Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.79 KB, 5 trang )
Lâm sàng - điều trị thời kỳ suy
mòn của bệnh bỏng
(Kỳ 1)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nhiều tác giả Phedoroocki, Holubec gọi là thời kỳ suy mòn
bỏng.
- Suy mòn bỏng thường gặp ở bệnh nhân bỏng sâu, diện rộng: >
15% nó có thể xuất hiện sớm từ tháng thứ nhất, lúc này chỉ còn bỏng IV, V còn
bỏng I,II,III đã liền.
- Tổn thương có diện tích từ 4-5% nếu điều trị không đúng và sớm
hoặc vết thương khi có TCH nêú không được phủ kịp thời có thể xuất hiện suy
mòn bỏng.
- Suy mòn bỏng có thể xuất hiện ở các mức khác nhau, nếu không
điều trị phát triển từ nhẹ tới nặng.
- Hiện có xu hướng chia bệnh bỏng làm 4 giai đoạn: sốc (từ ngày 1-
3), NĐNK bỏng (từ ngày 4-30), suy mòn bỏng, hồi phục. Thực tế bệnh bỏng diễn
biến phức tạp, không có gianh giới rõ ràng giữa các giai đoạn và các giai đoạn có
ảnh hưởng lẫn nhau. Suy mòn bỏng có thể xuất hiện sớm ngay ở giai đoạn
1-2 và coi là biến chứng.
II. CƠ CHẾ BỆNH SINH:
1. Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: nổi bật, thường gặp ở các cơ quan
nội tạng, các hệ thống cơ thể.
2. Giảm Protein do nhiều nguyên nhân:
- Qua vết thương: bao gồm dịch xuất tiết, máu, mủ và hình thành tổ chức
hạt.
- Nông sâu 20% có thể mất 20-40g/24h. Nếu tính cả thải Protein
qua phân, nước tiểu mất Protein có thể đạt tới 100-200g/24h. Bỏng sâu mất
Protein qua vết bỏng đạt 10mg/cm