Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

cơ sở lý thuyết về tác động phát triển loại hình du lịch đối với nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.96 KB, 24 trang )

Kinh tế du lịch Nhóm 11
Phần I: Cơ sở lý thuyết về tác động phát triển loại hình du lịch đối với nền kinh
tế
1.1 Khái niệm và phân loại loại hình du lịch
1.1.1 Khái niệm về loại hình du lịch:
Du lịch là hoạt động rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi thường là xa lạ
không nhằm mục đích định cư hay kiếm sống (làm việc) mà nhằm thỏa mãn trí tò mò, nâng
cao sự hiểu biết hoặc đơn thuần chỉ là một sự giải trí, nghỉ ngơi và thưu giãn.
Khái niệm về du lịch thường được tiếp cận là một hoạt động xã hội của con người với 5
đặc điểm:
+ Sự thay đổi đối với vị trí một cách tự nguyện
+ Đi lại hai chiều nhưng không thườn xuyên
+ Lưu trú và các hoạt động tại nơi đến
+ Tiến hành hoạt động du lịch vào thời gian nghỉ, thời gian nhàn rỗi
+ Mục đích du lịch: nhiều mục đích khác nhau trừ cư trú vĩnh viễn và kiếm tiền.
1.1.2 Phân loại loại hình du lịch
Có thể phân chia hoạt động du lịch thành các nhóm, các loại hình theo những tiêu thức
nhằm các mục đích khác nhau. Các tiêu thức đó là:
1.1.2.1. Căn cứ vào mục đích chuyến đi: có 10 loại phổ biến
- Du lịch thiên nhiên: hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài trời, thích
thưởng thức phong cách đẹp và đời sống động thực vật hoang dã.
- Du lịch văn hóa: thu hút những người có mối quan tâm chủ yếu là truyền thống lịch sử,
phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của điểm đến.
- Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc, giao lưu với những người
khác là quan trọng nhất.
- Du lịch hoạt động: thu hút du khách bằng một hoạt động được xác định trước và thách thức
phải hoàn thành trong chuyến đi, trong kỳ nghỉ của họ.
- Du lịch giải trí: nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho
con người.
- Du lịch thể thao: thu hút những người đam mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe.
- Du lich chuyên đề: liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng một mục đích


chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ.
1
Kinh tế du lịch Nhóm 11
- Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái
khác nhau.
- Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện thể chất của mình.
- Du lịch dân tộc học đặc trưng hóa cho những người quay trở về nơi quê cha đất tổ tìm hiểu
lịch sử nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền
thống văn hóa bản địa.
1.1.2.2. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
- Du lịch quốc tế: bao gồm du lịch quốc tế đến( là chuyến viếng thăm của những người từ
các quốc gia khác) và du lịch ra nước ngoài( là chuyến đi của cư dân trong nước đến một
nước khác)
- Du lịch trong nước: là chuyến đi của những cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ.
- Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch trong quốc tế đến.
- Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.
1.1.2.3. Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch
- Du lịch thám hiểm: bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám
hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới
kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của điểm đến.
- Du lịch thượng lưu: chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và
tìm kiếm sự mới lạ.
- Du lịch khác thường: bao gồm những khách du lịch không giầu có như tầng lớp thượng
lưu, nhưng họ thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ
khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thếm( không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn.
- Du lịch đại chúng tiền khởi: một dòng khách du lịch ổn định đi theo nhóm nhỏ hoặc cá
nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp. Nhu cầu của nhóm này có thể đàn hồi
theo giá cả và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch ở
điểm đến.
- Du lịch đại chúng: một số lượng lớn khách du lịch tạo thành dòng chảy liên tục trần ngập

các khu nghỉ mát nổi tiếng vào mùa du lịch.
- Du lịch thuê bao: đây là loại hình du lịch phát triển rộng rãi, thị trường phát triển đến các
tầng lớp có thu nhập trung bình và thấp nên có dung lượng lớn. Khách du lịch thuộc loại này
yêu cầu các tiện nghi tiêu chuẩn và nhu cầu của họ đàn hồi theo giá cả.
1.1.2.4. Các cách phân loại khác
2
Kinh tế du lịch Nhóm 11
- Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm đến du lịch: bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch
thành phố, du lịch nông thôn.
- Căn cứ vào phương tiện giao thông: bao gồm du lịch xe đạp và các phương tiện thô sơ, du
lịch xe máy, du lịch tàu hỏa, du lịch tàu thủy, du lịch máy bay.
- Căn cứ vào phương tiện lưu trú: bao gồm du lịch ở khách sạn, nhà trọ, bãi cắm trại và làng
du lịch.
- Căn cứ vào thời gian du lịch: bao gồm du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày.
- Căn cứ vào lứa tuổi: bao gồm du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên và
du lịch cao niên.
- Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: bao gồm du lịch theo đoàn, du lịch gia đình và du
lịch cá nhân.
- Căn cứ vào phương thức bán sản phẩm: bao gồm du lịch trọn gói và du lịch từng phần.
1.2. Tác động của du lịch biển đối với GDP
1.2.1. Ngành du lịch biển là ngành rất trọng điểm của du lịch và nó đóng góp vào tất cả
các khía cạnh của GDP
- Thứ nhất, hầu hết các chi tiêu của du khách được coi là tiêu dùng đối với du lịch trong
nước.
- Thứ hai, chi tiêu của các doanh nghiệp về xây dựng, mua sắm thiết bị… để cung ứng các
dịch vụ du lịch là một phần của đầu tư, trong đó bộ phận lớn hơn cả là khoản chi của chính
phủ để phát triển cơ sở hạ tầng
- Thứ ba, một du khách trong nước đi du lịch nước ngoài sử dụng các hàng hóa và dịch vụ
do các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp, hiểu theo một cách nào đấy thì điều này như
“nhập khẩu” các hàng hóa và dịch vụ đó.

