Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cấp cứu chảy máu mũi (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.58 KB, 5 trang )

Cấp cứu chảy máu mũi
(Kỳ 1)
1. Đại cương.
1.1. Giải phẫu.
Đặc điểm niêm mạc mũi:
- Niêm mạc đường hô hấp có chức năng là làm ấm và làm ẩm không
khí nhờ có một mạng lưới mao mạch dầy đặc và các mao mạch này đi rất nông do
đó chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng gây ra chảy máu.
- Các mao mạch đi rất nông do đó rất dễ bị tổn thương khi ngoáy mũi,
chấn thương
Giải phẫu mạch máu ở mũi.
- Động mạch cảnh ngoài bao gồm: động mạch bướm khẩu cái, động
mạch khẩu cái lên.
- Động mạch cảnh trong bao gồm: động mạch sàng trước, động mạch
sàng sau.
- Các nhánh động mạch này quy tụ tại một điểm ở phía trước và dưới
vách ngăn, cách cửa mũi trước khoảng 1,5cm, người ta gọi là điểm mạch
kisselbach.

H1. Các nguồn mạch máu tới mũi.
1.2. Nguyên nhân.
- Nguyên nhân ngoại khoa: Chấn thương trong thời chiến và thời bình
(vết dao đâm, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, do đạn bắn…).
- Nguyên nhân nội khoa: Bệnh cao huyết áp, các bệnh về máu (bạch
cầu tuỷ cấp, suy tuỷ, bệnh ưa chảy máu), các bệnh sốt xuất huyết, suy gan, thận
mãn tính.
1.3. Phân loại.
- Chảy máu điểm mạch Kisselbach.
- Chảy máu do tổn thương động mạch.
- Chảy máu toả lan do mao mạch: máu rỉ khắp niêm mạc mũi, không có
điểm nhất định thường xuất hiện trong bệnh bạch cầu tuỷ cấp, bệnh ưa chảy máu,


thương hàn, sốt xuất huyết.
2. Lâm sàng.
2.1. Chảy máu mũi nhẹ.
- Nguyên nhân: chấn thương nhẹ do ngoáy mũi hoặc những bệnh như
cúm, thương hàn, đôi khi người khoẻ mạnh bình thường cũng có thể đột nhiên
chảy máu.
- Soi mũi: thấy máu chảy ra từ điểm mạch hoặc động mạch. Máu chảy
ra không nhiều, chảy từng giọt và có xu hướng tự cầm. Bệnh hay tái diễn nhiều
lần. Loại chảy máu cam này thường thấy ở những trẻ con và tia lượng nhẹ.
2.2. Chảy máu mũi nặng.
- Nguyên nhân: tổn thương động mạch mũi trong các bệnh cao huyết
áp, xơ vữa động mạch, xơ gan thường thấy ở những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh
mãn tính. Trong chấn thương thường tổn thương động mạch sàng và gây ra chảy
máu khó cầm.
- Soi mũi: khó thấy điểm chảy vì điểm chảy thường ở trên cao và ở
phía sau.
3. Điều trị.
Trước một bệnh nhân đang chảy máu mũi, việc đầu tiên là phải cầm máu
ngay, sau đó mới đi tìm nguyên nhân.
3.1. Chảy máu mũi nhẹ.
- Chảy máu ra từ điểm mạch hoặc động mạch bướm khẩu cái.
- Dùng hai ngón tay bóp hai cánh mũi lại là cho điểm kisselbach được
đè ép.
- Dùng bấc thấm thuốc co mạch như : Êphêdrin 1% hoặc Antipyrin
20% nhét chặt vào hốc mũi và tiền đình mũi.
- Đốt bằng nitrat bạc hoặc côte điện.

×