Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Khái niệm, đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.88 KB, 14 trang )

Khái niệm , đặc điểm , nội dung của
hợp đồng mua bán hàng hóa .
1.Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa.
 Mua bán hàng hóa :
-Là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên
mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hoá theo thỏa thuận ( Điều 3-Luật Thương mại 2005)
 Hợp đồng :
-Theo phương diện khách quan: Hợp đồng là tổng thể các quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận,điều chỉnh các quan hệ
phát sinh trong quá trình dịch chuyển lợi ích giữa các chủ thể.
-Theo phương diện chủ quan : Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ
thể nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp
lý giữa các chủ thể với nhau.
 Hợp đồng mua bán hàng hóa:
-Là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm
dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ mua
bán hàng hóa.
-Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh – thương mại là một
dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Theo điều 428-Bộ luật dân
sự : " Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,theo đó
bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền,còn bên
mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán "
1
- Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm :
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
+ Hợp đồng mua bán quốc tế áp dụng cho các phương thức
*Xuất khẩu ,nhập khẩu hang hóa.
* Tạm nhập tái xuất hàn hóa.
*Tạm xuất tái nhập hang hóa.


*Chuyển khẩu hàng hóa.
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
 Hợp đồng mua bán hàng hóa được kí kết nhằm mục đích kinh
doanh.
Mục đích này được thể hiện ở nội dung công việc mà các bên thỏa
thuận.
 Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là bên mua và bên bán hàng
hóa :
- Theo quy định của luật thương mại 2005, ít nhất một trong các bên
chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân. Thương nhân
bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh
doanh.Thương nhân có thể mang quốc tịch Việt Nam hoặc mang quốc
tịch nước ngoài.
- Bên cạnh đó, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa còn là các tổ
chức, cá nhân khác có các hoạt động liên quan đến thương mại hoặc
chủ thể không phải là thương nhân tham gia hợp đồng mua bán không
nhằm mục đích lợi nhuận. Trong đó, thương nhân là chủ thể thường
xuyên của hợp đồng mua bán hàng hóa.
 Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
2
- Theo luật thương mại 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các loại động
sản, kể cả động sản được hình thành trong tương lai, những vật gắn liền
với đất đai
- Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa phải được phép giao dịch
trên thị trường. Nghĩa là hàng hóa không thuộc danh mục những đối
tượng mà nhà nước cấm kinh doanh. Đối với những hàng hóa hạn chế
kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực
hiện khi các bên tham gia và hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện do

pháp luật quy định. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện để kinh doanh hàng hóa
đó do chính phủ quy định và sửa đổi, bổ sung theo từng điều kiện kinh
tế - xã hội. Trong hợp đồng hàng hóa phải được xác định rõ (nếu là vật)
và phải có căn cứ xác thực chứng minh thuộc quyền sở hữu của bên
bán.
 Đặc điểm về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
- Hình thức mua bán hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
+ Trường hợp pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải
được thể hiện bằng một hình thức nhất định, thì có thể được giao
kết bằng lời nói, văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên.
Văn bản hợp đồng có thể do các bên thoả thuận lập hoặc có thể lập
theo mẫu. Phụ lục hợp đồng cũng được coi là một trong những
hình thức của hợp đồng và có hiệu lực như hợp đồng.
+ Trường hợp pháp luật quy định loại hợp đồng đó phải được thực
hiện bằng một hình thức nhất định như :văn bản có công chứng
hoặc chứng thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo quy
định đó.
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, hợp đồng mua bán hàng hóa rất đa
dạng không chỉ về chủ thể tham gia mà còn về đối tượng của hợp đồng.
Căn cứ vào các dấu hiệu của chủ thể, nơi xác lập và thực hiện hợp
đồng,hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm :
3
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
* Xuất khẩu hàng hoá : là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh
thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật” (Điều 28 Khoản 1).

*Nhập khẩu hàng hoá : là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ
Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật” (Điều 28 Khoản 2).
*Tạm nhập, tái xuất hàng hoá : là việc hàng hoá được đưa từ
lãnh thổ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam”
(Điều 29 Khoản 1).
*Tạm xuất, tái nhập hàng hoá : là việc hàng hoá được đưa ra
nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ
tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam” (Điều 29
Khoản 2).
*Chuyển khẩu hàng hoá : là việc mua hàng từ một nước, vùng
lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ
Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam” (Điều 30 Khoản
1)
3. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
4
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa phản ánh các quyền và
nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa. Do
đó nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết là những điều
khoản do các bên tự thỏa thuận.Tuy nhiên nội dung của hợp đồng kinh
tế không chỉ là những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mà còn bao
gồm những điều khoản không thỏa thuận nhưng theo quy định của
pháp luật các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.