Hoặc khách du lịch quốc tế sử dụng các hàng hóa và dịch vụ do các doanh nghiệp trong
nước cung cấp thì được hiểu như “xuất khẩu” các hàng hóa và dịch vụ đó.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư đóng góp của du lịch biển trong GDP
1.2.2.1. Nguồn tài nguyên
- Hoạt động kinh tế phụ thuộc trước hết và quan trọng nhất vào dự trữ các nguồn tài nguyên
sẵn có để sử dụng như các nhân tố sản xuất. Những nguồn tài nguyên này bao gồm đất đai,
lao động, vốn và doanh nghiệp. Tài nguyên du lịch là yếu tố chủ yếu nhất quyết định sự phát
triển của ngành du lịch ở bất kỳ quốc gia nào. Ngành du lịch có một số yêu cầu đặc biệt về
3
Kinh tế du lịch Nhóm 11
các tài nguyên nhất định liên quan đến đất đai và các đặc tính của nó như sự độc đáo hoặc
tính chất sở hữu.
- Ngoài ra hoạt động du lịch hiện đại còn cần đến một số yếu tố khác như sự sẵn có của lực
lượng lao động có kỹ năng.
1.2.2.2. Tình trạng kĩ thuật công nghệ
- Khi các đầu vào áp dụng kĩ thuật cao sẽ làm tăng năng suất lao động của ngành và vì vậy
làm tăng sự đóng góp của du lịch vào GDP. Tuy nhiên vẫn tồn tại hoạt động du lịch với
công nghệ thấp, đặc biệt với những phân đoạn thị trường mà du khách tìm kiếm cuộc sống
tự nhiên hoặc hoang sơ nhưng trình độ phát triển của các nước nguồn khách đảm bảo rằng
khoản thu hồi của ngành du lịch sẽ ở mức độ cao ở những nơi có sự hỗ trợ của các kiến thức
và áp dụng kĩ thuật cao.
1.2.2.3. Sự ổn định chính trị và xã hội.
Các nhân tố phi kinh tế, đặc biệt các nhân tố chính trị và văn hóa được các nhà kinh tế
nhìn nhận là rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng và sự phát triển của các ngành trong
một nền kinh tế. Đối với du lịch đây là một nhân tố đặc biệt quan trọng. Vì những người tiêu
dùng du lịch phải đến tận “nhà máy” để mua sản phẩm, nên các điều kiện chính trị xã hội ở
“nhà máy” đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chấp nhận sản phẩm và do đó ảnh hưởng
đến sự thành công của ngành du lịch.
Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một
đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường

du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của một điểm du lịch biến động nhiều
hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thẻ là nguyên nhân làm vai trò và sự
đóng góp của ngành du lịch trong GDP không ổn định.
1.2.2.4. Tâm lý xã hội.
Thứ nhất, thái độ của người dân nước chủ nhà đối với khách du lịch, đặc biệt những
người lao động trong ngành là một khía cạnh quan trọng của sản phẩm du lịch và sự ảnh
hưởng của nó có bản chất tương tự như sự ổn định chính trị xã hội.
Thứ hai, về phía cầu, tập quán tiêu dung du lịch là một nhân tố quan trọng. chẳng hạn,
có hai thị trường nguồn khách có thu nhập tương tự, các điều kiện khác như nhau nhưng lại
có thể khác nhau về xu hướng lũ hành. Điều đó có thể do sự khác nhau về các giá trị truyền
thống và văn hóa, thái độ hoặc chất lượng của bầu không khí và môi trường vật chất xung
quanh các gia đình.
4
Kinh tế du lịch Nhóm 11
1.2.2.5. Đầu tư
Các quốc gia có nguồn dự trữ tài nguyên dồi dào và sẵn có để sử dụng cho du lịch
mới tạo tiền đề để phát triển ngành, còn mức độ đầu tư và sự hình thành vốn cố định của nền
kinh tế sẽ có vai trò quan trọng hơn nhiều.
1.2.3. Đo lường
Có một số phương pháp đo lường cơ bản và chủ yếu:
- Theo dõi trực tiếp chi tiêu của du khách.
- Theo dõi qua doanh thu của doanh nghiệp du lịch.
- Điều tra du khách
- Điều tra hộ gia đình
- Điều tra qua ngân hàng.

Phần II: Tác động của phát triển du lịch biển Nha Trang –Khánh Hòa đối với nền kinh
tế nước ta hiện nay”.
2.1 Các chính sách du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa.
Nhận thức được những tiềm năng du lịch biển, Chính quyền tỉnh Khánh Hòa cũng

như chính quyền thành phố Nha Trang đã xây dựng chiến lược khai thác và phát triển du
lịch biển Nha Trang một cách bền vững lâu dài mà vẫn khai thác được các lợi thế đó một
cách hiệu quả.
Trong điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Nha Trang đến năm 2025 và tầm
nhìn ngoài 2025, các nhà tư vấn Viện Kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn đã đề xuất:
Để có thể phát triển du lịch Nha Trang, quan trọng là phải bảo tồn và tôn tạo những tiềm
năng du lịch chứ không chỉ khai thác chúng; tập trung dịch vụ lưu trú tại TP. Nha Trang,
không dàn trải ra nhiều vùng khác, biến Nha Trang thành trung tâm du lịch chính của cả
tỉnh. Những điểm du lịch khác của tỉnh cần tạo ra những không gian thiên nhiên, bổ trợ cho
không gian du lịch đô thị tại Nha Trang. Bên cạnh đó, địa phương phải bảo tồn và phát huy
giá trị di sản vịnh Nha Trang; khai thác hợp lý và hiệu quả dải đô thị ven biển; phát huy tối
đa tính hướng biển của TP. Nha Trang để tạo ra một bản sắc chung là Nha Trang - thành phố
biển; phát triển dải đô thị dọc sông Cái, tạo thành đô thị du lịch, đưa yếu tố biển vào sâu
trong đất liền; nâng cấp Cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế kết hợp quy hoạch
những khu vực dành cho tàu thuyền cá nhân…
5
Kinh tế du lịch Nhóm 11
Thành phố sẽ ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch phù hợp với chiến
lược phát triển Nha Trang thành trung tâm du lịch biển, du lịch văn hóa quốc gia và quốc tế.
Các dự án phát triển du lịch trọng điểm dự kiến được triển khai trong giai đoạn đến 2015 bao
gồm: Xây dựng công trình dịch vụ du lịch và đô thị gắn với dịch vụ du lịch dọc theo đường
Trần Phú, Phạm Văn Đồng; xây dựng Cảng Nha Trang thành cảng du lịch quốc tế kết hợp
với trung tâm dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế; bảo tồn các giá trị di sản cảnh quan thiên nhiên
vịnh Nha Trang kết hợp với đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ trên vịnh phù hợp với
quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Nha Trang; xây dựng các khu dịch vụ du
lịch và đô thị gắn với dịch vụ du lịch dọc sông Cái Nha Trang… Tất cả nhằm tăng sức hấp
dẫn cho đô thị du lịch biển, giúp Nha Trang nhanh chóng trở thành một trung tâm du lịch
tầm quốc gia và quốc tế.
Tập trung khai thác khu vực Nha Trang và các vùng phụ cận. Đối với Nha Trang, cần
xác định ngành chính là du lịch, đồng thời phải xác định rõ, nếu muốn phát triển du lịch ở

