Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

báo cáo dự án đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.92 KB, 27 trang )

Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
DANH SÁCH NHÓM 3
LỚP KTNNB – K53
STT Họ tên Mã SV Ghi chú
1 Hoàng Thị Nguyệt Minh 531698 Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Hạt 531662
3 Nguyễn Thị Thu Hà 531659
4 Nguyễn Thị Hương 531684
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
1
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
DỰ ÁN
MỞ LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ MÂY TRE ĐAN
XUẤT KHẨU TẠI THÔN CẨM TRANG – XÃ
MAI TRUNG – HUYỆN HIỆP HÒA – BẮC
GIANG
Chủ dự án : Hoàng Thị Nguyệt Minh
Nguyễn Thị Hạt
Nguyễn Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Hương
Cơ quan thẩm định, phê
duyệt
: Sở công nghiệp Tỉnh Bắc Giang
UBND Huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang
Địa điểm xây dựng dự án : Thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp
Hòa – Bắc Giang
Thời gian thực hiện : 12/05/2011 – 12/08/2011
HÀ NỘI - 2011
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
2


Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản dự án này, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới:
PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc đã truyền đạt và trang bị những kiến thức
nền tảng về dự án phát triển để chúng tôi có cơ sở lý luận để thành lập dự án.
Chúng tôi xin cảm ơn chủ tịch và các cán bộ thôn Cẩm Trang, cán bộ
xã Mai Trung đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để có các thông
tin cần thiết từ khi lập dự án cho đến khi hoàn thành dự án.
Chúng tôi xin cảm ơn gia đình bác Mẫn Thị Thu cùng toàn thể người
dân ở thôn Cẩm Trang đã nhiệt tình ủng hộ, đóng góp ý kiến cho việc tìm
hiểu của chúng tôi.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
3
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
A – ĐẶT VẤN ĐỀ
Cẩm Trang là một thôn lớn của xã Mai Trung – huyện Hiệp Hòa –
Bắc Giang. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp
là chính và rất không có ngành phụ. Tuy có một số hộ đan lát nhưng chủ yếu
là tự cung tự cấp. Hiện nay, với sự phát triển kinh tế xã hội đã gây ra một số
khó khăn trong thôn, khó khăn lớn nhất đó là mức sống của người dân còn
thấp, trong khi thời gian nông nhàn nhiều, gây ra hiện tượng thất nghiệp vô
hình. Chính vì vậy, việc mở thêm các ngành nghề mới là con đường cơ bản
để cải thiện đời sống người dân.
Đó là lý do chúng tôi lựa chọn xây dựng “Dự án mở lớp đào tạo
nghề mây tre đan xuất khẩu tại thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – huyện
Hiệp Hòa – Bắc Giang”
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
4
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu

B – NỘI DUNG DỰ ÁN
I. Phân tích bối cảnh địa bàn thôn Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp
Hòa – Bắc Giang
1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hiệp Hòa là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, nằm ở phía
Tây Nam của tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là
20.110 ha (tức 201 km
2
), trong đó đất nông nghiệp là 13.479 ha chiếm 67%.
Xã Mai Trung là một xã có diện tích khá lớn thuộc huyện Hiệp Hòa,
giáp huyện Sóc Sơn – Hà Nội. Mai Trung bao gồm 7 thôn, trong đó Cẩm
Trang là 1 thôn lớn có diện tích đất tự nhiên là 465 mẫu, trong đó đất sử
dụng làm nông nghiệp chiếm 70,7%. Cẩm Trang nằm về phía Tây Nam của
huyện và cách khá xa trung tâm thành phố Bắc Giang. Khí hậu thuộc khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
Số hộ trên địa bàn thôn Cẩm Trang là 647 hộ với 2820 khẩu. Số người
trong độ tuổi lao động chiếm 46,3% dân số thôn, tuy nhiên chủ yếu là lao
động nông nghiệp. Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng
93% (số liệu năm 2010).
1.2.2. Cơ sở hạ tầng
Hiện nay, tuy có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng trên địa bàn
thôn Cẩm Trang diện tích đồng ruộng vẫn chiếm 1 tỷ lệ lớn, đường xá nhỏ
bé, giao thông không mấy thuận lợi và chủ yếu vẫn là đường đất, chưa được
bê tông hóa. Hệ thống song ngòi, mương máng nhiều và chỉ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp là chính.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
5
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu

1.2.3. Thực trạng sản xuất
Hàng đan lát trên địa bàn của thôn Cẩm Trang đã có từ thời xa xưa.
Nhưng chủ yếu người dân thôn Cẩm Trang vẫn sống dựa vào nông nghiệp là
chính. Vào thời gian nông nhàn của sản xuất nông nghiệp, bà con mới đan
lát một số sản phẩm nhưng mang tính tự cung tự cấp. Việc đan lát chủ yếu
tập trung vào hàng quang, thúng, rổ, rá, nong, nia phục vụ trên địa bàn và
các vùng lân cận. Ngoài ra, việc đan lát của địa phương không được tập
trung và không có người quản lí, giám sát. Việc mua sắm nguyên vật liệu và
tiêu thụ sản phẩm thường mang tính tự phát, sức tiêu thụ không lớn và dần
bị thu hẹp do xã hội và hàng công nghiệp lấn áp, khó duy trì đảm bảo lâu
dài. Đặc biệt là những năm gần đây, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong
vùng đã và đang diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp,
tăng tỷ trọng sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tuy không có sự
chuyển dịch mạnh nhưng việc đan lát các sản phẩm phục vụ cho nông
nghiệp cũng không còn chỗ đứng như trước, thậm chí có một số hộ đã bỏ
hẳn.
II. Phân tích và xác định các vấn đề khó khăn của địa phương
2.1. Khó khăn chính
Khó khăn chính thấy rõ của thôn Cẩm Trang đó là mức sống của
người dân còn thấp
2.2. Khó khăn trung gian
Sở dĩ mức sống của người dân còn thấp là do:
- Thứ nhất là thu nhập đầu người thấp
- Thứ hai là do trình độ dân trí thấp
- Thứ ba là do điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi
2.3. Khó khăn cụ thể
Từng khó khăn trung gian sẽ bao hàm những khó khăn cụ thể của nó.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
6
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu

- Thứ nhất là thu nhập đầu người thấp:
+ Xuất hiện thất nghiệp vô hình (vì thời gian nông nhàn nhiều do sản
xuất nông nghiệp là chủ yếu)
+ Số người ngoài độ tuổi lao động cao hơn số người trong độ tuổi lao
động (vì không thực hiện kế hoạch hóa gia đình)
- Trình độ dân trí chưa cao:
+ Phổ cập giáo dục chưa hiệu quả. Tỷ lệ người học hết cấp 3 ít, thậm
chí có người chỉ học hết cấp 1, cấp 2.
+ Sự tiếp cận các thông tin của người dân chưa được kịp thời.
- Điều kiện kinh tế xã hội không thuận lợi :
+ Thiếu vốn đầu tư phát triển
+ Cơ sở hạ tầng còn thấp kém: giao thông không thuận tiện…
→ Hướng giải quyết các khó khăn phải đi từ khó khăn cụ thể đến khó khăn
trung gian. Khi giải quyết được các khó khăn cụ thể và trung gian mới có thể
giải quyết được khó khăn chính.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
Mức sống của người dân còn thấp
Thu nhập thấp Trình độ đân trí
khá thấp
Điều kiện KT-XH
không thuận lợi
Số người
trong độ
tuổi lao
động thấp
hơn ngoài
lao động
Phổ cập
giáo dục
chưa

hiệu quả
Chưa
được tiếp
cận thông
tin kip
thời

sở hạ
tầng
thấp
kém
Thiếu
vốn
đầu tư
phát
triển
Thất
nghiệp

hình
7
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
III. Phân tích và xác định các mục tiêu của dự án
3.1. Mục tiêu chung
Nâng cao đời sống cho bà con trong thôn Cẩm Trang.
3.2. Mục tiêu trung gian
- Tăng thu nhập bình quân đầu người
- Mở mang kiến thức cho người dân
- Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
3. 3 Mục tiêu cụ thể

Trong từng mục tiêu trung gian, ta xác định được các mục tiêu cụ thể sau:
- Tăng thu nhập bình quân đầu người:
+ Tạo công ăn việc làm cho người trong thôn ( ngoài sản xuất nông
nghiệp, vào những lúc nông nhàn)
- Mở mang kiến thức cho người dân:
+ Mở lớp đào tạo chuyên môn đan lát
+ Tổ chức đi tham quan học hỏi kinh nghiệm
- Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
+ Huy động vốn hỗ trợ phát triển
+ Tìm nhà đầu tư vốn
→ Muốn đạt được mục tiêu chung, mục tiêu bao trùm là cải thiện mức sống
cho nhân dân thì phải thực hiện từng mục tiêu chung gian trước. Để đạt được
mục tiêu trung gian phải làm thành công các mục tiêu cụ thể. Đó là mở được
lớp đào tạo nghề cho nhân dân, tạo việc làm thường xuyên, tìm được mối
tiêu thụ để tăng thu nhập.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
8
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
Cây mục tiêu
IV. Xác định các đầu ra mong đợi của dự án
Đầu ra mong đợi của toàn bộ dự án đó là các sản phẩm mây tre đan có
chất lượng cao, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Nhưng quan trọng
hơn, sau khi kết thúc khóa đào tạo, các học viên sẽ có tay nghề cao, có việc
làm thường xuyên, dễ dàng đan lát các mặt hàng mây tre xuất khẩu.
Cụ thể từng đầu ra mong đợi được xác định như sau:
4.1. Lập được bản dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu tại thôn
Cẩm Trang – xã Mai Trung – Hiệp Hòa – Bắc Giang.
4.2. Xin được kinh phí hỗ trợ cho việc tiến hành thực hiện dự án
4.3. Thuê được lớp học thuận tiện nhất cho việc dạy và học (về diện tích,
giao thông, điện nước…)

