Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sự thay đổi phương thức quản lý trong nền kinh tế tri thức potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.71 KB, 10 trang )

Sự thay đổi phương thức quản lý
trong nền kinh tế tri thức
"Con người là tài sản quan trọng nhất của chúng ta". Hành vi của
các nhà lãnh đạo và quản lý nhân lực thời nay ở các tập đoàn
kinh doanh thành đạt đã cho người ta một kết luận như vậy.
Con người được đối xử giống như một phí tổn biến đổi (variable
cost), bởi nó là thứ tài sản luôn luôn sinh lợi. Trong những năm
sắp tới, người ta sẽ đánh giá tài sản chính của một Công ty
không phải bằng quy mô của những nhà máy (máy móc, nhà
xưởng, đất đai ), cũng như ngay cả nguồn vốn truyền thống là
tài sản về tài chính. Trong một nền kinh tế dựa vào trí óc hơn là
chân tay, có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang công việc cần
đến tri thức. Sáng kiến thúc đẩy mọi hoạt động và các Công ty sẽ
phải thường xuyên tìm đến phương thức mới để tạo giá trị. Các
phương thức thương mại cũ như bán buôn, bán lẻ, môi giới kiểu
cũ đang giảm dần vị trí trung gian mà thay vào đó là những "trung
gian mới" chuyên cung cấp giá trị qua mạng. Trong nền kinh tế
kiểu mới này, tài sản duy nhất được tính đến là tài sản trí tuệ, là
tri thức chứa đựng trong bộ não của những công nhân tri thức
(knowledge worker) và trong các dữ liệu và "tài liệu số" đã được
hệ thống hóa.
Trong trận chiến hình thành giữa các Công ty như kiểu Netscape
Communications, Lotus, Microsoft, Oracle, Yahoo và một loạt các
Công ty nổi tiếng về phần mềm khác, hầu như không còn thứ "lao
động" theo ý nghĩa truyền thống. Tri thức và sức sáng tạo của
những nhà chiến lược, những chuyên gia phụ trách phát triển và
nghiên cứu thị trường chiếm giữ tất cả các vị trí mấu chốt. Điều
quan trọng bậc nhất là khả năng của một Công ty thu hút và phát
huy năng lực tối đa của những công nhân viên trí thức, cung cấp
môi trường cho những sáng kiến và sáng tạo.
Một tổ chức sẽ chiến thắng nếu hiểu được điều này nhanh hơn


đối thủ của nó. Bởi lúc này, mọi Công ty đều có thể có công nghệ
tương đương nhau, mọi sản phẩm đều có thể "bắt chước nhau”
làm nhái. Trong cuộc đua tài mới, công việc đào tạo căn bản và
lâu dài trở thành lợi thế cạnh tranh đặc biệt của các Công ty có
tầm nhìn xa trông rộng.


Một "thế hệ mạng” nảy sinh, phát triển
Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giới trẻ trong nhiều nước
phát triển đã trở thành nguồn sáng tạo chính trong xã hội. Số
lượng N-gen là thuật ngữ để chỉ thế hệ những người ở thời điểm
năm 1999 trong độ tuổi 2 đến 22. Đặc điểm của thế hệ này là họ
sẽ trở nên lớp người đầu tiên bước vào thời đại “kỹ thuật số”
(digital) - cùng với trình độ về kỹ thuật số đang tạo ra một sức
mạnh tràn qua mọi Công ty và mọi thực thể kinh tế. Không giống
lớp người trước, họ đang tạo ra "bước nhảy thế hệ" vượt qua ông
cha họ trong kỷ nguyên thông tin này. Thế hệ đó là những người
ham hiểu biết, tự tin, nhanh nhẹn, tập trung, dễ thích nghi, có lòng
tự trọng cao và mang xu hướng toàn cầu. N-gen có những quan
niệm khác về công việc. Họ ham muốn hợp tác, chia sẻ thông tin
và kiến thức, thích tìm ra những khái niệm mới mà đôi khi các
ông chủ cho là lạ kỳ, và còn có khi "phê" là không tưởng! Chính vì
vậy, điều quan trọng hơn cả đối với người lãnh đạo là hiểu được
thế hệ mới này, hiểu tâm lý và giá trị văn hoá theo các quan niệm
mới của họ, cũng như biết cái cách mà họ muốn "đổi mới thế giới
này" để có định hướng đúng cho lớp người trẻ.
Vốn, nhân lực liên quan đến doanh nghiệp
Trong nền kinh tế mới, một mô hình đáng lưu ý là cộng đồng kinh
doanh điện tử (E-business community- ECB). ECB có ảnh hưởng
lớn tới cách nghĩ, cách quan niệm về vốn nhân lực. ECB là hệ

