời
điểm bắt đầu, tuổi thai lúc trẻ sinh ra và môi trường.

+ Nếu suy dinh dưỡng trong tử cung xảy ra sớm: tuần
thứ 10 – 17 của thai kỳ làm giảm sự nhân đôi của tế
bào thần kinh nên ảnh hưởng nặng nề lên chức năng
thần kinh.


+ Nếu suy dinh dưỡng trong tử cung xảy ra vào tam
cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ thì sự nhân đôi tế bào
glial, liên kết các synapse, myelin hoá vẫn tiếp tục
trong 2 năm đầu sau sinh do đó có thể phục hồi.

×