4.4. Lấy được đủ số lượng 50 học viên cho lớp học: có kinh nghiệm, tính
cẫn mẫn…
4.5. Thuê được giáo viên giỏi, nhiệt tình: 2 giáo viên chính, 1 giáo viên phụ
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
Nâng cao mức sống cho người dân
Tăng thu nhập Mở mang và phổ
biến kiến thức
Phát triển KT-XH
thôn
Mở lớp đào
tạo chuyên
môn đan lát
Tổ chức
tham quan
học hỏi kinh
nghiệm
Huy động
vốn hỗ
trợ phát
triển
Tìm
nhà
đầu tư
vốn
Tạo công
ăn việc làm
thường
xuyên
9
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu

4.6. Mua được các công cụ, nguyên liệu chất lượng cao, giá rẻ.
4.7. Tổ chức 1 buổi khai giảng lớp học thành công với sự ủng hộ tích cực
của tất cả mọi người cho dự án này.
4.8. Các học viên có thể được học hỏi nhiều kinh nghiệm, xác định được sản
phẩm cụ thể sẽ làm khi được tham quan học tập và tạo hứng thú cho việc
học.
4.9. Trong suốt quá trình hoạt động 03 tháng của lớp học, đảm bảo mọi việc
diễn ra thuận lợi, các sản phẩm làm ra được bảo quản tốt.
4.10. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, các học viên đã có tay nghề vững
vàng trong đan lát xuất khẩu, các sản phẩm được mang ra trưng bày và đem
xuất khẩu.
V. Phân tích và xác định các hoạt động của dự án
5.1. Họat động đi khảo sát địa bàn
Nhóm tổ chức 1 buổi đi thực tế khảo sát địa bàn thôn Cẩm Trang để
tìm hiểu thực trạng sản xuất, những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn, cũng như tìm hiểu về lịch sử của hàng đan
lát tại đây. Để từ đó có các căn cứ thành lập dự án.
Chi phí khảo sát do nhóm tự bỏ ra.
5.2. Hoạt động thuê lớp học
Sau khi khảo sát tại địa bàn, nhóm đã tìm hiểu được 3 nơi thích hợp
để làm nơi dạy và học nghề. Đó là: Sân đình, nhà văn hóa thôn và 1 nhà dân.
Để lựa chọn được 1 địa điểm thích hợp nhất, chúng tôi đã đưa ra các chỉ tiêu
đánh giá và cho điểm cho từng chỉ tiêu, rồi sau đó tổng hợp lại. Điểm cao
nhất là 100 và thấp nhất là 0.
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
10
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
Bảng 1: Bảng lựa chọn phương án thuê địa điểm thích hợp
Chỉ tiêu Sân đình Nhà văn hóa thôn Thuê phòng học
của dân

Diện tích 90 70 50
Trang thiết bị 50 90 90
Giao thông 70 90 70
Chi phí thuê 100 90 40
Chi phí khác 90 70 50
An ninh 40 70 90
Tổng điểm 440 480 390
Qua đó, ta có được kết quả: Sân đình 440 điểm, Nhà văn hóa thôn 480
điểm và Phòng học của dân 390 điểm. Vì vậy, địa điểm để làm nơi dạy và
học tốt nhất là Nhà văn hóa thôn. Nó hội tụ khá đầy đủ các yếu tố cần thiết:
diện tích rộng rãi, trang thiết bị đầy đủ, giao thông thuận tiện, an ninh tốt,
chi phí thuê rất ít và chỉ phải trả tiền điện, nước
Chi phí thuê Nhà văn hóa: 1.500.000 đồng/lớp/khóa
5.3. Hoạt động xác định học viên
- Xác định số lượng học viên: chọn 50 học viên
- Các tiêu chí để chọn học viên:
+ Độ tuổi từ 25 đến 45
+ Kinh nghiệm: có tay nghề tốt, có kinh nghiệm đan lát lâu năm
+ Không gian chọn: được lấy đều ra từ 5 xóm trong thôn. Mỗi xóm
lấy 10 người.
+ Giới tính: cả nam và nữ
- Thu học phí của học viên:
45.000 đ/học viên/khóa × 50 học viên = 2.250.000 đồng
5.4. Hoạt động thuê giáo viên cho lớp học
- Số lượng giáo viên:
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
11
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
+ 2 giáo viên chính
+ 1 giáo viên phụ

