Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BỆNH HỌC DỊCH KÍNH (Kỳ 5) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.71 KB, 6 trang )

BỆNH HỌC DỊCH KÍNH
(Kỳ 5)
3.10. Viêm dịch kính:
Viêm dịch kính bao gồm một loạt các rối loạn từ rải rác một vài các tế bào
màu trắng (bạch cầu) cho tới abcess. Phổ biến nhất là một hay nhiều ổ viêm ở hắc
mạc hay võng mạc (chorioretinitis or retinitis) và là nguồn gốc sinh ra các tế bào
viêm xâm lấm vào dịch kính gây ra những đám đục nhẹ. Nếu xâm nhiễm lớn thị
lực sẽ bị ảnh hưởng, đám đục dịch kính sẽ quan sát rõ khi mà trạng thái bệnh lý
này khu trú ở nửa trước. Bệnh nhân không đau và con mắt nhìn ở phía ngoài vẫn
như bình thừơng. Tiên lượng và điều trị tuỳ vào trạng thái underlying.
Dịch kính thường tự làm sạch khi mà những tổn thương ban đầu không phát
triển. Phẫu thuật dịch kính được chỉ định để loại bỏ những đám đục lớn và không
tự tiêu đi được.
Khác với viêm toàn nhãn (panophthalmitis) có thể xảy ra sau một vết
thương xuyên nhãn cầu. Abcess dịch kính (endophthalmitis) dễ hình thành khi có
vi khuẩn xâm nhập bởi vì bản thân dịch kính là một môi trường nuôi cấy rất tuyệt
vời. Để chẩn đoán abcess dịch kính, ta hút dịch kính chừng 0,5-1ml đem nuôi cấy.
Nếu cấy khuẩn dương tính cần làm kháng sinh đồ và điều trị mạnh. Tiêm kháng
sinh vào tĩnh mạch và trực tiếp vào dịch kính với liều lượng tuỳ theo điều kiện ở
từng bệnh nhân cụ thể.
Bảng: Liều lượng kháng sinh tiêm tại chỗ trong điều trị viêm nội nhãn
Thuốc Liều ti
êm
dưới kết mạc
Liều tiêm d
ịch
kính
Amphotericin
B
0,005-0,01mg
Cefazolin 100mg 2mg


Clindamycin 30mg 0,25mg
Gentamicin 20mg 0,1-0,2mg
Miconazole 5mg 0,025mg
Tobramycin 20mg 0,5mg
IV. PHẪU THUẬT DỊCH KÍNH.
4.1. Lịch sử: Sự ra đời của phẫu thuật cắt dịch kính là kết quả của những
nghiên cứu tìm tòi lâu dài của các nhà nhãn khoa.
* Cắt màng đục dịch kính: Von Greafe (1883) đã nghiên cứu cắt những
màng đục dịch kính. Von Hippel (1915) cắt màng dịch kính đục sau vết thương
xuyên nhãn cầu. Michaelsson (1960) dùng kim rạch cắt màng dịch kính dưới áng
sáng đèn khe. Dodo (1964) dùng dao Sato chọc qua pars plana và kéo Wecker đi
qua rìa phối hợp cắt màng đục dịch kính.
* Lấy tổ chức đục trong dịch kính: Ford (1990) dùng kim hút dịch kính đục.
Zur Nedden (1920) dẫn lưu dịch kính đục bằng một ống. G.P. Landegger (1950)
phối hợp lấy thể thuỷ tinh và dịch kính đục.
* Giải quyết co kéo ở dịch kính kết hợp điều trị bong võng mạc:
Deutschman (1895) dùng dao và kéo qua võng mạc cắt màng và dây chằng co kéo
dịch kính võng mạc. Schwickerath (1963) phối hợp cắt dây chằng dịch kính và
điện đông điều trị thành công 5 trong 8 ca bong võng mạc do co kéo.
* Thay thế dịch kính: J.A.Andrews (1890) dùng nước muối sinh lý bù dịch
kính mất sau mổ đục thể thuỷ tinh. A .Elsschnig (1911) dùng nước muối sinh lý
bơm vào dịch kính điều trị bong võng mạc. J.Gonin cũng dùng nước muối sinh lý
với mục đích tương tự. W.Widder chứng minh bằng đồng vị phóng xạ rằng nước
muối sinh lý nhanh chóng được thay thế bằng dịch nội nhãn. D.Kasner cũng chứng
minh sự dung nạp tốt của mắt khi lấy đi phần lớn dịch kính và thay thế bằng nước
muối sinh lý và rồi chính ông đã đưa ra kỹ thuật cắt dịch kính đi qua vùng rìa, đây
là kỹ thuật cắt dịch kính mở và được nhiều tác giả khác đã áp dụng.
4.2. Cắt dịch kính nhãn cầu kín:
R.Machemer và J. M.Parel (1970) chế ra dụng cụ cắt dịch kính nhãn
cầu kín theo nguyên tắc dao quay. Ban đầu thực nghiệm trên mắt thỏ. Ngày

13.6.1973 lần đầu tiên dùng trên người. Đây là phương pháp được ứng dụng
rộng rãi ngày nay với rất nhiều sự cải tiến.
Nguyên tắc hoạt động :
- Lưỡi dao quay: Cuốn tổ chức cắt, gây co kéo dịch kính.
- Lưỡi dao hoạt động theo kiểu đi đi - lại lại: Tần số 600l/phút, không
gây co kéo dịch kính.
- Nguồn sáng: Chung với đầu cắt, đừơng kính 1,7mm. Ngày nay các
máy cắt dịch kính thường có đầu cắt riêng đường kính 0,8mm, nguồn sáng
riêng.
Kỹ thuật :
Tạo ba lỗ đi vào nhãn cầu qua pars plana (cách rìa 3,8-4mm) cho 3 chi
tiết dụng cụ: Kim truyền dịch nước muối sinh lý, đầu cắt dịch kính, đèn soi
nội nhãn. Chai đựng dịch truyền treo cao chừng 0,75m so với mắt người
bệnh. Phẫu thuật viên dùng tay phải điều khiển đầu cắt, tay trái điều khiển
đèn soi.
4.3. Chỉ định cắt dịch kính:
* Điều trị các bong võng mạc: Do co kéo, do chấn thương có máu dịch
kính, thể thuỷ tinh sa, lệch vào buồng dịch kính, bong võng mạc có tăng sinh võng
mạc - dịch kính, có lỗ hoàng điểm, có rách trên 90
0
và mép rách cuộn, có đục và tổ
chức hoá dịch kính nặng, bong sau mổ thể thuỷ tinh có thoát dịch kính, kẹt dịch
kính vào mép mổ.
* Xuất huyết dịch kính.
* Viêm mủ nội nhãn (mủ dịch kính ): Trong một số trường hợp có thể chỉ
định cắt dịch kính, dẫn lưu ổ abcess. Đã abcess dịch kính thì tiên lượng rất nặng nề
.
* Vết thương nhãn cầu có dị vật nội nhãn: Những tổn thương loại này
trước đây thường được chỉ định lấy dị vật bằng nam châm. Nếu là dị vật
không từ tính thì việc loại bỏ dị vật phải dùng cặp chuyên dụng dưới nội soi

tuy nhiên còn rất khó khăn do máu dịch kính và trong cả hai trường hợp
thường để lại hậu quả là xơ hoá dịch kính. Ngày nay với phương tiện cắt dịch
kính hiện đại, dị vật sẽ được lấy bỏ kết hợp với cắt dịch kính, hạn chế được
rất nhiều những nhược điểm của các phương pháp mổ cũ.

×