thống nhữn nhà cung cấp, phân phối, cung cấp mại và khách
hàng, những người tiến hành liên lạc và giao dịch kinh doanh qua
Intemet và các phương tiện điện tử khác. Họ có thể sáng tạo và
tiếp thị các giá trị mới cho khách hàng theo cách giảm thời gian,
phân táan rủi ro và giảm chi phí.
Nguồn nhân lực giờ đây trở thành nguồn nhân lực liên doanh
nghiệp vượt ra ngoài cơ cấu quản lý truyền thông. Các Công ty
không cần thuê công nhân viên cụ thể mà chuyển sang các loại
nhân lực "đột xuất". Việc sử dụng lao động "không thường xuyên"
đã tăng tới bốn lần (400%) kể từ 1982 tới nay. Và quan trọng
nhất là đóng góp của từng người, được khích lệ bằng thù lao
tương xứng bất kể họ ở quy chế lao động nào.
Sẽ xuất hiện những loại hợp đồng mới. Dù là người làm ngoài
giờ, lưu động hoặc di động, đột xuất hay vụ việc, các mối quan hệ
chủ- thợ vẫn có thể được củng cố dựa trên sự ủng hộ, tin tưởng
lẫn nhau. Đây có thể coi là nét mới nổi bật trong phương cách sử
dụng sức lao động trong nền kinh tế tri thức.
Quan hệ giữa vốn trí tuệ và lợi ích cá nhân
Ở nền kinh tế mới, vốn tri thức dễ di chuyển hơn vốn truyền
thống. Các CNVC tri thức, đặc biệt là N-gen, dễ dàng tìm nơi ưu
đãi hơn. Cũng không có luật doanh nghiệp riêng mà trong một thế
giới “kết nối mạng” sẽ tạo cho họ những Website, những lợi thế
chuyển đổi công việc không khó nếu họ có đủ năng lực. Các
Công ty phải tạo sự tin cậy, tăng độ thích thú với công việc, có
cách trả lương mới. Như vậy cũng góp vào quá trình dân chủ hoá
hơn trong các mối quan hệ ở Công ty và doanh nghiệp.
Đánh giá hiện tượng này, một thành viên Ban biên tập Tạp chí
Fortune rất nổi tiếng thế giới cho rằng, những người lao động
trong tương lai phải được đối xử như những "nhà đầu tư vào vốn
trí tuệ", vì những tư duy mới mẻ của họ giúp Công ty giữ được tài