- Tay nghề giáo viên: có tay nghề cao trong đan lát các sản phẩm mây
tre đan xuất khẩu và có khả năng truyền thụ kiến thức và tay nghề cho học
viên tiếp thu được tốt.
- Làm hợp đồng thuê giáo viên với chủ nhiệm Hợp tác xã mây tre đan
xuất khẩu Danh Thắng – Hiệp Hòa - Bắc Giang.
- Chi phí thuê 3 giáo viên:
+ 02 giáo viên chính: 2.800.000đ/ người/ tháng x 2 người x 3 tháng =
16.800.000 đồng
+ 01 giáo viên phụ: 2.000.000đ x 3 tháng = 6.000.000 đồng
→ Tổng chi phí thuê giáo viên: 22.800.000 đồng
5.5. Hoạt động mua các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu cho lớp học
5.5.1. Mua dụng cụ học tập
Bảng 2: Bảng thống kê dụng cụ học tập
STT Tên dụng cụ Giá đơn vị
(đ/cái)
Số lượng
(cái)
Thành tiền
(đ)
1 Dao 7.500 50 375.000
2 Kéo 9.000 50 450.000
3 Kim xiên 4.200 50 210.000
4 Thước đo 7.000 50 350.000
5 Khuôn đan (4 loại) 4.000 200 800.000
Cộng 2.185.000
Để việc học của học viên đạt kết quả cao nên mỗi đợt học được chia
làm hai giai đoạn (05 ngày học lý thuyết còn lại thực hành). Mua dụng cụ và
nguyên liệu cho lớp học trong vòng 3 tháng, gồm:
- Dao (1cái/người)
- Kéo (1cái/người)

GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
12
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
- Kim xiên (1cái/người)
- Thước đo (1cái/người)
- Khuôn đan (4 khuôn/người)
Vậy mỗi học viên trong thời gian đào tạo cần: 01 dao, 01 kéo, 01 kim
khâu, 01 thước và 4 khuôn, trong đó:
Dao = 7.500 đ/chiếc
Kéo = 9.000 đ/chiếc
Kim xiên = 4.200 đ/chiếc
Thước đo = 7.000 đ/chiếc
Khuôn đan ( 4 loại khuôn dùng cho 4 sản phẩm Bát, Hộp, Đáy, Cơi
trầu) = 4000 đ/khuôn × 4 loại = 16.000 đồng
→ Vậy chi phí dụng cụ cho mỗi học viên là: 43.700 đ/học viên
→ Tổng chi phí mua dụng cụ cho lớp học là: 43.700 đ/học viên x 50
học viên = 2.185.000 đồng
5.5.2. Mua nguyên liệu đan lát
Để mua được 7 loại sản phẩm trên với hợp đồng quy định mỗi học
viên phải được thực hành 3 lần/ 1 sản phẩm và đạt kết quả lần cuối được
nghiệm thu kỹ thuật.
- Nguyên liệu gồm: song và mây
- Giá thành của nguyên liệu như sau :
+ Song: 35.000 đồng/kg
+ Mây: 100 đồng/mét
Bảng 3: Bảng chi phí nguyên liệu theo định mức học tập
STT Sản phẩm Song Mây
Kg Tiền (đ) Mét Tiền (đ)
1 Bát xuất khẩu 0.3 10.500 80 8.000 18.500
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc

13
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
2 Hộp xuất khẩu 0.3 10.500 130 13.000 23.500
3 Đáy chữ nhật 0.3 10.500 130 13.000 23.500
4 Bộ cơi trầu XK 0.3 10.500 100 10.000 20.500
5 Đan khay XK 0.3 10.500 200 20.000 30.500
6 Đan lọ hoa XK 0.3 10.500 110 11.000 21.500
7 Ủ tích XK 0.3 10.500 100 10.000 20.500
Cộng 2.1 73.000 850 85.000 158.500
Vậy, mỗi học viên cần 2,1 kg song và 850 mét mây trong một lần thực
hành.
* Nguyên liệu cho một học viên theo định mức học tập như sau:
- Song = 2,1 kg × 3 lần = 6,3 kg.
- Mây = 850 mét × 3 lần = 2.550 mét.
→ Tổng nguyên liệu cho thực hành cả lớp là:
- Song = 6,3 kg × 50 người = 315 kg.
- Mây = 2.550 mét × 50 người = 127.500 mét.
→ Tổng kinh phí mua nguyên liệu cho cả lớp là: 23.775.000 đồng
Trong đó:
- Song: 315 kg × 35.000 đồng/kg = 11.025.000đồng
- Mây: 127.500 mét × 100 đ/mét = 12.750.000 đ
5.6. Hoạt động khai giảng lớp học
- Mời các thành phần tham dự khai giảng
+ Học viên 50 người/lớp
+ Thôn, xã dự 10 người
+ Các ngành huyện 04 người
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
14
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
+ Giáo viên 03 người

