Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lâm sàng sốc bỏng (Kỳ 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.79 KB, 5 trang )

Lâm sàng sốc bỏng
(Kỳ 2)
4.Diễn biến:
- Có thể phục hồi (nếu diện bỏng không rộng, bệnh nhân được điều trị kịp
thời) sốc cương đơn thuần
- Bỏng nặng > chuỷên sốc nhược.
A. Sốc nhược:
- Có thể xuất hiện muộn sau vài giờ ( giơ thứ 5-6), song song mức thoát
huyết tương và giảm KLMLH, cũng có thể xuất hiện sau những chấn thương bổ
sung khi vận chuyển, khi sử lý vết thương sớm.
- Nếu bỏng rộng, độ sâu lớn, sốc nhược có thể xuất hiện ngay, thường nặng.
- Triệu chứng báo hiệu chuyển sốc nhược: huyết áp giảm, mạch tăng dần
(xuất hiện sớm hơn huyết áp)
- Các biểu hiện:
1. Tâm thần kinh: Có thể trong trạng thái tinh thần kích thích hoặc ức chế
ngay từ đầu
a. Kích thích:
- Lo lắng, vật vã, kêu đau
- Kêu lạnh, rung cơ, rét run.
- Khát nước, đòi uống
+ ý thức còn
+ Kéo dài 1-2 giờ, sau dần chuyển sang trạng thái ức chế.
b. Ức chế:
- Thờ ơ ngoại cảnh
- Cảm giác đau đớn hầu như giảm, nhưnmg bất kỳ yếu tố nào: băng bó, vận
chuyển, thay đổi tư thế, cảm giác đau tăng.
- Nặng: Hôn mê.
c. Rối loạn thần kinh thực vật: Thường biểu hiện nặng, vã mồ hôi, chân tay
lạnh.
2. Tuần hoàn:
- Mạch nhanh nhỏ, có khi yếu không bắt được, mạch =0. Là triệu chứng


quan trọng của sốc bỏng. Mạch nhanh do huyết áp giảm gây kích thích trung khu
tim đập nhanh. Mạch yếu do giảm KLMLH.
- Huyết áp động mạch (HAĐM) thường giảm, nặng hơn có thể mờ, hoặc
bằng 0. HAĐM có mối liên quan chặt chẽ với các chỉ số khác.
Ta có công thức sau:
L.R
k =
P
Trong đó: k: hằng số
P: huyết áp
L: lưu lượng tim, phụ thuộc vào thể tích máu về tim và sức co bóp của
tim
R: sức cản ngoại vi, nó phụ thuộc vào: độ nhớt và sự co giãn thành
mạch
Trong sốc bỏng, huyết áp giảm do hàng đầu giảm KLMLH, ngoài ra do
giảm sức co bóp cơ tim, co giãn mạch (suy mạch cấp do trung tâm vận mạch bị ức
chế )
- Huyết áp tĩnh mạch trung ương (HATMTW): là triệu chứng quan trọng.
Nó biểu hiện:
+ Khối lượng máu lưu hành
+ Sức co bóp cơ tim
+ Trương lực mạch ngoại vi
+ Đánh giá hiệu quả, mức độ an toàn của biện pháp truyền dịch.
- HATMTW bình thường 8-12 cm H
2
O. Trong sốc bỏng, nó giảm, thường
do KLMLH giảm.
- Xanh xao, đôi khi xanh tím, liên quan rối loạn vi tuần hoàn và hoạt động
tim.
3. Hô hấp:

- Thường ít rối loạn, có thể gặp ran ẩm do tăng tiết, qua giai đoạn sốc triệu
chứng này mất.
- Nặng có thể thở nhanh nông, chậm nông, loạn nhịp, có thể phát sinh rối
loạn hô hấp chu kỳ do trung khu hô hấp bị ức chế. Tiên lượng xấu nêú suy hô hấp
sớm, ngáp cá: trạng thái tận cùng.
4. Rối loạn bài tiết nước tiểu: Đóng vai trò rất quan trọng đánh giá mức
độ sốc và hướng dẫn cách điều trị.
a. Số lượng:
- Thiểu niệu từng đợt hoặc kéo dài, số lượng nước tiểu dươid 500 ml/ 24
giờ hoặc 30ml/h.
- Nặng: vô niệu, số lượmg nước tiểu < 300ml/24h hoặc vô niệu hoàn toàn.
- Rối loạn bài niệu là triệu chứng sớm (theo Paris 1967: gặp 98%), ngay cả
khi những thay đổi mạch, huyết áp chưa xuất hiện. Nó có giá trị chẩn đoán và tiên
lượng, là căn cứ tính lượng dịch truyền.
b. Màu sắc:
- Nước tiểu có thể vàng trong
- Nặng: màu đỏ, nâu sẫm (biểu hiện đái Hb)
- Có thể mùi khét, mùi sừng cháy.

×