Như vậy nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa gồm những điều
khoản sau :
a ) Điều khoản chủ yếu.
- Là những điều khoản nhất thiết phải có trong hợp đồng.Khi xác lập
hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc các bên phải thỏa thuận và ghi
vào văn bản hợp đồng.Nếu thiếu những điều này coi như hợp đồng
chưa được ký kết.
Như vậy điều khoản chủ yếu đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của
một hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận các nội dung sau :
+Ngày tháng năm kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa , tên, địa
chỉ,số tài khoản ngân hàng giao dịch của các bên,họ tên người đại
diện,nguời đứng tên đăng kí kinh doanh.
+ Chủ thể trong quan hệ hợp đồng:
Trong điều khoản này, cần xác định rõ các bên tham gia hợp đồng
cùng những yếu tố pháp lí cần thiết liên quan như: quốc tịch của các
bên,ngành nghề đăng kí kinh doanh, trụ sở kinh doanh, địa chỉ giao
dịch, tài khoản ngân hàng, mã số thuế…
+Đối tượng của hợp đồng :
Điều khoản đối tượng của hợp đồng là điều khoản quan trọng bậc nhất
trong hợp đồng mua bán. Trong điều khoẳn này, các bên có thể thỏa
thuận những điều khoản sau:
5
* Điều khoản tên hàng: Tên hàng hóa mua bán phải được nêu
chính xác trong hợp đồng nhằm tránh nhầm lẫn trong quá trình
thực hiện hợp đồng. Tùy theo từng hàng hóa mà cách viết điều
khoản này có sự khác nhau. Các bên có thể viết điều khoản cùng
với tên khoa học, tên thông dụng của hàng hóa. Trong các hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tên hàng còn được viết kèm theo
tên của nhà sản xuất hàng hóa, tên địa danh sản xuất ra hàng hóa,
tên công cụng của hàng hóa…

* Điều khoản phẩm chất hàng hóa: Phẩm chất hàng hòa được xác
định bằng nhiều cách tùy thuộc tính chất của hàng hóa. Các bên có
thể thỏa thuận một tiêu chuẩn xác định cụ thể, hoặc xác định phẩm
chất hàng hóa theo mẫu. Việc xác định phẩm chất hàng hóa có thể
dựa vào têu chuẩn chất lượng đã đăng kí, hiện trạng hàng hóa, tài
liệu kĩ thuật hoặc theo mẫu được các bên thỏa thuận.
*Điều khoản số lượng, trọng lượng hàng hóa: Tại mỗi quốc gia
hay mỗi khu vực trên thế giới, có những cách xác định số lượng,
trọng lượng hàng hóa riêng. Song nhìn chung, có hai cách xác định
số lượng, trọng lượng hàng hóa, đó là xác định một cách chính xác
hàng hóa và hàng hóa có dung sai. Tỉ lệ dung sai các loại hàng hóa
tại cá quốc gia khác nhau cũng có quy định khác nhau. Do vậy, các
bên cần thỏa thuận rõ một đơn vị đo lường hàng hóa của mình
trong hợp đồng.
* Điều khoản bao bì, kí mã hiệu hàng hóa: Việc sử dụng bao bì
hàng hóa nhằm bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Theo
tập quán quốc tế về thương mại, nếu các bên không thỏa thuận thì
người bán sẽ sử dụng bao bì để đóng hàng. Mã kí hiệu hàng hóa
được sử dụng nhằm bảo đảm sự phù hợp với phương thức chuyên
chở, bảo quản hàng hóa cũng như tránh sự thất lạc hàng hóa
+ Giá cả.
Điều khoản giá của hàng hóa là điều khoản gắn liền với các điều khoản
đối tượng hợp đồng. Giá trong hợp đồng thường được xác định dựa
6
trên những căn cứ như đơn giá, điều kiện cơ sở tính giá, điều khoản
bảo lưu về giá hàng hóa…Đơn giá là giá hàng hóa được tính theo đơn
vị nhất định như khối lượng, trọng lượng.
* Cơ sở tính giá trong hợp đồng : là những điều kiện cơ sở giao
hàng được hai bên thỏa thuận. Chẳng hạn trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, điều kiện cơ sở giao hàng là CIF.