+ Chủ dự án 04 người
- Các chi phí cho khai giảng: hoa, bánh kẹo, nước, loa đài, quà…
→ Dự kiến chi khai giảng hết: 2.000.000 đồng
5.7. Hoạt động tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm
Trong thời gian đào tạo, các học viên được ban tổ chức lớp học tổ
chức chuyến tham quan, học nghề trực tiếp tại làng nghề Hà Tây và Công ty
thu mua sản phẩm của học viên khi đi vào sản xuất, thời gian thăm quan là
02 ngày.
- Thành phần đi thăm quan: 04 chủ dự án, 3 giáo viên, 50 học viên và
khách mời khác.
- Chi phí thuê xe, nhà nghỉ, ăn uống, bút vở, chụp ảnh, quà cáp…
→ Tổng chi phí thăm quan dự kiến là: 10.000.000 đồng
5.8. Hoạt động giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án
Trong quá trình đã mở lớp giảng dạy và học tập, thường xuyên giám
sát việc thực hiện để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề có thể xảy ra.
- Chè
- Nước
- Điện
- Loa đài
- Quản lí lớp
→ Chi phí dự kiến: 4.000.000 đồng
5.9. Hoạt động bế giảng lớp học
- Mời các thành phần tham dự khai giảng
+ Học viên 50 người/lớp
+ Thôn, xã dự 10 người
+ Các ngành huyện 04 người
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
15
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
+ Giáo viên 03 người

+ Chủ dự án 04 người
- Các chi phí cho khai giảng: hoa, bánh kẹo, nước, loa đài, quà…
→ Dự kiến bế giảng hết: 2.000.000 đồng
5.10. Hoạt động huy động vốn hỗ trợ
5.10.1. Cân đối thu chi:
* Hạch toán các khoản chi:
- Chi phí thuê Nhà văn hóa: 1.500.000 đồng
- Tổng chi phí thuê giáo viên: 22.800.000 đồng
- Tổng chi phí mua dụng cụ cho lớp học là: 2.185.000 đồng
- Tổng kinh phí mua nguyên liệu cho cả lớp là: 23.775.000 đồng
- Dự kiến chi khai giảng hết: 2.000.000 đồng
- Dự kiến bế giảng hết: 2.000.000 đồng
- Chi phí thăm quan học tập: 10.000.000 đồng
- Chi phí trong quá trình học tập: 4.000.000 đồng
- Ngoài các khoản chi trên, còn phải chi thêm chi phí khảo sát dự án,
thẩm định và phê duyệt. Bao gồm:
+ Phí chi khảo sát: 2.500.000 đồng
+ Phí thẩm định, phê duyệt: 2.000.000 đồng
→ Vậy tổng chi sẽ là: 72.760.000 đồng
* Hạch toán các khoản thu:
Do lớp học mới hình thành, đầu tư cho học nghề của người nông dân
khó khăn, điều kiện vốn tự có ít, do vậy:
- Vốn mua sắm dụng cụ thiết bị và nguyện liệu cho học tập do chủ dự
án cung cấp và được thu hồi một phần sau lớp học (qua nghiệm thu sản
phẩm).
* Giá trị sản phẩm thu hồi trong quá trình đào tạo được dự kiến:
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
16
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
- Bát XK: 25.000 đ/chiếc × 50 chiếc = 1.250.000 đồng

- Hộp XK: 35.000 đ/chiếc × 50 chiếc = 1.750.000 đồng
- Đáy chữ nhật XK: 32.500 đ/chiếc × 50 chiếc = 1.625.000 đồng
- Bộ cơi trầu XK: 28.500 đ/chiếc × 50 chiếc = 1.425.000 đồng
- Khay vuông XK: 68.000 đ/chiếc × 50 chiếc = 3.400.000 đồng
- Lọ hoa XK: 65.000 đ/chiếc × 50 chiếc = 3.250.000 đồng
- Ủ tích XK: 300.000 đ/chiếc × 6 chiếc = 1.800.000 đồng (sản phẩm
này cần kỹ thuật cao nên giá trị thu hồi đạt được thấp)
→ Tổng giá trị thu hồi: 14.500.000 đồng
- Một phần vốn sẽ được thu qua học phí của các học viên: 2.250.000
đồng
→ Vậy, tổng thu dự kiến là: 16.750.000 đồng
* Sau khi cân đối thu chi, thiếu kinh phí là: 56.010.000 đồng
→ Vì vậy, phải làm một Tờ trình về việc “Xin hỗ trợ kinh phí khuyến
công” cho nông dân và một dự án hoàn chỉnh về “Đào tạo nghề mây tre đan
xuất khẩu tại thôn Cẩm Trang” để đề nghị các cấp hỗ trợ. Cụ thể:
+ Đề nghị Sở công nghiệp Tỉnh Bắc Giang hỗ trợ từ quỹ khuyến công:
45.000.000 đồng
+ Đề nghị UBND Huyện Hiệp Hòa hỗ trợ: 11.010.000 đồng
VI. Phân tích và xác định các đầu vào cần thiết để triển khai hoạt động
6.1. Đầu vào cho họat động đi khảo sát địa bàn
- Cần phải có phương tiện đi lại để khảo sát
- Phải có chi phí cho các khoản: tiền xăng, ăn uống, mua giấy, mua
bút
6.2. Đầu vào cho hoạt động thuê lớp học
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
17
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
- Phương tiện đi lại để xem xét những nơi thích hợp nhất để mở lớp
- Chi phí đi lại
- Chi phí làm hợp đồng và đặt cọc tiền thuê lớp

