Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHỒNG ĐỘNG MẠCH (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.71 KB, 5 trang )

PHỒNG ĐỘNG MẠCH
(Kỳ 1)
I. Định nghĩa:
Phồng động mạch là tình trạng thành động mạch bị giãn không hồi
phục với đường kính lớn hơn 50% so với đường kính bình thường của đoạn động
mạch đó.
II. Sinh lý bệnh:
+ Về mặt vật lý thì sự phát triển của một khối phồng động mạch cũng
tuân theo công thức của Laplace:
T = P ´ R
(Trong đó T=độ căng của thành túi, P=áp lực trong lòng túi và R= bán kính
của túi)
Công thức này cho thấy:
- Túi phồng động mạch càng có kích thước lớn thì nguy cơ bị vỡ túi
phồng càng cao.
- Túi phồng động mạch thường không thể tự khỏi mà luôn có xu hướng
phát triển to dần.
+ Ngoài nguy cơ túi phồng ngày càng to ra và bị vỡ, túi phồng động mạch
khi phát triển to ra sẽ gây các hiện tượng:
- Chèn ép các cơ quan xung quanh làm ảnh hưởng đến hoạt động chức năng
của các cơ quan đó.
- Chèn ép vào ngay bản thân động mạch và làm giảm lượng máu nuôi
dưỡng vùng tổ chức phía ngoại vi.
+ Máu chảy vào túi phồng sẽ trở thành dòng chảy rối, hiện tượng này dễ
dàng tạo nên các cục máu đông ở trong lòng túi phồng. Các cục máu đông này có
thể bị bong ra và trôi theo dòng máu đến gây tắc động mạch cấp tính ở vùng tổ
chức phía ngoại vi.
II. Giải phẫu bệnh lý:
+ Thành túi phồng:
- Thường là thành động mạch bị giãn ra do lớp áo giữa bị tổn thương.
- Có khi dòng máu chảy vào bóc tách dọc giữa lớp nội mạc và áo giữa trên


một đoạn dài, tạo nên phồng lóc (bóc tách) động mạch.
- Trong các phồng động mạch sau vết thương thì thành túi phồng thường
không phải là các thành phần của thành động mạch, mà được tạo nên bởi sự tổ
chức hoá khối máu tụ quanh động mạch, do đó được gọi là các túi phồng “giả”.
+ Lòng túi phồng: thường chứa nhiều máu cục đông và lắng đọng Fibrin
thành nhiều lớp.
+ Các tổ chức và cơ quan quanh túi phồng thường bị chèn ép, lâu
ngày có thể làm rối loạn chức năng của các cơ quan đó.
III. Phân loại:
1. Theo bệnh căn:
+ Phồng động mạch do các tổn thương thoái hoá:
Gặp trong Bệnh xơ cứng động mạch, Hoại tử thành động mạch do thuốc,
Bệnh loạn sản tổ chức xơ, Các tổn thương thoái hoá thành động mạch liên quan
đên thai ngén…
+ Phồng động mạch do quá trình viêm nhiễm:
Có thể gặp do Vi khuẩn thường, Giang mai, Virut, Viêm không
nhiễm trùng,,,.
+ Phồng động mạch do cơ chế cơ học:
Có thể gặp Phồng động mạch sau hẹp động mạch, Phồng động mạch
sau chấn thương và vết thương, Phồng động mạch sau phẫu thuật nối thông mạch
máu, Phồng động mạch sau phẫu thuật ghép đoạn động mạch nhân tạo
+ Phồng động mạch bẩm sinh:
Có thể gặp: Phồng động mạch não, Hội chứng Ehlers-Danlos, Hội
chứng Marfan, Một số bệnh bẩm sinh khác…
2. Theo hình dạng khối phồng:
+ Phồng hình túi.
+ Phồng hình thoi.
+ Phồng bóc tách.
3. Theo kích thước khối phồng:
+ Phồng động mạch lớn (đại thể)

+ Phồng động mạch vi thể.
4. Theo vị trí khư trú:
+ Phồng động mạch trung tâm: phồng của động mạch chủ ngực và
động mạch chủ bụng.
+ Phồng động mạch ngoại vi: phồng của động mạch đùi, động mạch
khoeo, động mạch cánh tay
+ Phồng động mạch tạng.
+ Phồng động mạch thận.
+ Phồng động mạch não.
5. Theo cấu trúc khối phồng:
+ Phồng thật: thành của túi phồng chính là các thành phần của thành
động mạch bị tổn thương và giãn ra.
+ Phồng giả: thường gặp trong phồng động mạch sau vết thương. Lúc
này thành của túi phồng không phải là các thành phần của thành động mạch mà nó
thường được hình thành bởi quá trình tổ chức hoá một khối máu tụ quanh động
mạch.

×