tầm cỡ quốc tế thì phải hạn chế các ngành nghề có nguy cơ xung đột khác, tập trung vào một
lĩnh vực, không đầu tư dàn trải. Theo kinh nghiệm thế giới, chỉ riêng du lịch và dịch vụ thừa
sức “nuôi sống” những đô thị tầm vừa và nhỏ. Những đô thị du lịch nổi tiếng như
Edinburgh, Venice… có thu nhập cao vào loại nhất thế giới mà không cần đến công nghiệp.
Do hiện nay, du lịch Nha Trang chủ yếu dựa vào tham quan vịnh. Tuy nhiên, môi
trường sinh thái vùng vịnh rất nhạy cảm, nhất là những vùng sinh thái đặc biệt như rạn san
hô, hang yến. Vì thế, việc phát triển du lịch vịnh đại trà là không nên. Ngoài ra, ngành nuôi
trồng thủy sản cũng bị ảnh hưởng nhiều khi môi trường vịnh ô nhiễm. Chính vì vậy, địa
phương đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm hạn chế đến tối đa tác động của phát triển
du lịch biến đến môi trường biển cũng như không ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế khác.
Chỉ đạo thực hiện vệ sinh môi trường Xanh-Sạch-Đẹp, điện chiếu sáng (trong đó lưu
ý phát triển hệ thống điện chiếu sáng tuyến biển về đêm); trồng và chăm sóc cây xanh, cây
hoa cảnh trên các đường phố chính, nơi công viên…Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phố
đi bộ; tổ chức Đội Xích lô phục vụ du lịch; chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường giải
quyết vấn đề cò mồi, đeo bám khách du lịch, các tệ nạn xã hội; lập lại trật tự việc kinh doanh
mua bản trên vỉa hè; đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, các
di tích lịch sử văn hoá thuộc tuyến du lịch nội thành. Phối hợp tổ chức tốt việc đón các
chuyến tàu biển du lịch cập Cảng Nha Trang.
6
Kinh tế du lịch Nhóm 11
2.2 Tác động tích cực
Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển
kinh tế của mỗi một quốc gia. Du lịch được coi là một ngành dịch vụ. Du lịch biển Nha
Trang- Khánh Hòa một điểm du lịch biển hấp dẫn, nó có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển của tỉnh Khánh Hòa. Hàng năm đã đóng góp rất lớn vào tỷ trọng GDP, giải
quyết công ăn việc làm của tỉnh.
2.2.1 Làm tăng thêm GDP của tỉnh.
Hàng năm, lượng khách du lịch đến với Nha Trang không ngừng tăng lên. Cụ thể
theo số liệu lượng khách du lịch đến Nha Trang tăng hàng năm từ 13% đến 25% (năm 2005
đạt 992 nghìn lượt, năm 2006 đạt 1,086 triệu lượt, năm 2007 đạt 1,36 triệu lượt, năm 2008

Nha Trang đón 1,6 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là
330.000 lượt, tăng 17% so với cùng kỳ. Theo đó, tổng doanh thu hoạt động du lịch và dịch
vụ cũng tăng bình quân trong các năm trên 25,26%. Tổng doanh thu hoạt động du lịch và
dịch vụ ước đạt 1.282 tỷ đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngay cả trong giai
đoạn khủng hoảng tài chính thế giới, thì lượng du khách đến với Nha Trang không những
không giảm mà còn có xu hướng tăng lên. Đó là một bằng chứng cho thấy, Nha Trang –
Khánh Hòa đã trở thành một địa điểm du lịch đẹp, an toàn, mến khách và chất lượng dịch vụ
tốt.
Tận dụng ưu thế mà thiên nhiên ban tặng, Nha Trang – Khánh Hòa đã phát huy lợi
thế ấy trong khai thác tiềm năng du lịch biển. Hàng năm, đóng góp của du lịch biển không
ngừng tăng lên vào GDP theo đó cơ cấu kinh tế của Khánh Hòa đã có sự chuyển dịch theo
hướng hiện đại: Giai đoạn 2001-2010 mức tăng trưởng là 10,8%. Năm 2010, tốc độ tăng
trưởng kinh tế toàn tỉnh đạt 11%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.480 USD. Băm
2010, cảng Nha Trang đã đón 26 chuyến tàu du lịch biển cùng gần 28.000 lượt khách quốc
tế lên bờ tham quan, mua sắm. Theo báo cáo của Sở VHTTDL Khánh Hòa, tổng doanh thu
của ngành du lịch địa phương trong năm 2010 đạt xấp xỉ 1.880 tỉ đồng - tăng 20,28% so với
năm 2009, vượt gần 7,5% chỉ tiêu kế hoạch.
Nhờ được quan tâm đầu tư nhiều mặt, nhất là cơ sở hạ tầng, ngành Du lịch Khánh
Hòa có mức tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 20%; đến nay, tỷ trọng du lịch - dịch vụ
trong cơ cấu kinh tế đã hơn 43%. Trong năm 2010, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng
7
Kinh tế du lịch Nhóm 11
hoảng kinh tế thế giới, du lịch Khánh Hòa vẫn có dấu hiệu phục hồi rõ nét như: Doanh thu
đạt 1.880 tỷ đồng, vượt 20,28% so với kế hoạch. Trong phát triển du lịch, có thể thấy, du
lịch biển đảo là một thế mạnh và phát triển đa dạng, có cả du lịch sinh thái - một hướng đi
nhiều triển vọng của Khánh Hòa. Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá trên biển, bờ biển,
đảo hiện là những loại hình đang được ưa chuộng. Ngoài ra, hiện nay, Khánh Hòa có nhiều
loại hình du lịch mới đang được phát triển rất tốt như: du lịch lặn biển ở các khu vực Hòn
Mun, Hòn Tre và vịnh Vân Phong.
Không thể phủ nhận, phát triển kinh tế biển ở Khánh Hòa bước đầu đạt được những

kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng và
thực hiện an sinh xã hội.
2.2.2 Tạo công ăn việc làm
Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương là một tác động tích cực mang lại
nhiều hiệu quả cao của việc phát triển du lịch của Nha Trang mà còn ở các địa điểm du lịch
khác.
Việc tạo ra nhiều công ăn việc làm không chỉ giúp Chính phủ giải quyết được vấn đề
việc làm cho người dân địa phương, mà còn giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện chất
lượng cuộc sống, giảm các tệ nạn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra. Với những tác
động tích cực đó, Nha Trang vẫn đang không ngừng tạo ra nhiều việc làm mới, với thu nhập
cao cho người lao động. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lưu trú của khách tại các khách sạn
nhà hàng lực lượng lao động rất đông đảo là dân địa phương, trình độ người lao động ngày
càng được cải thiện, đáp ứng tốt yêu cầu về công việc. Hiện tại, thành phố có 366 cơ sở kinh
doanh lưu trú với 8.728 phòng và 14.178 giường, thu hút 7.770 lao động trực tiếp. Do tính
chất là Nha Trang đón khách du lịch quanh năm nên không phải đối mặt với tình trạng lao
động mang tính chất mùa vụ như các địa danh khác. Đó lại là một ưu thế mà Nha Trang nắm
giữ. Mặt khác, lực lượng lao động trong cung cấp dịch vụ ăn uống, vận chuyên hành khách,
nhân viên tại các địa điểm du lịch vui chơi giải trí, đội ngũ lao động kinh doanh mặt hàng
lưu niệm Ngoài ra, du lịch còn tạo ra việc làm ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế khác
như: lĩnh vực tài chính, bảo lãnh, quản lý, điều hành, truyền thông, bán và marketing
8
Kinh tế du lịch Nhóm 11
Khánh Hòa triển khai tạo việc làm cho 25.000 lao động cho ngành du lịch Khánh Hoà
tập trung đầu tư trung tâm dạy nghề, trường nghề, đào tạo nhân lực tại chỗ để thực hiện mục
tiêu này.Trong năm 2010, ngành LĐ,TB&XH tỉnh Khánh Hòa cơ bản hoàn thành các chỉ
tiêu, nhiệm vụ được giao, góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng
chung của kinh tế địa phương.Bên cạnh đó, Khánh Hoà đã thực hiện chi đúng, đủ chế độ,
chính sách cho gần 8.000 người có công với số tiền hơn 70 tỷ đồng.
2.2.3 Quảng bá cho địa phương,quốc gia

Cùng với việc hoàn thành các tour khuyến mại, ngành du lịch cũng sẽ thực hiện chiến
dịch quảng bá mạnh mẽ cho chương trình khuyến mại này. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cũng
tổ chức quảng bá du lịch Nha Trang trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các quốc
gia là thị trường trọng điểm của Du lịch Việt Nam; mời các hãng lữ hành và báo chí nước
ngoài vào Việt Nam; tổ chức quảng bá về các điểm du lịch mới ở Việt Nam trên các phương
tiện thông tin đại chúng; đồng thời tổ chức tốt các sự kiện du lịch trong nước nhằm thu hút
khách du lịch. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam sẽ được tiến hành một cách
rầm rộ tại các hoạt động của Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF).
Năm 2010, ngành Du lịch Khánh Hòa đã đón 1.840.000 lượt khách (tăng 20,25% so
với năm 2009), trong đó khách quốc tế đạt 390.000 lượt (tăng 38,79%). Số lượt tàu biển
quốc tế cao cấp đưa du khách đến Nha Trang là 26 chuyến, lượt khách lên bờ tham quan là
28.000, tăng 3,2% so với năm trước. Thời gian lưu trú cùng mức chi tiêu của du khách cũng
tăng khá. Công suất buồng phòng của các khách sạn, resort đạt trên 60%. Nhiều khu du lịch,
khách sạn lớn như: Vinpearl Land, Yasaka - Saigon - NhaTrang, Ana Mandara… có nguồn
khách ổn định, công suất buồng, phòng luôn ở mức cao. Tổng doanh thu Du lịch đạt 1.880 tỷ
đồng, bằng 107,43% kế hoạch và tăng 20,28% so với năm 2009. Trong năm 2010, nhiều hội
nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa du lịch mang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế đã được tổ
chức tại Khánh Hòa như: Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 14, Hoa hậu Thế
giới người Việt, Hoa hậu Trái đất… Nhờ vậy, Nha Trang - Khánh Hòa đang nổi lên như một
trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch.
Để có được kết quả trên, trong năm 2010 tỉnh đã quan tâm đẩy mạnh công tác xúc
tiến, quảng bá; ký kết hợp tác du lịch với các tỉnh bạn trong khu vực như Lâm Đồng, Phú
Yên Bên cạnh hoạt động của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng
đẩy mạnh hoạt động quảng bá ở nước ngoài để thu hút khách quốc tế từ các thị trường tiềm
9
Kinh tế du lịch Nhóm 11
năng như: Nga, Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nhiều đơn vị đã mở rộng mạng lưới, đặt các văn phòng đại diện bán hàng ở nước
ngoài, tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, tổ chức các chuyến đi tiếp cận (sales call) các
đối tác tiềm năng ở nhiều thị trường mục tiêu để mở rộng quan hệ và tìm cơ hội hợp tác. Đặc

biệt, với sự ủng hộ của các doanh nghiệp lữ hành, tỉnh đã tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch
với sự tham dự của 28 hãng hàng không, 19 đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế nhằm thu
hút khách du lịch quốc tế bay thẳng đến sân bay Cam Ranh. Nhờ chiến lược giảm giá phòng
khách sạn (từ 20 - 50%), giảm giá dịch vụ…, Vietnam Airlines đã có nhiều chuyến bay đi và
đến Cam Ranh - Incheon (Hàn Quốc). Đặc biệt, trong tháng 12/2010, hãng Hàng không
Vladivostok đã mở đường bay thẳng từ vùng Viễn Đông (Nga) sang Cam Ranh. Theo kế
hoạch, từ tháng 12/2010 đến giữa tháng 3/2011, hãng này sẽ có nhiều chuyến bay từ hai
thành phố vùng Viễn Đông (Nga) đến Cam Ranh. Hãng cũng đang tính đưa các đoàn famtrip
của Nga đến khảo sát du lịch Khánh Hòa, tiến đến mở đường bay thường xuyên từ Nga đến
Cam Ranh.
2.2.4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành du lịch
Thương hiệu du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa đã và đang từng bước được khẳng
định trong "bản đồ du lịch" trong và ngoài nước. Tại đây, đã và đang có nhiều dự án về du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhiều khu vui chơi, giải trí mang tầm quốc gia, quốc tế được đầu
tư xây dựng với quy mô lớn đi vào hoạt động như: Khu du lịch, vui chơi Vinpearl Land, khu
nghỉ dưỡng cao cấp Sunrise, khu du lịch sinh thái Evaso Hideaway at Ana Mandara, khu du
lịch tổng hợp Sông Lô, v.v. Theo định hướng phát triển, nhiều dự án du lịch biển đang tiếp
tục được xây dựng, hướng tới phục vụ đối tượng khách cao cấp, có khả năng chi tiêu cao
nhằm phát huy hiệu quả từ lợi thế về tài nguyên du lịch biển, đảo.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 80 dự án du lịch với tổng vốn đầu tư khoảng 30.000 tỷ
đồng, trong đó có nhiều dự án khu Du lịch sinh thái biển rất lớn. Một trong những dự án du
lịch sinh thái biển lớn nhất hiện nay ở Khánh Hòa là khu du lịch Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm
(xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) của Công ty Đầu tư Du lịch T&M Vân Phong (thuộc Công
ty Cổ phần Eurowindow Holding). Nằm trong Khu Kinh tế Vân Phong, dự án Khu du lịch
sinh thái biển Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm có quy mô 295ha, với tổng vốn đầu tư khoảng
3.742 tỷ đồng. Dự án được chia làm 3 khu vực, với các loại hình dịch vụ chính như: du lịch
10
Kinh tế du lịch Nhóm 11
và giải trí, DLST biển và nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch dã ngoại. Dự kiến, khi hoàn thành,
KDL này sẽ có 1.800 - 2.000 phòng nghỉ tiêu chuẩn 3 - 4 sao để phục vụ du khách. Sau khi