6.3. Đầu vào cho hoạt động xác định học viên
- Phương tiện và chi phí đi lại.
- Việc xác định học viên của lớp học chủ yếu là nhờ vào trưởng thôn.
Vì vậy, cần có chi phí giao tiếp và một số chi phí khác liên quan (điều tra,
tổng hợp thông tin )
6.4. Đầu vào cho hoạt động thuê giáo viên cho lớp học
- Phương tiện đi lại
- Chi phí quà cáp, ký hợp đồng, chi phí cho các buổi gặp gỡ
6.5. Đầu vào cho hoạt động mua các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu
cho lớp học
- Phương tiện đi lại, chi phí đi lại, khảo giá
- Các thông tin về giá công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Các thông tin về nơi bán các công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu
- Cần có giấy tờ, bút, máy tính để xác định tổng kinh phí mua trước
khi tiến hành mua.
6.6. Đầu vào cho hoạt động khai giảng lớp học
- Phương tiện đi lại, chuẩn bị, giao tiếp
- Chi phí chuẩn bị cho khai giảng: phông chữ, loa đài, nước, hoa quả,
quà cho khách mời, giấy mời, bảo vệ…
- Bài phát biểu trong buổi khai giảng
6.7. Đầu vào cho hoạt động tổ chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm
- Phương tiện đi lại khảo sát địa bàn thăm quan.
- Chi phí thuê xe ô tô, nhà nghỉ, ăn uống cho các học viên
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
18
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
- Chuẩn bị quà cho cơ sở lãnh đạo và các nghệ nhân nơi đến thăm
quan.
- Giấy tờ, bút sách cho các học viên ghi chép
- Máy ảnh, máy quay để ghi lại những hình ảnh cần thiết phục vụ cho

việc học tập sau này
6.8. Đầu vào cho hoạt động giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự
án
- Phương tiện đi lại
- Chi phí nước nôi, điện, quạt cho lớp
- Chi phí cho ban quản lý nhà văn hóa
6.9. Đầu vào cho hoạt động bế giảng lớp học
- Phương tiện đi lại, chuẩn bị, giao tiếp
- Chi phí chuẩn bị cho khai giảng: phông chữ, loa đài, nước, hoa quả,
quà cho khách mời, giấy mời, bảo vệ…
- Bài phát biểu tổng kết trong buổi bế giảng
- Các sản phẩm đã hoàn thành được trưng bày
6.10. Đầu vào cho hoạt động huy động vốn hỗ trợ
- Phương tiện và chi phí đi lại
- Chi phí quà cáp gặp mặt
- Các mối quan hệ sẵn có
- Bản dự án hoàn chỉnh
- Tờ trình về việc xin hỗ trợ kinh phí
VII. Xây dựng các kế hoạch dự kiến triển khai hoạt động dự án
Bảng 4: Bảng kế hoạch tổng hợp dự kiến triển khai hoạt động dự án
STT Các hoạt
động dự án
Các đầu ra
mong đợi
Các đầu vào
cần thiết
Thời gian Ai chịu
trách
nhiệm?
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc

19
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
1 Khảo sát địa
bàn và lập
bản dự án
Lập được
bản dự án
phát triển
Kinh phí đi
lại, ăn uống,
giấy bút ghi
chép
Ngày
01/03/2011
đến ngày
09/04/2011
4 chủ dự
án
2 Huy động
vốn hỗ trợ
Xin được
kinh phí
cho việc
thực hiện
dự án
- Kinh phí đi
lại
- Bản dự án
hoàn chỉnh
- Tờ trình về

