Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra 1 tiết TV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.84 KB, 2 trang )

Trường : ………………. Ngày : 26/03/2010
Lớp: …………………… Đề KT 1 tiết
Họ và tên : ……………………… Môn : Tiếng việt
Điểm Lời phê của giáo viên

I. Phần trắc nghiệm : 5đ (0.5đ/1câu)
Chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu mỗi câu :
1. Phó từ được chia ra làm bao nhiêu nhóm ?
a. 5 b. 6 c. 7 d. 8
2. Các phó từ đã, sẽ, đang, vừa, mới, từng, sắp thuộc nhóm phó từ nào ?
a. Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự.
b. Phó từ chỉ quan hệ thời gian.
c. Phó từ chỉ kết quả và hướng.
d. Phó từ chỉ sự cầu khiến.
3. Trong câu thơ “Ông trời mặc áo giáp đen ra trận” (Mưa – Trần Đăng Khoa ) tác
giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
a. Ẩn dụ b. Hoán dụ c. Nhân hóa d. So sánh
4. Trong câu thơ “Hoa tàn mà lại thêm tươi” (Nguyễn Du ) từ hoa được tác giả sử
dụng theo phép tu từ :
a. Ẩn dụ b. Hoán dụ c. Nhân hóa d. So sánh
5. Trong câu thơ “ Áo nâu liền với áo xanh, Nông thôn cùng với thị thành đứng
lên” ( Tố Hữu ) các từ in đậm trên được sử dụng theo phép :
a. Ẩn dụ b. Hoán dụ c. Nhân hóa d. So sánh
6. Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ ?
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
7. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn ?
a. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
c. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam.
d. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.
8. “ Đầu xanh đã tội tình gì, Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” (Truyện Kiều -


Nguyễn Du ), các từ in đậm trên thuộc kiểu hoán dụ gì?
a. Cụ thể - trừu tượng b. Bộ phận - toàn thể
c. Vật chứa đựng - vật bị chứa đựng d. Dấu hiệu sự vật - sự vật
9. Hoán dụ là phép tu từ :
a. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có
nét tương đồng với nó.
b. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có
quan hệ gần gũi với nó.
c. Cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người.
1
d. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho diễn đạt.
10. Nhân hóa là phép tu từ :
a. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có
nét tương đồng với nó.
b. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có
quan hệ gần gũi với nó.
c. Cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người.
d. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gọi
hình, gợi cảm cho diễn đạt.
II. Phần tự luận : 5đ
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới :
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chống lớn lắm. Chẳng bao lâu,
tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những chiếc
vuốt ở chân, ở khoéo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của
những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy
rạp, y như có nhát dao vừa lia qua ”.
( Tô Hoài )

1. Xác định các phó từ trong đoạn trích trên. (1đ)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
2. Phân tích cấu tạo (xác định chủ ngữ, vị ngữ) của các câu trần thuật đơn trong đoạn trích
trên (3đ).
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
3. Theo em trong đoạn trích trên, biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng chủ yếu nhất? Vì
sao ? (1đ)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×