* Đồng tiền tính giá : là đồng tiền được hai bên thỏa thuận lựa
chọn. Thông thường các bên thỏa thuận sử dụng một đồng tiền của
nước người bán, hoặc đồng tiền của nước người mua, hoặc đồng
tiền của nước thứ ba.
* Điều khoản phương thức thanh toán: Các bên có thể thỏa thuận
áp dụng một trong các phương thức thanh toán như thanh toán
bằng tiền mặt, phương thức ủy thác thu, phương thức thanh toán
bằng thư tín dụng…
* Địa điểm thanh toán : do các bên thỏa thuận, có thể ở địa điểm
bên bán hoặc bên mua. Thời gian thanh toán được các bên thỏa
thuận vào các yếu tố như tính chất của hàng hóa mua bán, năng lực
tài chính của các bên.
*Thời hạn thanh toán : Thông thường trong giao dịch các bên
thường trả tiền trước, trả tiền ngay hoặc trả tiền sau.
*Điều kiện đảm bảo hối đoái:Để tránh những tổn thất có thể xảy ra
do việc sụt giá hoặc tăng giá của các đồng tiền, các bên giao dịch
có thể thoả thuận những điều kiện đảm bảo hối đoái. Đó có thể là
điều kiện đảm bảo bằng vàng hoặc đảm bảo ngoại hối.
+ Thời hạn,địa điểm, phương thức giao hàng.
Điều khoản về thời hạn, địa điểm và phương thức giao hàng là những
thỏa thuận về nghĩa vụ của các bên. Trong đó, người bán thực hiện
giao hàng theo thời hạn, địa điểm và cách thức đã ghi trong hợp đồng.
Trong thời hạn giao hàng có thể là giao hàng không định kì, giao hàng
theo định kì, giao hàng ngay….Địa điểm và cách thức giao hàng có thể
là giao hàng ngay tại xưởng, giao hàng dọc mạn tàu, giao hàn tại địa
chỉ của người mua…
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên:
7
Tại điều khoản này, các bên thỏa thuận về phạm vi quyền và nghĩa vụ
để thực hiện các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.

+ Bảo hành hàng hóa:
Theo điều khoản này, người bán đảm bảo về chất lượng hàng hóa trong
khoảng thời gian nhất định. Trong thời hạn bảo hành và phù hợp với
các điều kiện bảo hành, người bán chịu những trách nhiệm đối với
người mua thông qua các hình thức như sửa chữa hàng hóa, thay thế
bằng hàng hóa khác.
+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
Các bên trong quan hệ có quyền thỏa thuận về các hình thức trách
nhiệm pháp lí và các điều kiện áp dụng các hình thức trách nhiệm pháp
lí đó. Đặc biệt là các hình thức trách nhiệm pháp lí có liên quan đến
việc thực hiện hợp đồng và phạt vi phạm hợp đồng. Nếu có thỏa thuận
trong hợp đồng, trong quá trình thực hợp đồng, nếu phát sinh các điều
kiện đó bên bị vi phạm có quyền buộc bên vi phạm áp dụng các hình
thức trách nhiệm pháp lí đã thỏa thuận.
+ Các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lí trong quan hệ hợp đồng
mua bán hàng hóa:
Phù hợp với pháp luật trong nước, pháp luật và tập quán quốc tế, các
bên có quyền thỏa thuận dự liệu các trường hợp có thể xảy ra trong quá
trình thực hiện hợp đồng mà theo đó bên vi phạm được miễn trách
nhiệm pháp lí.
+ Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa:
Tùy từng loại hợp đồng, có thể thỏa thuận áp dụng pháp luật trong
nước, pháp luật và tập quán quốc tế.
+ Thỏa thuận trọng tài hoặc tòa án:
Trọng tài thương mại chỉ giải quyết tranh chấp kkhi có thỏa thuận
trọng tài. Nếu các bên đã thỏa thuận chọn tọng tài thương mại đẻ giải
8
quyết tranh chấp giữa họ thì thỏa thuận này co giá trị ràng buộc đối với
các bên. Các bên không thể yêu cầu tòa án giải quyết vụ tranh chấp đó.
Tòa án cũng là một hình thức giải quyết tranh chấp được nhiều chủ thể