việc xin hỗ
trợ kinh phí
Từ ngày
10/04/2011
đến ngày
25/04/2011
4 chủ dự
án và các
cán bộ
thôn
3 Thuê lớp học Thuê được
lớp học
thuận tiện
nhất cho
việc học
- Kinh phí đi
lại
- Hợp đồng
thuê, đặt cọc
Từ ngày
26/04/2011
đến ngày
28/04/2011
4 chủ dự
án và
trưởng
thôn
4 Tìm kiếm
học viên
Lấy đủ số

lượng 50
học viên
cho lớp
- Kinh phí đi
lại, điều tra,
tổng hợp
Từ ngày
29/04/1011
đến ngày
05/05/2011
4 chủ dự
án và các
cán bộ
thôn
5 Thuê giáo
viên
Thuê được
giáo viên
giỏi, nhiệt
tình: 2
chính, 1 phụ
- Kinh phí đi
lại
- Hợp đồng
thuê
Từ ngày
06/05/2011
đến ngày
07/05/2011
4 chủ dự

án và chủ
nhiệm
HTX
Danh
Thắng
6 Mua công Mua được - Kinh phí đi Từ ngày 4 chủ dự
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
20
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
cụ, nguyên
liệu
các công cụ,
nguyên liệu
chất lượng
cao, giá rẻ.
lại
-Các thông
tin về giá, về
nơi bán
-Cần có giấy
tờ, bút, máy
tính
07/05/2011
đến ngày
11/5/2011
án và giáo
viên được
thuê
7 Khai giảng
lớp

Tổ chức 1
buổi khai
giảng thành
công với sự
ủng hộ tích
cực của mọi
người cho
lớp học
- Kinh phí đi
lại, chuẩn bị
các thứ cần
thiết
- Bài phát
biểu
Ngày
12/05/2011
4 chủ dự
án và cán
bộ thôn
8 Thăm quan
học hỏi
Các học
viên học hỏi
được nhiều
kinh
nghiệm và
có hứng thú
học tập
- Thuê xe,
nhà nghỉ, ăn

uống…
- Bút giấy
cho học viên
- Máy ảnh,
camera…
Ngày
18/05/2011
4 chủ dự
án
9 Giám sát
trong quá
trình dạy và
học
Dự án được
thực hiện
một cách
suôn sẻ
- Kinh phí đi
lại
- Chi cho
hoạt động an
ninh, điện,
nước…
Cả quá
trình 3
tháng học
(từ ngày
12/05 đến
12/08/2011
4 chủ dự

án và các
cán bộ
giám sát
của thôn
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
21
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
)
10 Bế giảng lớp - Trưng bày
sản phẩm
- Các học
viên đã có
tay nghề để
đan lát các
sản phẩm
xuất khẩu
- Kinh phí đi
lại, chuẩn bị
các thứ cần
thiết
- Bài phát
biểu
Ngày
12/08/2011
4 chủ dự
án và lãnh
đạo thôn
VIII. Các tổ chức thực hiện dự án và hỗ trợ vốn cho dự án
8.1. Chủ dự án:
Chủ dự án là 4 người lập nên dự án này.

8.2. Các tổ chức hỗ trợ vốn cho dự án:
- Sở công nghiệp Tỉnh Bắc Giang
- UBND Huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang
8.3. Tổ chức triển khai thực hiện dự án:
- Có 1 Chủ nhiệm dự án và 1 phó chủ nhiệm dự án là 2 thành viên chủ
dự án.
- Có 1 kế toán dự án là 1 thành viên trong chủ dự án
- Có 3 thành viên ban điều hành dự án là 1 thành viên trong chủ dự án,
1 trưởng thôn, 1 cán bộ khác.
IX. Phân tích rủi ro và dự kiến giải pháp giải quyết rủi ro
9.1. Phân tích rủi ro
9.1.1. Rủi ro bên trong
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
22
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
- Không huy động được đủ số lượng học viên tham dự lớp học
- Trong quá trình học tập có một số học viên bỏ dở giữa chừng vì lý
do cá nhân
9.1.2. Rủi ro bên ngoài
- Thời tiết không thuận lợi trong quá trình khảo sát địa bàn, thăm quan
học tập.
- An ninh địa phương không tốt, mất trộm, mất cắp.
- Giá cả thị trường biến động, khó kiểm soát.
9.2. Dự kiến các giải pháp cho từng rủi ro
9.2.1. Giải pháp cho rủi ro bên trong
- Khi không thể huy động được đủ số lượng 50 học viên cho lớp học
thì sẽ có các phương án giải quyết như sau:
+ Thứ nhất là vẫn tiến hành khai giảng bình thường và trong quá trình
học tập vẫn tiếp tục vận động bà con tham gia trong khoảng 2 tuần đầu.
+ Thứ 2 là tăng tiền học phí từ 45.000 đồng lên 55.000 đồng để đảm

