Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mầm sống ngắn ngủi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.51 KB, 6 trang )

Mầm sống ngắn ngủi

Thai phụ thường
được khuyên cẩn
thận trong 12 tuần
đầu của thai kỳ,
nhưng vượt qua giai
đoạn này không có
nghĩa là bạn đã an
toàn.

Sắp đến ngày sinh,
thai phụ chợt thấy
xuất huyết âm đạo,
thai không máy. Hai
tiếng "thai lưu" từ
miệng người bác sĩ khiến họ lạnh cả người.

Chẳng có sự hụt hẫng và đau đớn nào hơn việc phát hiện ra

Chẳng có sự hụt hẫng và
đau đớn nào hơn việc phát
hiện ra đứa con chưa kịp
chào đời đã phải ra đi tức
tưởi trong bụng mẹ
đứa con chưa kịp chào đời đã phải ra đi tức tưởi trong bụng
mẹ. Bên cạnh sự đau khổ và nuối tiếc cho sinh linh bé bỏng
vắn số, điều khiến các bà mẹ hoang mang nhất là họ không
hiểu vì sao lại xảy ra chuyện đó.




Thai lưu nguyên nhân vì đâu?

Thai lưu thường xảy ra khi thai từ 20 tuần tuổi trở đi.
Đây là trường hợp thai nhi không còn sống nhưng
vẫn nằm lưu lại trong tử cung của người mẹ.

Các nguyên nhân gây thai lưu bao gồm:

Nhau bong non: Được xem là một trong những
nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thai
lưu.

Đây là tình trạng nhau thai tách khỏi thành tử cung
khi thai nhi chưa kịp chào đời. Nhau bong non gây
xuất huyết và gây thiếu ô-xy cung cấp cho bào thai.

Những phụ nữ hút thuốc lá trong thời gian mang thai
thường có nguy cơ bị nhau bong non cao.
Thai bị dị tật bẩm sinh: Khoảng 15-20% trường hợp
thai lưu là do thai nhi bị khuyết tật, bất thường về gien
như hội chứng down, do các yếu tố môi trường tác
động như nhiễm phóng xạ, chất độc hóa học.

Thai nhi phát triển không bình thường: Bào thai chậm
phát triển cũng gây thai lưu. Những phụ nữ hút thuốc
lá hoặc bị chứng cao huyết áp thường có nguy cơ
bào thai phát triển chậm.

Người mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu, bị ngộ độc thực

phẩm do nhiễm khuẩn listoria hoặc salmonella, nhiễm
khuẩn hô hấp do parvovirus, mắc bệnh rubella.

Tác động của bệnh mãn tính ở thai phụ như cao
huyết áp, tiểu đường, tiểu thận.

Thai nhi bị thắt nút dây rốn, dây rốn đóng bất thường
vào nhau gây ra tình trạng thiếu ô-xy, dẫn đến việc
thai chết lưu.

Bất đồng nhóm rhesus: là tình trạng xung khắc giữa
máu mẹ và máu thai nhi. Khi máu mẹ cho kết quả là
rhesus âm, thai nhi là rhesus dương tính, cơ thể thai
phụ tạo ra kháng thể phá hủy tế bào hồng cầu của
thai nhi gây ra thiếu máu và có thể dẫn đến thai lưu.

Các trường hợp sinh khó, chuyển dạ kéo dài cũng
gây ra tình trạng thai lưu.

Có cách nào ngăn ngừa tai nạn trên?

Để tránh tình trạng thai lưu,
người mẹ nên thường xuyên
thăm khám bác sĩ, siêu âm, làm
các xét nhiệm về máu, nước
tiểu ngay khi phát hiện có thai.
Điều này giúp các bác sĩ theo
dõi và sớm phát hiện ra những
dấu hiệu bất thường cũng như
một số bệnh lý trong thai kỳ để

ngăn chặn tình trạng thai chết
lưu.

Các trường hợp thai lưu cần
được xử trí sớm. Nếu không,
nó sẽ gây ra tình trạng băng
huyết, rất nguy hiểm cho người
mẹ.

Tự bản thân thai phụ cũng có thể phát hiện ra các
dấu hiệu thai lưu. Khi thấy xuất huyết đỏ hoặc đen ở
âm đạo, thai nhi không cử động, bạn cần đến bác sĩ

Để tránh tình
trạng thai lưu,
người mẹ nên
thường xuyên
thăm khám bác sĩ
khám ngay.

Nếu là thai lưu, bác sĩ sẽ có giải pháp can thiệp tùy
theo tuổi thai. Nếu thai còn nhỏ, đặt thuốc để đưa thai
ra ngoài theo đường âm đạo sẽ được áp dụng.

Trường hợp thai trên 6 tháng, bác sĩ sẽ cho thuốc gây
chuyển dạ như sinh bình thường.

Hầu hết những người mẹ rơi vào trường hợp này
thường rất buồn vi thai kỳ không trọn vẹn. Tuy nhiên,
bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng vào lần sau.


Khoảng thời gian an toàn để mang thai lại phải cách
"tai nạn" ít nhất là 6 tháng cho đến 1 năm. Dù vậy,
những phụ nữ từng bị thai lưu vẫncần đến bác sĩ sản
phụ khoa để được tư vấn trước khi lên kế hoạch cho
lần mang thai tiếp theo.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×