Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Hướng nghiệp cho HS 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.48 KB, 7 trang )

Nhiều cơ hội cho khối C, D
Với phổ điểm chuẩn nhiều năm qua khá rộng, thí sinh thi khối C, D có
nhiều cơ hội chọn lựa trường phù hợp năng lực học tập.
Nếu trước đây khối D chủ yếu tuyển vào các ngành ngoại ngữ, xã
hội - nhân văn thì gần đây được tuyển cả vào các ngành công nghệ,
kinh tế Còn khối C cũng có nhiều ngành hơn để thí sinh chọn lựa.
Đáng chú ý, phổ điểm chuẩn của khối C, D khá rộng.
Ngành tuyển khối D ngày càng nhiều
Năm 2010, bên cạnh khối A, nhiều trường ĐH, CĐ tuyển cả khối D
vào các ngành công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tài chính -
ngân hàng Cơ hội cho thí sinh thi khối D không còn bó hẹp ở các
ngành ngoại ngữ hoặc các ngành xã hội.
Thí sinh thi khối D có nhiều cơ hội chọn lựa trường thi phù hợp năng
lực học tập khi phổ điểm chuẩn nhiều năm qua của khối D khá rộng.
Năm 2009, nhiều trường ĐH ngoài công lập có điểm chuẩn khối D
bằng với điểm sàn (13 điểm). Nhiều trường ĐH vùng khác như ĐH
Huế, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Cần Thơ,
Trường ĐH An Giang có điểm chuẩn khối ngành kinh tế khối D
khoảng 14-18 điểm.
Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý, khối ngành kinh tế tuyển sinh khối D ở
một số trường có điểm chuẩn rất cao. Dẫn đầu các trường này phải
kể đến: Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội: 23,5 - 24,5 điểm, cơ sở 2
TPHCM: 21 - 22 điểm.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có điểm chuẩn rất cao từ 21 - 26
điểm, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng từ 17 - 21,5 điểm
Trong khi đó, nhóm ngành xã hội - nhân văn có điểm chuẩn cao
thuộc về ngành báo chí, thường có điểm chuẩn từ 18-20 điểm, quan
hệ quốc tế (17,5-21,5 điểm), luật (17,5-18 điểm), Đông phương học
(17-20 điểm), ngữ văn Anh (16-22)
TS Phạm Tấn Hạ, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã
hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết: “Theo điều tra sinh


viên tốt nghiệp thì riêng ngành ngữ văn Anh của trường, sau ba
tháng đã có 92,1% sinh viên tìm được việc làm. Ngành này hiện đang
rất cần nhân lực, chứ không hẳn ngoại ngữ chỉ là phương tiện hỗ trợ”.
Ở hệ CĐ, kỳ thi tuyển sinh năm 2009, ngoại trừ các trường như CĐ
Kinh tế Đối ngoại, CĐ Tài chính - Quản trị kinh doanh (Hưng Yên), CĐ
Kinh tế TPHCM có điểm từ 15-18 thì hầu hết điểm chuẩn các ngành
đào tạo khối D đều khoảng 10-13 điểm.
Khối C: Nhiều ngành điểm bằng “sàn”
Những ngành “dễ thở” ở khối C nhiều năm qua vẫn là các ngành như
triết học, thư viện thông tin, lưu trữ học, nhân học, xã hội học, văn
hóa học, Việt Nam học, công tác xã hội Điểm chuẩn tại nhiều
trường ở khoảng 14 điểm. Nhiều ngành khác như báo chí, luật có
điểm chuẩn cao hơn nhưng cũng tùy từng trường.
Ví dụ, ngành báo chí ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH
Quốc gia Hà Nội nhiều năm nay ở mức: 19,5 - 21 điểm; Học viện Báo
chí Tuyên truyền luôn ở mức 19-21,5 điểm; Trường ĐH Khoa học Xã
hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM: 17,5 - 20 điểm.
Còn ở Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng là 14 điểm; Trường ĐH
Khoa học - ĐH Huế: từ 15,5 - 16 điểm. Ngành luật ở Trường ĐH Luật
Hà Nội có điểm chuẩn từ 20,5 - 21 điểm, Trường ĐH Luật TPHCM: 16
- 21 điểm, Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội: 19-20,5 điểm.
Tuy nhiên, nhiều trường ĐH khác thì có điểm chuẩn ngành luật trong
khoảng từ 15,5 – 19. Ở khối sư phạm ngữ văn, lịch sử, địa lý cũng có
điểm chuẩn luôn ở các trường tốp trên từ 17-23 điểm nhưng nhiều
trường khác có điểm chuẩn từ 15-17,5
Còn các trường CĐ có tuyển sinh khối C có điểm chuẩn dao động
khoảng 11-13 điểm, trừ một vài trường có điểm từ 15 trở lên.
Khối C được tuyển sinh ở các trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật TPHCM,
CĐ Phát thanh Truyền hình 2, CĐ Du lịch Hà Nội, CĐ Kỹ thuật Khách
sạn và Du lịch, CĐ Phát thanh truyền hình 1, CĐ Truyền hình, CĐ Nội