hoàn thành, Khu DLST Hòn Ngang - Bãi Cát Thấm không chỉ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi
của du khách trong nước và quốc tế, mà còn góp phần giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ cảnh quan
thiên nhiên nơi đây; đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Bên cạnh
đó, tại Khu Kinh tế Vân Phong còn có nhiều dự án du lịch khác như: Dự án KDL Hồ Na với
số vốn đầu tư hơn 83 triệu USD, KDL Dốc Lết - Phương Mai với số vốn đầu tư hơn 900 tỷ
đồng, KDL Bãi Quao (Công ty Đầu tư và Phát triển du lịch Cát Trắng)…
Tại KDL Bắc bán đảo Cam Ranh có khoảng 30 dự án du lịch. Trong đó, một trong
những dự án khá lớn là khu khách sạn nghỉ dưỡng Ocean Window Spa & Resort (diện tích
hơn 34ha, tổng số vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch
Eurowindow Nha Trang đã được khởi công vào đầu tháng 9. Theo thiết kế, Ocean Window
Spa & Resort bao gồm các hạng mục chính: Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, spa, nhà hàng và
bar, phòng hội họp và tổ chức sự kiện, khu vực mua sắm, thể thao, bãi biển, không gian
xanh. Trong đó, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Ocean Window Spa & Resort là một quần thể
khách sạn với hơn 500 phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao, bao gồm 1 tòa nhà cao tầng và 178 biệt
thự nằm dọc theo bờ biển. Tất cả các phòng của khách sạn cao tầng đều được thiết kế hướng
ra biển. Các biệt thự được bố trí so le và chênh lệch về bình độ giữa các lớp nhà khoảng 3m
để đảm bảo tất cả các phòng đều có hướng nhìn thấy biển.
Theo quy hoạch phát triển du lịch Khánh Hòa, trong tương lai, khu du lịch Bắc bán
đảo Cam Ranh sẽ trở thành khu du lịch quốc gia. Cùng với Nha Trang, bằng những thế
mạnh hiện có, Cam Ranh và Vân Phong có thể trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng rất
sôi động trong vài năm tới. Ông Nguyễn Văn Thành bày tỏ: “Việc khai thác du lịch ở khu
vực vịnh Vân Phong và khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh cần phải tuân thủ chặt chẽ quy
hoạch được đề ra, đạt được các tiêu chí của du lịch sinh thái, NDB để tạo được sức hấp dẫn
với du khách”. Theo ông Thành, du lịch biển của Nha Trang - Khánh Hòa đã có thương
hiệu; tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các điểm đến nổi tiếng khác của khu vực. Du lịch
Khánh Hòa cần chú trọng khai thác du lịch theo hướng bền vững hơn nữa, quan tâm nhiều
hơn đến công tác bảo tồn biển, đảo. Nhiều chuyên gia du lịch quốc tế nhận định, tiềm năng
du lịch biển của Khánh Hòa là rất lớn; nếu biết phát huy lợi thế một cách tốt nhất, Nha Trang
- Khánh Hòa đủ sức cạnh tranh với các điểm DLB hàng đầu trong khu vực như: Phuket
11

Kinh tế du lịch Nhóm 11
(Thái Lan), Bali (Indonesia)… Hy vọng, với chiến lược phát triển du lịch đúng đắn, thương
hiệu DLB Khánh Hòa sẽ ngày càng được nhiều du khách quốc tế biết đến.
2.2.5 Tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Khánh Hòa luôn coi trọng tiềm năng và
thế mạnh của kinh tế biển. Theo đó, ngoài những ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện
nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ hiện đại như: trung chuyển dầu khí, đóng tàu,
vận tải biển, đánh bắt xa bờ, du lịch biển, khoa học môi trường, khí tượng thủy văn và các
dịch vụ chiến lược biển… Nguồn lợi biển đã và đang phát huy được thế mạnh, góp phần
không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm gần đây.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Khánh Hòa luôn xác định vị trí trọng tâm
của biển đảo. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra Chương trình phát triển kinh tế biển
giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, kinh tế
trên biển và ven biển chiếm 55 - 60% GDP toàn tỉnh, tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển
chiếm 65 - 70%, doanh thu từ du lịch biển đạt 7.000 tỷ đồng… Đồng thời, tiếp tục triển khai
xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh tại vịnh Vân Phong, TP. Nha Trang và TP.
Cam Ranh. Trong đó, định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển là ưu tiên cho kinh tế
hàng hải, bao gồm: Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu biển, kinh tế du lịch
biển - đảo, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có nhiều vịnh nước sâu như: Vân Phong,
Cam Ranh, Nha Trang nên có điều kiện phát triển giao thông biển và cảng biển. Đặc biệt,
khi đến giai đoạn khai thác tiềm năng, Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong có khả năng
tiếp nhận tàu container sức chở 17 nghìn TEU; lượng hàng thông qua cảng khoảng 14,5 - 17
triệu TEU/năm.
Hiện nay, Khánh Hòa đang phát triển 3 khu vực tập trung các dịch vụ - du lịch dọc bờ
biển gồm: Cụm TP. Nha Trang và phụ cận; cụm TP. Cam Ranh và khu đô thị Cam Lâm
cùng các vùng phụ cận và cụm khu vực Dốc Lết, vịnh Vân Phong. Tỉnh đang tập trung các
điều kiện và tăng cường tổ chức những sự kiện văn hóa lớn; xây dựng các trung tâm thương
mại, siêu thị, bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, điểm vui chơi, giải trí… tạo
12

