Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đặc điểm và sinh bệnh học của thai già tháng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.43 KB, 11 trang )

Đặc điểm và sinh bệnh học của
thai già tháng



Dân gian thường có 2
từ “chửa trâu” dành
cho những thai phụ quá ngày dự sanh mà chưa
chuyển dạ. Trong y học thai được gọi là "già
tháng" khi tuổi thai trên 42 tuần hoặc trên 294
ngày, tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối. Tần suất
thai quá ngày chiếm khoảng 5% các thai kỳ.

Hậu quả trên thai của thai kỳ quá ngày được
quyết định bởi chức năng của bánh nhau:

- Trong trường hợp chức năng dinh dưỡng của bánh
nhau không bị rối loạn và sự phát triển của thai không
bị hạn chế sẽ dẫn đến thai to. Khi đó, thai nhi dễ gặp
những biến chứng cơ học lúc sinh và nguy cơ kết
hợp sang chấn cho sơ sinh và mẹ.

Đó là khi trọng lượng thai tăng, quá trình chuyển dạ
sẽ kéo dài hoặc thai phụ sẽ phải sinh thủ thuật sẽ dẫn
đến sang chấn cho mẹ và thai, như tỷ lệ kẹt vai gia
tăng cùng với cân nặng lúc sinh. Chấn thương thần

kinh và ngạt nặng có thể xảy ra, dẫn đến tử vong
trong lúc sinh hoặc thời kỳ sơ sinh. Ngoài ra, khi thai
quá ngày, lượng nước ối giảm dần nên dây rốn có thể
bị chèn ép gây suy thai.



- Ngược lại, khi chức năng nhau suy giảm do bánh
nhau bị thoái hóa sẽ làm giảm lượng oxy và các chất
dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi, trong khi nhu cầu
ngày càng tăng. Trường hợp này thường gây ra hậu
quả thai hạn chế phát triển trong tử cung và bị rối
loạn trưởng thành (hội chứng thai già tháng) dẫn đến
nguy cơ chu sản, bị ngạt và hít phân su, làm tăng
đáng kể bệnh xuất và tử xuất.

Dấu hiệu của hội chứng thai già tháng:

Trẻ sơ sinh già tháng có những dấu hiệu suy giảm
chức năng nhau mãn tính và những dấu hiệu của
trưởng thành quá mức:

* Dấu hiệu suy giảm chức năng nhau mãn tính:

- Mỡ dưới da rất ít.

- Bụng lõm hình thuyền.

* Dấu hiệu của trưởng thành quá mức:

- Ít hoặc không có chất gây.

- Da nhăn nheo, bong khô, nhuộm phân su.

- Lông măng ít, rất nhiều tóc.


- Móng tay chân rất dài.

Những thai già tháng không phải là những thai khỏe
mạnh mà yếu, nhỏ, chiều dài tăng bất thường (52-53
cm), có sự mất cân đối giữa chiều dài và cân nặng.
Có nhiều điểm cốt hóa rõ ở xương chày và xương
mác. Lượng can-xi và glucide trong máu giảm.

Phân loại mức độ thai già tháng:

Ảnh: Sciencephoto.com


Trẻ sơ sinh già tháng có các đặc điểm sau:

1. Da không có chất gây bao bọc nên khô cứng nhăn
nheo, nứt rạn và bong da.

2. Chân tay dài, khẳng khiu. Cơ nhão. Đầu to.

3. Tăng hoạt tính (tăng kích thích), trẻ luôn hoạt động.

4. Toàn thân mảnh khảnh, xương sọ cứng, hay có
dấu hiệu chồng khớp.

5. Dây rốn khô, xanh úa, nhuộm phân su.

6. Móng tay, móng chân dài, có màu vàng xanh của
phân su.


7. Trường hợp già tháng nặng, toàn thân gầy gò,
ngực nhô, bụng lép.

8. Da tróc từng mãng lớn, khô.

9. Toàn thân nhuốm vàng, rốn khô, cứng khớp.

Dựa vào các dấu hiệu trên, thai già tháng được chia
làm 3 mức độ:

- Độ I: gồm các dấu hiệu 1, 2 và 3.

- Độ II: như độ I, thêm các dấu hiệu 4, 5 và 6.