vụ; hệ CĐ trong Trường ĐH Lao động Xã hội, ĐH Mở TPHCM và nhiều
trường CĐ ngoài công lập.
Bí kíp ôn thi hiệu quả
(24h) - Những kì thi quan trọng đang gần kề các học sinh 12. Hẳn bạn nào
cũng đã đề ra cho mình phương pháp học tập riêng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có kế hoạch ôn luyện hiệu quả. Với
vốn thời gian ít ỏi tại nhà cùng lịch học dày đặc, thật nan giải khi đề
ra cho mình những quy tắc khắt khe nghiêm ngặt. Thế nhưng việc
học theo "kế hoạch" như thế thường không được thực hiện trọn vẹn vì
một số lý do chủ quan (tâm trạng không tập trung, mệt mỏi, buồn
ngủ, không nhét nổi chữ vào đầu ).
Một số "bí kíp" dưới đây đơn giản, dễ thực hiện, không quá nặng về lý
thuyết. Nếu bạn thử áp dụng thì chất lượng học tập được nâng lên
đáng kể.
Chăm sóc sức khỏe
Có đầy đủ sức khỏe, tinh thần minh mẫn, có thể tập trung cao độ
trong thời gian dài, là bạn đã nắm 50% cơ hội thành công. Hãy tự đề
ra cho mình những quy tắc:
- Tận dụng tối đa thời gian ngủ: Năm 12, cho phép đồng hồ sinh học
trật nhịp một lúc cũng không sao. Nếu buồn ngủ, hãy dành 15 phút
để ngủ cũng được. Tinh thần bạn sẽ phấn chấn và nâng cao năng
suất học tập hơn.
- Đừng thức khuya, hãy dậy sớm: Thay vì thức khuya đến 1h sáng để
học bài rồi vật vờ, mệt mỏi, sai sót lung tung, bạn hãy ngủ lúc 9h và
3h sáng dậy học bài.
- Ăn đủ bữa, không ăn khuya và hạn chế uống cà phê Ăn nhiều trái
cây và uống thật nhiều sữa.
- Đừng để mắt hoạt động quá nhiều. Thỉnh thoảng nên xen kẽ vài
phút giải trí sau vài giờ học hành cật lực.
- Tránh xa các thiết bị làm bạn phân tán tư tưởng: máy vi tính, điện

