Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH BƯỚU GIÁP LAN TOẢ NHIỄM ĐỘC (BỆNH BASEDOW) (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.08 KB, 5 trang )

BỆNH BƯỚU GIÁP LAN TOẢ NHIỄM ĐỘC
(BỆNH BASEDOW)
(Kỳ 1)

I. Đại cương
Bệnh Basedow là một bệnh nội tiết nặng,trong đó tình trạng bệnh lý
nổi bật là: tổ chức tuyến giáp tăng sinh và phì đại lan toả,đồng thời tiết quá nhiều
Hocmon giáp trạng so với nhu cầu của cơ thể,dẫn tới nhiễm độc nội sinh Hocmon
giáp các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh còn có các tên gọi khác như: bệnh Graves,bệnh Flajani,bệnh
bướu giáp lồi mắt,bệnh gầy sút lồi mắt

II. Bệnh căn:

Còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng,nhưng có những yếu tố đáng chú ý
sau:
+ Các chấn thương tinh thần: có nhiều bệnh nhân xuất hiện bệnh
ngay sau những chấn thương tinh thần mạnh.
+ Yếu tố nhiễm khuẩn: có thể gặp bệnh xuất hiện ngay sau các viêm
nhiễm cấp tính đường hô hấp,viêm mũi xuất tiết,viêm họng,cúm,bạch hầu,tinh
hồng nhiệt,thấp
+ Yếu tố cơ địa,di truyền: những cơ thể có mang kháng nguyên
HLA-A2,HLA-B8,HLA-B17,HLA-BW46 thường có nhiều khả năng mắc bệnh
Basedow.
+ Một số yếu tố khác:
- Uống kéo dài một số thuốc như Iot,Amiodaron
- Nhiều trường hợp nguyên nhân không rõ ràng.

III.Bệnh sinh:

Hiện nay còn có những vấn đề chưa rõ ràng,tuy nhiên có 2 thuyết


được nhiều người công nhận:

1. Thuyết rối loạn điều chỉnh thần kinh nội tiết của trục dưới
đồi-tuyến yên- tuyến giáp:
Các yếu tố bệnh căn nói trên tác động làm rối loạn điều chỉnh tiết
TRH(Thyreo Releasing Hormone) của vùng dưới đồi,chất này kích thích vùng
thuỳ trước tuyến yên tăng tiết TSH(Thyreo Stimulating Hormone) và TSH sẽ kích
thích làm cho tuyến giáp tăng sinh và cường chức năng.
Thuyết này giải thích được nhiều rối loạn bệnh lý của bệnh
Basedow,nhưng không giải thích được vì sao có trường hợp sau khi cắt bỏ Tuyến
yên,TSH giảm nhưng bệnh Basedow vẫn phát triển.

2. Thuyết tự miễn dịch:
Trong bệnh Basedow người ta phát hiện thấy có nhiều tự kháng thể
kháng Tuyến giáp,các kháng thể này có tác dụng kích thích làm Tuyến giáp to ra
và cường chức năng.
Tuy nhiên thuyết này chưa giải thích được các trường hợp có nhiều
tự kháng thể kháng tuyến giáp mà không bị Basedow và ngược lại,có trường hợp
bị Basedow mà không có tự kháng thể kháng Tuyến giáp.

IV. Giải phẫu bệnh

1. Tuyến giáp:
+ Đại thể: tuyến giáp to lan toả vừa phải,ít khi quá to.Màu đỏ
tím,mật độ thường mềm.Trên bề mặt Bướu có các mạch máu căng phồng,giãn
to,dễ chảy máu.
+ Vi thể: Các tế bào biểu mô tuyến giáp chuyển thành các tế
bào hình trụ cao cùng với tổ chức đệm của tuyến phát triển lồi vào lòng nang
tuyến thành các nhú.Lòng nang tuyến hẹp,chứa ít dịch keo vì Hocmon giáp chủ
yếu đổ vào máu chứ không được dự trữ lại.


2. Biến đôỉ giải phẫu bệnh ở các cơ quan khác:
+ Tim: có thể có phì đại thất trái,trong cơ tim có nhiều điểm
chảy máu,hoại tử,thoái hoá mỡ,thâm nhiễm các tế bào Lympho
+ Gan: Khi bệnh kéo dài có thể thấy trong gan có các vùng
thoái hoá mỡ và hoại tử,có hiện tượng của viêm và xơ gan
+ Có thể gặp các tình trạng bệnh lý khác như: phì đại Tuyến
ức,teo vùng vỏ Tuyến thượng thận,teo các Tuyến sinh dục

×