Kinh tế du lịch Nhóm 11
điểm đến cho khách du lịch; đôn đốc các nhà đầu tư triển khai thực hiện tốt dự án phát triển
du lịch tại Nha Trang, Vân Phong, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và các khu vực khác
trên địa bàn.
2.3. Tác động tiêu cực
Việc chú trọng đầu tư phát triển du lịch biển cũng mang lại những tác động tiêu cực:
+ Cạnh tranh giữa các loại hình du lịch khác trong khu vực trong nước và khu vực quốc tế.
+ Một số khu vực đầu tư vào du lịch biển Nha Trang- Khánh Hòa nhưng mà không có du
khách du lịch, một số khu vực khác lại là nơi quá tải.
+Tình trạng ô nhiễm môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước biển và bờ biển Nha
Trang. Điều này sẽ để lại ấn tượng xấu cho du khách, khiến du khách không muốn quay trở
lại hoặc không còn xem Nha Trang là một điểm đến nghỉ dưỡng biển. Nhiều du khách đến
Việt Nam muốn tham quan cảnh sinh hoạt trên đường phố, song đường phố nhiều nơi còn
bẩn với nhiều rác vứt bừa bãi. Mặt khác, tệ nạn môi giới, “cò cuốc” chèo kéo khách để bán
tour, hoặc lừa đảo, tình trạng bán hàng rong vẫn tồn tại đã để lại nhiều hậu quả xấu
+ Tệ nạn xã hội: như tình hình mất an ninh trật tự, mặt khác, tệ nạn môi giới, “cò cuốc” chèo
kéo khách để bán tour, hoặc lừa đảo, tình trạng bán hàng rong vẫn tồn tại đã để lại nhiều hậu
quả xấu.
+ Tình trạng khai thác tài nguyên du lịch thời gian qua cũng đang trong tình trạng mất cân
đối. Việc khai thác các tài nguyên du lịch ở một số nơi chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu
các định hướng phát triển lâu dài, nên chưa phát huy đúng ý nghĩa, chức năng của từng điểm
và cụm du lịch. Hoạt động lấn biển, xây dựng các công trình ven biển, trên đảo chưa hợp lý,
gây nhiều sức ép và quá tải, làm cho việc quản lý phát triển bền vững vùng biển ven bờ
không hiệu quả. Thực hiện các dự án ở nhiều khu du lịch vẫn còn nhiều vướng mắc, đặc biệt
là ở công tác đền bù giải tỏa với hiện tượng nhiều nhà đầu cơ nhảy vào mua đất và đẩy giá
lên cao hơn thực tế khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn.
Phần III: Hạn chế và Giải pháp nâng cao vai trò của du lịch biển Nha Trang-
Khánh Hòa đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
3.1 Hạn chế
Một yếu tố hạn chế sự phát triển của du lịch biển Khánh Hòa hiện nay là chưa có

cảng du lịch chuyên dụng. Việc dùng chung cảng du lịch với cảng hàng hóa khiến việc tiếp
13
Kinh tế du lịch Nhóm 11
đón và phục vụ du khách chưa thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch, đặc biệt
là trong đón tiếp đối với tàu du lịch biển quốc tế lớn, có số hành khách đông và nhiều quốc
tịch khác nhau.
Sức hấp dẫn của du lịch biển của tỉnh cũng bị ảnh hưởng tiêu cực do ý thức chưa cao
của người dân trong thực hiện văn hóa dịch vụ. Vẫn còn hiện tượng như nạn móc túi, tội
phạm trên đường phố đối với du khách nước ngoài, chủ yếu là về khuya tại khu vực bờ biển.
Mặt khác, tệ nạn môi giới, "cò kéo “khách để bán tua và tình trạng bán hàng rong tồn tại đã
để lại hình ảnh không đẹp về điểm đến. Quản lý giá cả cũng chưa chặt chẽ, thường xảy ra
tình trạng ép giá, khan hiếm buồng phòng giả tạo vào các kỳ lễ hội do các cơ sở lưu trú đầu
cơ phòng, làm giá hoặc đẩy giá lên cao, bất chấp những quy định của UBND tỉnh về việc
bình ổn giá phòng.
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch biển tuy đã được các cấp, các ngành và doanh
nghiệp quan tâm, nhưng thiếu tính chuyên nghiệp, chưa chủ động xây dựng chiến lược xúc
tiến một cách bài bản. Thương hiệu về thành phố chuyên tổ chức các sự kiện du lịch biển
chưa thật ấn tượng sau ba lần tổ chức Festival Biển bởi chưa có một dáng vẻ riêng khác với
các sự kiện tương tự tổ chức tại các thành phố du lịch biển khác ở nước ta.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành du lịch, đã diễn ra tình trạng thiếu hụt nguồn
nhân lực có tay nghề và chuyên môn cao. Nhiều lao động trong ngành du lịch biển hiện chưa
có chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp và đang rất cần được đào tạo lại. Mặt khác, học viên tốt
nghiệp từ các cơ sở đại học, trường dạy nghề, phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế
của doanh nghiệp, thiếu kỹ năng nghiệp vụ và yếu về ngoại ngữ giao tiếp. Tình trạng này sẽ
nghiêm trọng hơn khi các khách sạn xây mới ngày càng nhiều và lượng du khách đến Nha
Trang tăng.
Tuy có khá nhiều cơ sở dạy nghề, nhưng việc tổ chức đào tạo kỹ năng về du lịch vẫn
còn nhiều bất cập giữa cung và cầu. Theo đánh giá của các doanh nghiệp du lịch, sinh viên
chuyên ngành du lịch đào tạo từ các trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Phần lớn
sinh viên ra trường đều thiếu kỹ năng phục vụ trong ngành du lịch, đặc biệt là hạn chế kiến