- Độ III: đủ cả 9 dấu hiệu.

Các nguy cơ chủ yếu ở thai già tháng:

- Giảm sự phát triển của nhau và thai sau 41 tuần.

- Những thoái hóa dần của bánh nhau.

- Giảm thể tích nước ối.

- Nhuộm phân su.

- Thiếu chất dinh dưỡng và oxy cho thai.

- Tăng tình trạng bệnh lý của đơn vị nhau thai.


- Tăng tỷ lệ suy thai và tử vong chu sinh.

Sinh bệnh học thai già tháng:

Thai nằm lâu trong tử cung, nhau và gai nhau bị thoái
hóa, tuần hoàn mẹ - con giảm, dẫn đến các hiện
tượng sau:

- Nuôi dưỡng thai giảm, tiêu hao dần chất dự trữ như
chất mỡ và glycogen trong gan, sút cân và teo lớp
mỡ dưới da. Mô mỡ dưới da bị giảm và dự trữ
glycogen gan thai nhi cạn kiệt dần tùy thuộc vào thời
gian suy chức năng nhau. Điều này dẫn đến hình ảnh
điển hình của loạn dưỡng.

- Đào thải chất bã giảm, máu bị cô đặc do mất nước,
rối loạn điện giải, hồng cầu tăng, huyết sắc tố tăng.

Sự xuất hiện của thiểu ối là một hậu quả làm giảm
chức năng tim thai nhi sau khi có sự tái phân bố máu
làm giảm tưới máu thận thai nhi gây ra thiểu niệu,
thiểu ối. Nguy cơ của thiểu ối đưa đến tỷ lệ chèn ép
dây rốn gia tăng, là mối nguy cơ cho thai trước hay
trong lúc sinh.

- Trao đổi khí giảm do đó máu trẻ có độ bão hòa oxy
kém, chỉ từ 30 – 50%. Không đủ cung cấp oxy và các
chất dinh dưỡng cho thai trong khi nhu cầu của thai
ngày càng tăng dẫn đến suy thai trường diễn. Sự
thiếu oxy ngày càng tăng cùng với sự tăng của toan

chuyển hóa. Nếu không giải quyết chấm dứt thai kỳ
đúng lúc thì chức năng của bánh nhau ngày càng suy
thoái, thai có thể bị suy nặng, tử vong trong tử cung
hoặc trong chuyển dạ.

- Phân su trong nước ối chứng tỏ có tình trạng thiếu
O2 gây dãn cơ co thắt hậu môn, phân su bị tống vào
nước ối. Trong trường hợp thiểu ối, phân su chỉ được
pha loãng rất ít gây thêm một nguy cơ hít phân su
trong tử cung đưa đến biến chứng chính là trẻ hít
nước ối có lẫn phân su gây ngạt, suy hô hấp. Điều
này phối hợp đưa đến tỷ lệ tử vong cao và bệnh xuất
về lâu dài cao.

Biến chứng:

Trẻ già tháng dễ bị các biến chứng như:

- Ngạt nặng, nhiễm trùng ối, viêm phổi trong tử cung,
xuất huyết phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi.

- Có những cơn co giật do suy não, nhiễm trùng
huyết hay viêm màng não.

- Trẻ dễ bị hạ đường huyết và rối loạn điện giải…

Dự hậu:

Thai càng già tháng càng tăng tử xuất và bệnh xuất:


- Trẻ già tháng có tỷ lệ tử vong tăng gấp 2 – 4 lần so
với trẻ đủ tháng. Tỷ lệ tử vong của thai nhi tăng dần
so với thời gian già tháng: Tỷ lệ tử vong cao gấp 2 khi
thai trên 43 tuần và gấp 3 khi thai trên 44 tuần.

- Ở thể nhẹ và thể trung bình, trẻ vẫn có thể phát triển
bình thường nhưng chúng có tỷ lệ bị viêm đường hô
hấp trên tăng gấp 2 – 3 lần so với trẻ đủ tháng. Ở thể
nặng (độ III), tỷ lệ biến chứng và tử vong cao hơn
nhiều, đặc biệt là đối với những thai già tháng cân
nặng dưới 2500g.

×