Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.63 KB, 5 trang )
CẤP CỨU CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG
(Kỳ 2)
Chẩn đoán.
- Tìm hiểu cơ chế chấn thương.
Hoàn cảnh bị chấn thương như do ngã, bị đánh
Nơi bị chấn thương, trên hộp sọ vùng thái dương, chẩm, chũm
- Các triệu chứng lâm sàng tuỳ thuộc đường vỡ xương đá.
- Khi nghi ngờ có vỡ ngang hoặc vỡ chéo cần:
Chọc dò dịch não tủy: nước não tủy màu hồng, soi có nhiều hồng cầu là do
rách màng não.
Chụp X-Q theo tư thế Stenver hay Chaussé III (ngày nay có C.T.Scan) có
thể thấy đường vỡ rạn ở xương đá.
Lưu ý: Sau chấn thương xuất hiện các triệu chứng như: nghe kém thể hỗn
hợp, chóng mặt mức độ vừa, nhẹ rồi giảm dần, không có tổn thương thực thể ở tai,
xương chũm, không chảy máu hoặc chảy dịch não tủy, nghĩ tới chấn động mê nhĩ.
Tiến triển và biến chứng.
- Chấn động mê nhĩ: có thể khỏi sau khi nghỉ ngơi, chống viêm nhiễm.
- Vỡ xương đá không chảy dịch não tủy: có thể tự khỏi. Nếu có rách, tổn
thương màng nhĩ dễ bị viêm tai giữa, viêm xương chũm.
- Vỡ xương đá có chảy dịch não tủy: dễ đưa đến viêm màng não mủ toả lan.
Với đường vỡ ngang qua ống tai trong, mê nhĩ gây nghe kém tiếp âm và liệt mặt
thường không hồi phục.
Điều trị.
- Chảy máu ra tai: lau sạch ống tai rồi đặt bấc kháng sinh.
- Chảy nước não tuỷ ra tai (có khi ra mũi họng): lau sạch ống tai rồi đặt bấc
kháng sinh, băng kín vô khuẩn. Tránh gây nhiễm khuẩn từ ngoài vào.
- Dùng kháng sinh chống viêm màng não, theo dõi dịch não tủy.
- Nếu có viêm xương chũm cần mổ xương chũm.
- Nếu có viêm mê nhĩ cần khoan và dẫn lưu mê nhĩ.
2.2. Chấn thương do sức ép.
Nguyên nhân.