kinh doanh tin cậy, đặc biệt là các chủ thể trong quan hệ tranh chấp
không mang yếu tố quốc tế.
+Điều kiện vận tải:
Trong điều kiện vận tải, người ta thoả thuận với nhau về những vấn đề
sau:
* Xác định cảng bốc và/hoặc cảng dỡ hàng, địa điểm giao hàng, địa
điểm chuyển tải.
* Phân chia chi phí bốc và dỡ hàng giữa người bán với người mua.
* Lựa chọn mẫu nào của hợp đồng thuê tàu hoặc lựa chọn mẫu nào
của vận đơn để ký kết hợp đồng vận tải biển.
* Trình tự thông báo về tàu đến cảng bốc/dỡ hàng.
* Mức bốc/dỡ hàng và cách tính thời gian bốc dỡ.
* Mức thưởng phạt bốc dỡ và cách thanh toán thưởng phạt này.
* Chỉ định người bốc dỡ, đại lý tàu biển và đại lý giao nhận.
b ) Điều khoản thường lệ .
- Là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy định trong các
văn bản pháp luật.Những điều khoản này các bên có thể đưa vào hợp
đồng , hoặc cũng có thể không cần đưa vào hợp đồng.Nếu các bên
không đưa những điều khoản này vào hợp đồng thì coi như các bên đã
mặc nhiên công nhận.Nếu đã đưa vào hợp đồng nhằm tăng tầm quan
trọng hoặc cụ thể hóa thì không được trái pháp luật.
c ) Điều khoản tùy nghi.
- Là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi chưa có
quy định của pháp luật hoặc có quy định của pháp luật nhưng các bên
được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà
không trái quy định của pháp luật.Những điều khoản này chỉ trở thành
9
nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa khi các bên trực tiếp thỏa
thuận với nhau.
4. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa .

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số: /HĐMB
- Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội
đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các
ngành.
- Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa
thuận của hai bên).
Hôm nay, ngàytháng năm
Tại địa điểm:
Chúng tôi gồm:
Bên A
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Telex: Fax:
- Tài khoản số: Mở tại ngân hàng:
- Đại diện là: Chức vụ:
- Giấy ủy quyền số: (nếu có).
Viết ngày.tháng năm Do chức vụ ký.
Bên B
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ trụ sở chính:
- Điện thoại: Telex: Fax:
- Tài khoản số: Mở tại ngân hàng:
10
- Đại diện là: Chức vụ:
- Giấy ủy quyền số: (nếu có).
Viết ngày.tháng năm Do chức vụ ký.

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:
1. Bên A bán cho bên B:
STT Tên
hàng
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành
tiền
Ghi chú
Cộng……………………………………………………………………
……………………………….
Tổng giá trị(bằng chữ):
…………………………………………………………………………
……….
2. Bên B bán cho bên A:
STT Tên
hàng
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành
tiền
Ghi chú
Cộng……………………………………………………………………
……………………………….
Tổng giá trị(bằng chữ):

…………………………………………………………………………
……….
Điều 2: Giá cả:
Đơn giá mặt hàng trên là giá (theo văn bản
(nếu có) của ).
Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:
1. Chất lượng mặt hàng được quy định theo.
2.
3.
Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu:
11
1. Bao bì làm bằng:
2. Quy cách bao bì: cỡ kích thước:
3. Cách đóng gói:
Trọng lượng cả bì:
Trọng lượng tịnh:
Điều 5: Phương thức giao nhận:
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
STT Tên
hàng
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Thời
gian
Địa
điểm
Bốc

dỡ
Vận
chuyể
n
Ghi
chú
2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:
STT Tên
hàng
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Thời
gian
Địa
điểm
Bốc
dỡ
Vận
chuyể
n
Ghi
chú
3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên
chịu.
4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc ).
5. Qui định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận
hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là đồng/ ngày. Nếu phương

tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên
bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất,
qui cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng
tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán
xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ
loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
12
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu
bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập
biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận
và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau
15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi
như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng
phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận phải
có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa:
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng
loại hàng cho bên mua trong thời gian là:
tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy
hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 7: Phương thức thanh toán:
1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức trong
thời gian
2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức trong

thời gian
Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)
Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập
biên bản riêng.
Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa
thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào
không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà
không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới %
giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12 %).
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách
nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực
hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm,
thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa
13
trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về
hợp đồng kinh tế.
Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện
hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời
thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên
bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ
tranh chấp ra tòa án.
Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần):
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được
các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về
hợp đồng kinh tế.
Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày đến ngày

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau
khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên có trách nhiệm tổ chức và
chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành bản,
có giá trị như nhau, mỗi bên giữ bản, gửi cơ quan bản
(nếu cần) .
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ: Chức vụ:
Ký tên Ký tên
(Đóng dấu) (Đóng dấu)
14

×