thoại, mp3 Đừng nên sms khi học hoặc mở nick khi làm bài tập. Bài
nào nan giải, chừa lại hỏi bạn bè sau.
Động viên tinh thần
- Kiểm lại xem mình đang bị lỗ hổng kiến thức ở môn nào, sau đó
quyết tâm ôn luyện để "vá" ngay lập tức. Nếu học yếu Toán, dán bản
hiệu "Tôi có thể học tốt môn Toán" lên góc học tập, nhìn mỗi ngày.
- Đầu tư cho những môn thế mạnh và quên đi những môn phụ không
thi tốt nghiệp. Sự lo lắng về những môn không quan trọng chỉ làm
bạn thêm ức chế mà thôi.
- Không nên "nghe người ta nói ", vì như thế bạn sẽ tự huyễn hoặc
mình, sau đó rơi vào trạng thái tự ti thái quá.
- Đừng so sánh mình với những bạn toàn nhất nhì hay những bạn thủ
khoa. Bạn là chính bạn. Và bạn sẽ đậu vào trường đại học đã chọn.
- An ủi bạn bè cũng là một cách khiến bạn thêm phấn chấn, hạnh
phúc.
Kế hoạch học tập
- Mỗi ngày học 8 tiếng thì dành 5 tiếng học 3 môn thi đại học. Trong
đó nên ôn theo chuyên đề, tức là ôn kĩ, "chậm mà chắc", đừng cố
nhồi nhét hết kiến thức trong một ngày để rồi nhớ trước quên sau.
- Khuyên bạn nên ôn những cái căn bản và tránh những gì quá cao
siêu. Thời điểm này, trước mắt, bạn hãy "nhai gọn" kiến thức phổ
thông để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp. Đừng quan tâm đề thi đại học
năm trước ra thế này, thế kia Có rất nhiều bạn ôn luyện rất nhiều
để rồi cái cơ bản làm không được, còn phần nâng cao thì hoàn thành
nửa vời.
- Nếu đã đặt ra kế hoạch thì đừng bỏ dở. Nếu lỡ bỏ dở thì hãy bắt
đầu lại với năng suất học tập gấp đôi. Cuộc sống của bạn do bạn
quyết định. Phấn đầu vài tháng cho tương lai lâu dài còn hơn là phí
phạm vài tháng để rồi tương lai mù mịt.
- Cố gắng tiếp thu bài học ngay tại trung tâm luyện thi thì bạn đỡ

mất thời gian tự học tại nhà. Thời gian tại nhà để bạn ôn thứ khác.
- Đừng bị chi phối bởi bạn bè. Họ có phương pháp riêng của họ và
bạn hợp với cách học riêng của bạn. Miễn sao bạn cảm thấy thoải mái
và hiểu bài. Không nên cố gồng mình theo trào lưu để rồi chẳng đâu
vào đâu.
Trên đây chỉ là phương pháp, tất cả tùy thuộc vào ý chí và khả năng
học tập của từng bạn.
Chúc các bạn thành công.
"Rộng cửa" ngành công nghệ thông tin
(24h) - Theo nhiều chuyên gia tuyển sinh, kỳ thi tuyển ÐH, CÐ năm 2010,
công nghệ thông tin (CNTT) vẫn được xem là ngành "hấp dẫn" thu hút
nhiều thí sinh dự thi. Tuy nhiên, đây lại là ngành có cơ hội đậu rộng hơn
các ngành khác.
Nhu cầu tăng cao
Tại một hội thảo về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực CNTT tổ
chức mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết,
trong ba năm trở lại đây đã có sự "bùng nổ" về đầu tư ở lĩnh vực
CNTT. Theo đó trong năm 2010, thành phố cần thêm khoảng 100
nghìn lao động CNTT, và ước tính đến năm 2015, cả nước cần hơn
330 nghìn lao động ở lĩnh vực này. Còn theo thống kê của Bộ GD-ÐT,
hiện nay nguồn nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đang thiếu trầm
trọng và đến năm 2015, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT sẽ
là 250 nghìn lao động. Theo một chuyên gia tuyển sinh cho biết, từ
năm 2004 đến nay, chỉ tiêu đào tạo CNTT bình quân mỗi năm đều
tăng 50%. Theo Phó Chủ tịch Hội Tin học TP Hồ Chí Minh Phi Anh
Tuấn, nguyên nhân làm cho nguồn nhân lực CNTT sẽ "khát" trong
những năm tới là do các yếu tố sau: Do các dự án xây dựng hạ tầng,
ứng dụng CNTT từ phía Chính phủ; việc ứng dụng CNTT trong khối
doanh nghiệp tăng đột biến; sự đầu tư mạnh của các tập đoàn CNTT
đa quốc gia vào Việt Nam nên cần nguồn nhân lực với số lượng lớn