thức về biển, hạn chế về ngoại ngữ, thiếu kinh nghiệm thực tế, không có khả năng chuyên
sâu một lĩnh vực cụ thể Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp của các em chưa tốt, phần lớn
14
Kinh tế du lịch Nhóm 11
thường nhút nhát, thiếu tự tin, thậm chí những vấn đề cơ bản nhất như chào hỏi, tác phong
làm viêc, văn hóa công ty… các em cũng thiếu.
Tình trạng ôi nhiễm môi trường, đặc biệt là tệ nạn xả rác thải ra biển của du khách và
người dân địa đang là nỗi lo rất lớn đến hệ sinh thái của biển Nha Trang- Khánh Hòa. Ô
nhiễm môi trường đã làm hệ sinh thái biển dễ bị hủy diệt và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của
mỗi du khách và sẽ tạo nên tâm lý sợ hãi cho du khách khi đi du lịch ở khu vực này…
3.2 Giải pháp
3.2.1:Từ phía các cơ quan nhà nước chuyên ngành
Nếu như trong giai đoạn 1996 - 2005 phát triển Du lịch Khánh Hoà, đặc biệt là du
lịch biển với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế đủ mạnh và có sức thuyết phục,
đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì giai đoạn từ nay đến năm
2015 tầm nhìn đến 2020 du lịch Khánh Hoà phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế
khác theo tinh thần của Nghị quyết XIV và XV/NQ-TU tỉnh Khánh Hoà đã đề ra. Phấn đấu
đưa Khánh Hoà trở thành trung tâm du lịch biển tầm cỡ không chỉ của cả nước mà của khu
vực.
Trên cơ sở định hướng đó, đồng thời phát huy những kết quả đạt được, Đảng bộ và
nhân dân Nha Trang - Khánh Hòa tập trung trí tuệ, năng động, sáng tạo khai thác tiềm năng,
lợi thế so sánh của địa phương, tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch, đưa du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn của địa phương. Phấn đấu đến đến năm 2015 đạt 2,3 triệu lượt khách, trong
đó có 880.000 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 3.000 tỉ đồng Để đạt được chỉ tiêu đó,
năm 2015 và những năm tiếp theo, Nha Trang - Khánh Hòa tập trung thực hiện tốt một số
nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1 - Chuẩn bị các điều kiện và tăng cường hơn nữa công tác xã hội hóa trong việc tổ chức các
sự kiện văn hóa lớn trên khu vực biển, chú trọng phát huy kinh nghiệm về đơn giản hóa thủ
tục, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai nhanh công tác xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ

hội thi,chương trình lễ hội trên biển nhât là các cuộc thi mang tầm quôc tế.
2 - Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, các bãi đỗ xe, trung tâm biểu diễn văn hóa,
nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí ở khu vực biển tạo điểm đến cho khách du lịch.
15
Kinh tế du lịch Nhóm 11
3 - Tập trung giải quyết vướng mắc, đôn đốc các nhà đầu tư triển khai các dự án phát triển
du lịch tại Nha Trang, Vân Phong, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và các khu vực khác
trên địa bàn theo đúng kế hoạch đã đăng ký. Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ mà
không có lý do chính đáng.
4 - Triển khai nhanh các dự án trên địa bàn thành phố Nha Trang, trọng điểm là Dự án xây
dựng kè và đường dọc sông cái Nha Trang, Dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố
Nha Trang. Lập đề án xây dựng Nha Trang trở thành thành phố chuyên tổ chức các sự kiện
quốc gia, quốc tế như tổ chức các hội nghị, hội thảo, festival, triển lãm, hội chợ, các hoạt
động thể thao, văn hóa, các cuộc thi hoa hậu, Xóa tình trạng ăn xin, quy hoạch hàng rong
theo các tuyến phố, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức cộng đồng để Nha Trang thực
sự là đô thị xanh - sạch - đẹp - văn minh, an toàn và thân thiện".
5 - Xây dựng hệ thống dự báo thời tiết, khí hậu một cách thương xuên liên tục. Luôn có các
biện pháp ứng phó kịp thời mỗi khi có thời tiết xấu xảy ra.
6 - Đào tạo nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Khánh
Hoà là một trong những đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn phát triển lâu dài.
Cũng như đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là
những vấn đề hết sức quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển ngành.
Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với
khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên
trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân hết sức cao.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, cần phải có một chương trình đào tạo toàn diện với
những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình dộ
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực
Nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những hướng đào tạo chính của một chương trình như

trên bao gồm:
- Tiếp tục tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên
và lao động hiện đang công tác & tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên biển trong
phạm vi toàn Tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp
16
Kinh tế du lịch Nhóm 11
trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát
triển hiện nay của du lịch tỉnh Khánh Hòa.
- Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong
ngành du lịch Khánh Hòa ở các cấp trình độ, chuyên ngành khác nhau.
- Khuyến khích đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học về nghiệp
vụ du lịch. Đây sẽ là lực lượng cán bộ quản lý nòng cốt góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đổi mới theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch của Khánh Hoà trong
tương lai.
- Có kế hoạch cử các cán bộ trẻ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước
phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao trình độ
nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.
- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát và
tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.
- Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch,
về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân Khánh Hòa, đặc biệt là thành
phố du lịch Nha Trang thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở
các trường phổ thông trung học.
Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch đối với một trung tâm
du lịch lớn như thành phố Nha Trang. Việc thực hiện chương trình này cần được sự chỉ đạo
trực tiếp của UBND Tỉnh, sự ủng hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh và chính quyền
thành phố Nha Trang.
7 - Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế
Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ quản lý nhà nước, xây
dựng các chiến lược thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đảm

bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du
lịch và tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch cả nước trong khu vực và trên
thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao lưu,
hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong, ngoài nước; khuyến khích các doanh
nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh. Hướng dẫn và
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tăng
17
Kinh tế du lịch Nhóm 11
cường chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng
nguồn khách, vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đề ra
trong quy hoạch.
3.2.2.Từ phía các công ty du lịch
a. Đầu tư phát triển Thành phố Nha Trang thành đô thị du lịch, xứng đáng là một trong
những trung tâm du lịch của Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung:
Thành phố Nha Trang với vịnh Nha Trang nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch biển
đặc trưng, đóng vai trò trung tâm du lịch biển không chỉ của Khánh Hoà mà của cả vùng
duyên hải Nam Trung Bộ, một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, bộ mặt của du
lịch tỉnh, Nha Trang được định hướng phát triển thành đô thị du lịch với chủ yếu là du lịch
biển vì vậy cần được quan tâm đầu tư xứng đáng với vai trò của nó. Ngoài ra, với đặc điểm
tài nguyên tự nhiên khu vực vịnh Nha Trang, cần thiết đầu tư vịnh Nha Trang thành khu du
lịch biển đảo mang ý nghĩa quốc gia.
b. Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch biển Nha Trang - Khánh Hoà
nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đưa Nha
Trang- Khánh Hoà thực sự là một trọng điểm du lịch của Nam Trung Bộ nóí riêng và cả
nước nói chung.
Du lịch Nha Trang - Khánh Hoà cần chú trọng ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực sau :
+Phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch biển
+Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
+ Xúc tiến tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý
và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch,đặc biệt là du lịch về biển

c. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác liên kết vùng, tìm kiếm và mở
rộng vùng biển
Du lịch Nha Trang - Khánh Hoà xác định đây là một trong những giải pháp cơ bản
nhất để thực hiện được mục tiêu phát triển đã đề ra. Giải pháp này bao gồm:
Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch:
18
Kinh tế du lịch Nhóm 11
Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng
cao hình ảnh của Du lịch Khánh Hòa trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách
du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.
Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở
những đầu mối giao thông quan trọng;
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại
chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trư-
ờng trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch .
Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, công bố những sự kiện thể thao, văn
hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện
quảng bá, phát động thị trườngtheo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm,
hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch
tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
Hợp tác, liên kết vùng
Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy phối hợp liên kết vùng là hướng
mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Du lịch Khánh
Hòa là một cực của Trung tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt, ngoài ra mối quan hệ
giữa Du lịch Khánh Hòa với du lịch TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh duyên hải miền Đông Nam
Bộ như Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu không thể thiếu được trong hướng phát triển du
lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong mối liên kết vùng của du lịch Khánh Hòa đặc biệt
là đối với các tỉnh Tây Nguyên, sản phẩm du lịch biển càng có vai trò đặc biệt. Liên kết
vùng được thể hiện trong việc xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào
tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ.v.v Phải tạo thành "sân chơi

chung" cho du lịch các tỉnh trong khu vực để vươn lên nhiều mặt. Chính vì vậy, mối liên kết
vùng du lịch với các tỉnh Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh là một trong những giải pháp
quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch TTPT du lịch Khánh Hòa.
Tìm kiếm và mở rộng thị trường
Để thực hiện giải pháp này cần có các chiến lược về sản phẩm và thị trường với việc
tiếp tục xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp với một số phương án
đã được quy hoạch 1996-2010 đề cập, như sau:
19
Kinh tế du lịch Nhóm 11
Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ
Chiến lược sản phẩm cũ thị trường cũ là tiếp tục phát triển các sản phẩm đã khai thác
cho những thị trường khách du lịch quen thuộc. Như vậy, với chiến lược này, cần thiết phải
có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm
du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích
việc sử dụng các sản phẩm du lịch.
Cho đến nay, thị trường khách quốc tế của Khánh Hoà phần lớn là bà con Việt Kiều,
khách Đài Loan, Pháp, Nhật, Hongkong và Mỹ gần đây là thị trường Nga và một số nước
SNG. Mặc dù phần lớn khách này thuộc nhóm khách có yêu cầu cao trong dịch vụ và
thưởng thúc các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên họ đã phần nào chấp nhận và quen với những
sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của Khánh Hoà - Nha Trang nói riêng. Như
vậy, với chiến lược này, cần thiết phải có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng
nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch của tỉnh. Ngoài ra cũng cần có những chính
sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch
3.2.3 Một số giải pháp khác
Bên cạnh các giải pháp từ phía cơ quan nhà nước chuyên ngành cũng như giải pháp của các
công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thì nhóm chúng em còn đưa ra một số giải pháp là
Bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch. Du lịch phát triển thiếu bền vững nếu
chỉ khai thác tài nguyên; môi trường du lịch (bao gồm tự nhiên và xã hội) và là một trong
những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng thu hút khách du lịch. Chính vì vậy đầu tư
bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch là một trong những hướng ưu tiên của du lịch Nha

Trang nói riêng và du lịch Khánh Hoà nói chung.
Từ việc thực hiện những giải pháp từ các cơ quan chức năng cũng như các công ty hoạt
động trong lĩnh vực du lịch, chúng ta khai thác một cách hiệu quả lợi thế về tiềm năng du
lịch biển, vừa khai thác vừa bảo tồn. Bên cạnh đó, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế
khác của thành phố biển cùng phát triển. Để hình ảnh thành phố du lịch biển Nha Trang –
Khánh Hòa mãi đẹp trong mắt du khách trong nước cũng như bạn bè thế giới. Đẹp không chỉ
bởi Nha Trang – Khánh Hòa có những lợi thế thiên nhiên ban tặng, mà đẹp còn ở sự đón tiếp
khách du lịch như những người bạn đến chơi với sự thân thiện, mến khách của con người
nhân hậu nơi đây. Góp phần quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam đến với bạn
bè quốc tế.
20
Kinh tế du lịch Nhóm 11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ
THẢO LUẬN KINH TẾ DU LỊCH
21
Kinh tế du lịch Nhóm 11
Đề tài: “Tác động của sự phát triển du lịch
biển Nha Trang – Khánh Hòa đối với nền
kinh tế nước ta hiện nay”.
Giáo viên hướng dẫn:
Lớp : Nhóm: 11
Hà nội 04-2011
Đề cương:
Phần I: Cơ sở lý thuyết về tác động phát triển loại hình du lịch đối với nền kinh
tế
1.1 Khái niệm và phân loại loại hình du lịch
1.1.1 Khái niệm về loại hình du lịch
1.1.2 Phân loại loại hình du lịch
1.2 Tác động của du lịch biển đối với GDP

1.2.1: Nội dung
1.2.2: Nhân tố ảnh hưởng
1.2.3: Đo lường
1.3 Tác động của du lịch biển đối với thu nhập quốc dân tạo công ăn việc làm
1.3.1: Nội dung
1.3.2: Đo lường
Phần II: Tác động của phát triển du lịch biển Nha Trang –Khánh Hòa đối với
nền kinh tế nước ta hiện nay”.
22
Kinh tế du lịch Nhóm 11
2.1 Các chính sách du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa
2.1.1 Chính sách đối nội
2.1.2 Chính sách đối ngoại
2.2 Tác động tích cực: Đóng góp vào sự phát triển Kinh tế
2.2.1 Làm tăng thêm GDP
2.2.2 Tạo công ăn việc làm.
2.2.3 Quảng bá cho địa phương,quốc gia.
2.2.4 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho ngành du lịch…)
2.2.5 Tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
2.3 Tác động tiêu cực.
Phần III: Hạn chế và Giải pháp nâng cao vai trò của du lịch biển Nha Trang-
Khánh Hòa đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
3.1 Hạn chế.
3.2 Giải pháp
3.2.1:Từ phía các cơ quan nhà nước chuyên ngành
3.2.2:Từ phía các công ty du lịch
3.2.3:Một số giải pháp khác.
23
Kinh tế du lịch Nhóm 11
24

×