bảo các khoản đã hạch toán. Vì học phí như vậy là quá hợp lý.
- Nếu có một số học viên bỏ dở giữa chừng vì lý do nào đó thì vẫn
tiếp tục duy trì lớp học và nói chuyện để họ sớm giải quyết xong việc riêng
và quay trở lại lớp.
9.2.2. Giải pháp cho rủi ro bên ngoài
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện đi lại, quần áo bảo hộ, chống nắng,
chống mưa phòng trường hợp thời tiết bất lợi và đảm bảo không làm trì trệ
dự án.
- Bố trí lực lượng bảo vệ tốt, trực thay ca cho nhau đảm bảo an ninh.
- Liên tục cập nhật thông tin giá cả thị trường để có thể dự kiến giá
bán sản phẩm cho phù hợp nhất.
X. Biện minh tổng thể cho dự án
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
23
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
10.1. Tính cần thiết của dự án
Hiện nay, thôn Cẩm Trang vẫn còn là một thôn nghèo của xã Mai
Trung – Hiệp Hòa – Bắc Giang. Người dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất
nông nghiệp, một số ít làm nghề tự do. Chính vì vậy, thu nhập bình quân đầu
người thấp và đời sống còn khá khó khăn. Vì chủ yếu làm nông nghiệp nên
thời gian nông nhàn rất nhiều, gây ra hiện tượng thất nghiệp vô hình. Vì vậy,
để nâng cao thu nhập, tăng mức sống cho người dân nơi đây thì việc phát
triển thêm các ngành nghề phụ, như ngành tiểu thủ công nghiệp, để tạo việc
làm thường xuyên, kiếm thêm thu nhập là một hoạt động hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, chúng tôi đã lập ra một dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan
xuất khẩu cho người dân thôn Cẩm Trang.
10.2. Tính phù hợp của dự án
Căn cứ vào chương trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2008 – 2012 và kế hoạch phát
triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2011 của UBND Huyện Hiệp

Hòa.
Căn cứ vào tình hình thực tế kinh tế xã hội của địa phương về thiếu
công ăn việc làm và thu nhập thấp của người dân.
Căn cứ vào thực tế lịch sử đan lát sản phẩm nông nghiệp của người
dân trong thôn.
Qua điều tra thực tế địa bàn thôn và thăm quan học tập, du nhập nghề
mới cho bà con nông dân thôn Cẩm Trang, chúng tôi đã lập ra dự án mở lớp
đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu cho nông dân trong thôn. Dự án này rất
phù hợp với điều kiện hiện tại.
10.3. Tính hiệu quả của dự án
10.3.1. Hiệu quả về mặt kinh tế
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
24
Dự án mở lớp đào tạo nghề mây tre đan xuất khẩu
Căn cứ vào định mức kinh tế - kĩ thuật, giá thành tiêu thụ sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế cho người sản xuất tính trên từng loại mặt hàng cụ thể như
sau:
1- Đan bát xuất khẩu thì người lao động một ngày làm được 3 chiếc
với giá thành là 25.000 đ/chiếc, trong đó giá thành nguyên vật liều cần để
đan một chiếc là 18.500 đ/chiếc, đan 3 chiếc là 55.500 đồng.
Vậy doanh thu đan bát của một lao động 1 ngày là:
25.000 đồng × 3 chiếc = 75.000 đồng – 55.500 đồng = 19.500 đồng
2- Đan Hộp xuất khẩu một người lao động một ngày làm được 2 chiếc
với giá thành là 35.000 đ/chiếc, trong khi đó giá thành nguyện liệu cần để
đan một chiếc là 23.500 đ/chiếc × 2 chiếc = 47.000 đồng
Vậy doanh thu đan hộp một lao động/ngày là:
35.000 đ/chiếc × 2 chiếc = 70.000 đồng – 47.000 đồng = 23.000
đồng
3- Đan đáy chữ nhật xuất khẩu. Một người lao động một ngày làm
được 2 chiếc giá thành là 32.500 đ/chiếc, trong khi đó giá thành nguyện liệu

cần để đan một chiếc là 23.500 đ/chiếc × 2 chiếc = 47.000 đồng
Vậy doanh thu đan đáy chữ nhật một lao động/ngày là:
32.500 đ/chiếc × 2 chiếc = 65.000 đồng - 47.000 đồng = 18.000 đồng
4- Đan bộ cơi trầu xuất khẩu. Một lao động một ngày làm được 3
chiếc cơi trầu với giá thành là 28.500 đ/chiếc, trong khi đó giá thành nguyên
vật liệu cần để đan một chiếc là 20.500 đ/chiếc × 3 chiếc = 61.500 đồng
Vậy doanh thu đan cơi trầu một lao động/ngày là:
28.500 đ/chiếc × 3 chiếc = 85.500 đồng – 61.500 đồng = 24.000
đồng
GVHD: PGS. TS Nguyễn Trọng Đắc
25

×