Theo quy hoạch phát triển của ngành CNTT, từ nay đến năm 2020,
Việt Nam sẽ đào tạo gần 800 nghìn lao động nhằm đáp ứng nhu cầu
của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và truyền thông. Ngoài ra,
Bộ TT-TT cũng phối hợp với Bộ GD-ÐT xây dựng và triển khai thực
hiện kế hoạch đào tạo 140 nghìn người có trình độ CÐ, ÐH về CNTT,
điện tử, viễn thông. Hiện nay, mỗi năm các cơ sở đào tạo CNTT trên
cả nước đào tạo được 10 nghìn sinh viên, tốc độ tăng trưởng khoảng
10%. Trong khi đó, nhu cầu nhân lực ở lĩnh vực CNTT là 30 nghìn
người, tăng 30% mỗi năm.
Nhiều cơ hội trúng tuyển
Trước đây, khi CNTT mới phát triển, làm việc với máy tính là rất khó
khăn và đòi hỏi các chuyên gia có những kỹ năng đặc biệt nên để học
được ngành CNTT cần những người có khả năng toán học, khả năng
tư duy tốt. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành CNTT và việc ứng
dụng rộng rãi CNTT trong đời sống, nhu cầu nguồn lực trở nên đại
chúng hơn và bất cứ ai có đủ khả năng vào trường ÐH cũng đều có
thể theo học và làm việc trong ngành CNTT. Hiện cả nước có 390
trường ÐH, CÐ, TCCN có những chuyên ngành đào tạo liên quan
đến lĩnh vực CNTT. Riêng địa bàn TP Hồ Chí Minh có gần 50 cơ sở đào
tạo CNTT ở cấp độ từ ÐH, CÐ, TCCN với số lượng đào tạo khoảng 50
nghìn sinh viên/năm. Theo thống kê của Hội Tin học TP Hồ Chí Minh,
số lượng các trường có đào tạo CNTT ở phía nam tăng mạnh trong 3
năm trở lại đây. Cụ thể: Khối trường ÐH công lập, năm 2006 có 28
trường, năm 2007 có 33 trường và năm 2008 có 35 trường; Khối các
trường ÐH ngoài công lập, năm 2006 có 17 trường, năm 2007 có 19
trường và 2008 có 26 trường Trong những năm gần đây, dẫn đầu
về điểm chuẩn ngành CNTT ở khu vực phía nam là trường ÐH Bách
khoa TP Hồ Chí Minh: năm 2007 lấy 23 điểm, năm 2008 lấy 21,5
điểm và năm 2009 lấy 21 điểm. Xếp sau là trường ÐH Khoa học tự
nhiên TP Hồ Chí Minh (năm 2009 lấy 18 điểm), ÐH Sư phạm Kỹ thuật

TP Hồ Chí Minh (năm 2009 lấy 17,5 điểm). Còn Trường ÐH CNTT (ÐH
Quốc gia TP Hồ Chí Minh), mức điểm chuẩn năm 2009 cũng chỉ 16
điểm. Riêng khối trường ÐH ngoài công lập, mức điểm chuẩn cũng chỉ
bằng điểm sàn hoặc cao hơn điểm sàn 1 - 2 điểm. Mức điểm này
không khó lắm cho những thí sinh có học lực trung bình khá.
Theo TS Nguyễn Thanh Nam - Trưởng phòng Ðào tạo trường ÐH Bách
khoa TP Hồ Chí Minh, trong 10 năm tới, nhân lực ngành CNTT ở Việt
Nam vẫn thiếu. Vì vậy, ngành CNTT vẫn có sức hút thí sinh trong thời
gian sắp tới. Năm 2010 số lượng trường ÐH, CÐ có tuyển sinh ngành
CNTT tiếp tục tăng, nên cơ hội cho thí sinh yêu thích ngành CNTT
cũng sẽ "dễ thở". Chỉ cần lưu ý chỉ tiêu của các trường thuộc tốp đầu
thì cơ hội thí sinh thi đỗ là rất cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành CNTT cũng "lưu ý" thí sinh và phụ
huynh khi chọn ngành này, cần cân nhắc kỹ tới khả năng cũng như
lòng say mê của mình. Mặc dù ngành CNTT rất thiếu nhân lực, nhưng
phải là những kỹ sư, chuyên gia giỏi thì mới đáp ứng yêu cầu của
công việc.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×