Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KHÁM MẮT (Kỳ 1) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.68 KB, 5 trang )

KHÁM MẮT
(Kỳ 1)
1. Dụng cụ và phương tiện:
- Đèn chéo kiểu Landolt với nguồn sáng 75w.
- Lúp cầm tay.
- Đèn soi đáy mắt.
- Vài cái nâng mi, bông hấp ướt, cồn sát trùng.
- Thuốc giãn đồng tử:
. Là loại thuốc giãn đồng tử nhanh (Homatropin 1%, Tropicamid …)
- Một số thuốc cần dùng khác (Fluorescein 1%- 0,5%, Chlorocit 4%)
- Gương soi bóng đồng tử.
- Hộp kính Parent.
- Một hộp kính thử.
- Máy sinh hiển vi.
2. Trình tự khám:
Bệnh nhân ngồi đối diện, chân để so le với chân thầy thuốc. Đèn
chéo ở bên tay phải của bác sĩ, lần lượt khám các chi tiết từ ngoài vào trong, từ
trước ra sau.
2.1. Mi mắt: Có thể thấy các dấu hiệu bệnh lý sau.
- Co quắp mi: Khe mi hẹp lại, bệnh nhân không thể tự mở rộng khe mi như
trước khi bị bệnh. Thường kèm theo có sưng nề mi, chảy nước mắt giàn giụa. Đó
là triệu chứng của viêm loét giác mạc, glocom cấp, viêm mống thể mi cấp, vết
thương nhãn cầu.
- Sụp mi: Ở người bình thường trong tư thế nhìn thẳng đằng trước thì bờ tự
do mi trên lấn xuống chừng 2mm quá rìa giác mạc phía 12giờ. Nếu bờ tự do mi
trên ở thấp hơn giới hạn này thì đó là dấu hiệu sụp mi. Sụp mi có thể do bẩm sinh,
do thứ phát sau nhược cơ, sau chấn thương hoặc do liệt dây III. Cần đánh giá chức
năng cơ nâng mi trên có còn hay không và nếu còn thì ở mức độ nào.
- Hở mi: Khi bệnh nhân nhắm mắt hai bờ tự do mi trên và mi dưới không
gặp nhau và để hở kết mạc nhãn cầu thì đó là chứng hở mi. Có thể gặp hở mi do
lồi mắt trong bệnh Basedo và ở đây thường có kèm hiện tượng co rút cơ nâng mi.


Co rút mi trên làm cho bờ tự do của mi không những không lấn xuống quá rìa giác
mạc mà còn ở bên trên vùng rìa làm cho giác mạc bị lộ hoàn toàn ở khe mi. Dấu
hiệu này gây cảm giác lồi mắt cho dù có thể thực sự là mắt không bị lồi. Hở mi
còn được gặp trong liệt dây VII ngoại vi (dấu hiệu Charles-Bell (+)) hoặc do sẹo
co kéo nhất là sẹo bỏng vùng mặt.
- Lộn mi: Thường gặp do sẹo co kéo nhất là sẹo bỏng vùng mặt. Đôi khi
gặp lộn mi dưới do lão suy. Khi mi bị lộn, bờ tự do của mi không áp sát được vào
nhãn cầu. Ở mức độ nặng hơn có khi kết mạc sụn bị lật hẳn ra ngoài. Kết mạc khi
đó cương tụ đỏ do liên tục bị kích thích vì gió, bụi, và do không được nước mắt
làm đủ ướt.
- Quặm và lông xiêu: Quặm có thể do bẩm sinh và thấy ở bệnh nhân còn
nhỏ tuổi. Khi đó thường là quặm mi dưới, nặng hơn ở góc trong. Trên người lớn
tuổi quặm thường do biến chứng của bệnh mắt hột. Khi bị quặm, cả hàng lông mi
không mọc chĩa ngang ra trước mà cụp xuống và chọc vào bề mặt nhãn cầu. Lông
xiêu cũng là do di chứng cuả bệnh mắt hột và của các sang chấn gây sẹo nhỏ ở mi
mắt. Đó là một vài lông mi mọc cụp vào trong hoặc chọc vào nhãn cầu.
- Sưng tấy mi, u mi: Hay gặp nhất là do chắp lẹo ở giai đoạn đầu. Bệnh
nhân đến khám với mi mắt sưng mọng đỏ, sờ có điểm đau chói và đó chính là nơi
mọc chắp hoặc lẹo. Sưng nề mi còn gặp trong trường hợp viêm da, viêm tổ chức
hốc mắt do các nguyên nhân ví dụ như dị ứng Khi hết giai đoạn viêm tấy, chắp
đã khu trú rõ hoặc gặp ổ chắp không nhiễm trùng ta sẽ thấy một u nhỏ không dính
da, lật mi sẽ thấy mặt phía kết mạc có màu xám hoặc màu đỏ xẫm hoặc hơi trắng
khi đã làm mủ.
U ở mi mà nhìn thấy rõ thường là u bã đậu, u dạng bì. Những u dạng này
thường di động, ấn chắc và không đau. Nếu u to có thể đè ép làm cho nhãn cầu bị
lệch. Riêng u tuyến lệ thấy ở góc trên ngoài, nằm dưới trần hốc mắt và đẩy lệch
nhãn cầu xuống dưới, vào trong.
Cần lưu ý trường hợp u máu hoặc ứ máu do thông động mạch cảnh - xoang
hang cũng làm cho mi sưng nề nhưng kèm theo hiện tượng ứ máu giật lùi, sờ vào
u mềm và ấn thì có thể xẹp bớt, nghe vùng mắt có tiếng thổi.

- Lồi mắt: Độ lồi của mắt ở người bình thường có biên độ dao động rất cao.
Số đo độ lồi trung bình ở người Việt Nam theo Ngô Như Hoà là 12±1,75mm. Khi
khám độ lồi mắt chúng ta lưu ý ở chỗ bệnh nhân có sự thay đổi độ lồi khác thường
so với trước đó. Lồi một mắt có thể gặp trong bệnh viêm hốc mắt, u hốc mắt,
thông động mạch cảnh - xoang hang, cũng có thể lồi mắt do Basedow trong giai
đoạn đầu. Lồi hai mắt hay gặp nhất là trong Basedow
2.2. Lệ bộ: Gồm tuyến lệ chính, các tuyến lệ phụ và đường dẫn lệ.
- U tuyến lệ chính: Sờ thấy ở góc trên ngoài hốc mắt.
- Lỗ lệ: Ở gần góc trong mi trên và mi dưới. Lỗ lệ có thể tắc bẩm sinh hay
thứ phát. Có thể gặp trường hợp lỗ lệ bị xé rách dọc bờ mi do tác động của việc
thông lệ đạo không đúng nguyên tắc.
- Ấn vào vùng túi lệ: Xem tình trạng viêm mủ hay viêm mủ - nhày túi lệ.
- Thăm dò lệ đạo: Dùng bơm tiêm và kim tiêm đầu tù để bơm thuốc hoặc rỏ
thuốc mắt sau đó hỏi cảm giác vị giác. Có thể dùng Fluorescein rỏ mắt và để cục
bông vào ngách mũi dưới cùng bên để xem sự lưu thông thuốc qua lệ đạo.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×