sản quý giá, duy trì sức sáng tạo, sự thịnh vượng và đóng góp
thúc đẩy công bằng xã hội.
Phát triển vốn con người trong thế kỷ XX
Vốn nhân lực không chỉ được gìn giữ mà còn phải phát triển.
Điều này có nghĩa là tạo ra một môi trường hợp tác hiệu quả, yêu
cầu trình độ cao và đòi hỏi chất lượng khắt khe. Mỗi Công ty phải
liên tục củng cố nền tảng tri thức của mình. Những Công ty khôn
khéo còn đảm nhận thêm trách nhiệm đào tạo và nâng cấp tay
nghề cho cả Công ty đối tác trong các ECB.
Trong nền kinh tế tri thức xuất hiện sự thay đổi thế hệ của lực
lượng lao động, nảy sinh khái niệm “về hưu sớm”. Năm 19147,
Công ty Procter & Gamble đưa ra một chương trình, theo đó
những lao động trẻ, phần đông là nữ giới, nhận trách nhiệm "phụ
đạo" về kỹ năng kỹ thuật cho người lao động đúng tuổi. Chương
trình này nhanh chóng nhân rộng sang nhiều Công ty khác.
Tháng 3/1999 đã giành được một giải thưởng uy tín của Mỹ.
Khái niệm về cách làm việc mới khi N-gen trở thành lực lượng lao
động phổ biến được gọi là “knowledge deployment” (triển khai tri
thức). Thuật ngữ này mang ý nghĩa là tạo ra, phát triển và chia sẻ
tài sản tri thức. Để thành công trong nền kinh tế mới, các Công ty
phải quản lý tri thức chứ không chỉ quản lý dữ liệu và thông tin.
Việc triển khai tri thức là hoàn toàn khả thi vì giờ đây các công
nhân tri thức có thể kết nôi với nhau qua mạng. Khi chiếc máy
tính không được nối mạng, nó chỉ có thể trao đổi thông tin qua
băng, CD, đĩa hình. Nhưng khi chúng được nối mạng, giá trị của
chúng nâng lên rất nhiều. Tương tự như vậy, con người và
những bí quyết trong lao động trí óc của họ khi chưa được nối
mạng thì phải tổ chức hội thảo, báo cáo memo, bàn bạc qua điện
thoại, qua các chuyến đi công tác "Kết nối" con người tăng lên
rất nhiều lần nhờ kết nối được tri thức. Vì vậy một số Công ty đã

có chức danh mới : trưởng phòng thông tin chuyển thành trưởng
phòng tri thức. Một nghiên cứu gần đây về giới lãnh đạo doanh
nghiệp, cho thấy 96% trong số họ cho rằng "quản lý tri thức đóng
vai trò quan trọng hơn "thiết lập" hoặc "đổi mới lại" doanh nghiệp
- dù điều này đã từng là mô hình quản lý thành công của những
năm 90.
Khi được hỏi về "chia sẻ tri thức", một cậu bé 15 tuổi người Mỹ
tên là Austin Locke trả lời : "Đây là một cái gì đó thúc đẩy văn
hóa. Nếu bạn biết nhiêu kiến thức hơn, bản có thể nhân rộng kiến
thức này, nó giống như tác động cấp số nhân. Bản thân chúng tôi
đã nhìn thay sự hợp tác hiệu quả qua mạng giữa nhiều trường
khác nhau trong một sồ được coi là dự án”.
Có thể mạng "kết nối" sẽ giúp một "tổ chức" có được "ý thức”
tương tự như hệ thống thần kinh trong não người tạo ra ý thức
con người. Tổ chức - cũng như con người, nếu không có ý thức
thì không thể "học tập" làm giàu thêm kiến thức cho mình và phát
triển lên được. Chính vì vậy rất có thề ý thức của tổ chức là điều
kiện tiên quyết cho việc thu lượm tri thức. Thời đại kỹ thuật số
không chỉ là thời đại của máy móc thông minh mà là thời đại của
con người, thông qua mạng họ có thể kết nối trí thông minh, tri
thức, sức sáng tạo lại với nhau, kiến tạo và nhân lên khối lượng
của cái nhằm phát triển xã hội. N-gen sẽ là thế hệ đầu tiên kết nối
tri thức để giải quyết các vấn đề của sáng tạo, mở rộng ý thức từ
cá nhân sang tổ chức. Đây chính là "bài học đầu tiên" và ‘quan
trọng nhất" của các nhà quản lý trên con đường tiến vào nền kinh
tế tri thức

×