Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khi nào nên từ chối một cơ hội nghề nghiệp docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.93 KB, 7 trang )

Khi nào nên từ chối một cơ hội
nghề nghiệp
Tìm kiếm được một công việc đã là một việc rất khó, đặc biệt
trong bối cảnh nền kinh tế không ổn định như ngày nay. Tuy
nhiên điều đó không có nghĩa bạn cần phải chấp nhận làm bất cứ
công việc gì
Hãy xem xét những gợi ý dưới đây để xác định chính xác bạn
nên chấp nhận công việc này hay từ chối và chờ đợi một cơ hội
tốt hơn.
Xem xét kỹ bản mô tả công việc
Trước khi quyết định hãy xem xét kỹ những yêu cầu của công
việc, nhiệm vụ và trách nhiệm chính của công việc cũng như ai sẽ
là người bạn phải báo cáo kết quả làm việc. Tự hỏi mình các câu
hỏi sau:
 Mình có thể có niềm đam mê ngày này sang ngày khác với
công việc này không?
 Mình có lường trước được những khó khăn thách thức trong
công việc này không?
 Có phải mức độ trách nhiệm với công việc phụ thuộc vào
kinh nghiệm mình có được không?
 Mình có sẵn sàng thay đổi thói quen sống, chất lượng cuộc
sống khi chấp nhận công việc này không như: thay đổi hình
thức, phương tiện đi làm, đi lại xa hơn, thời gian ngặt nghèo
hơn, áp lực và căng thẳng hơn, phải thay đổi cách thức ăn
mặc, đi đứng, nói năng…?
Nếu câu trả lời đối với tất cả câu hỏi này hoặc phần lớn những
câu hỏi này là không, có vẻ công việc này không thực sự thích
hợp với bạn.
Đánh giá về công ty
Môi trường làm việc có vai trò và tác động rất lớn đến cuộc sống
hàng ngày của bạn, vì thế hãy đảm bảo rằng môi trường đó đem


lại cho bạn sự thoải mái nhất định. Ví dụ nếu bạn làm một người
nguyên tắc với những giờ giấc làm việc và kế hoạch thiết lập sẵn
bạn sẽ không cảm thấy vui vẻ và thoải mái trong một môi trường
làm việc tự do.
Bạn cũng cần quan tâm xem xét phong cách làm việc của vị sếp
và những người đồng nghiệp tương lai. Nếu qua quá trình tiếp
xúc bạn nhận thấy rằng bạn và những người đồng nghiệp có
phong cách làm việc mâu thuẫn nhau, hãy cẩn thận. Mặc dù
những tính cách và ý kiến khác nhau có thể tạo nên một nhóm
làm việc năng động, tuy nhiên hầu hết sự bất đồng thường tạo ra
một nhóm làm việc không hiệu quả và không vui vẻ gì.
Xem xét chế độ thu nhập và phúc lợi

Bạn đã so sánh mức thu nhập hiện tại với vị trí bạn làm trước đó
chưa? Bạn đã cân nhắc những kỹ năng nào bạn có thể học được
từ vị trí này? Hãy xem xét kỹ các quyền lợi bạn có thể được
hưởng, nếu nó không nằm trong dự tính của bạn, đừng vội chấp
nhận lời mời tuyển dụng. Bạn có thể tìm được một chỗ khác tốt
hơn.
Hoặc bạn có thể chấp nhận làm công việc đó với yêu cầu cung
cấp đầy đủ các phương tiện và phụ cấp như: phụ cấp tiền ăn,
điện thoại, xăng xe; đề nghị một lịch trình làm việc linh hoạt như:
có thể làm việc tại nhà 1 vài ngày nào đó trong tuần thay vì cái
lịch trình cứng nhắc của cơ quan miễn là bạn hoàn thành tốt công
việc được giao…
Bạn cũng đừng ngần ngại mà đề nghị với nhà tuyển dụng chấp
nhận chi trả những khoản học phí cho những khóa học nâng cao
năng lực. Nếu tất cả những yêu cầu này không được chấp nhận
bạn nên suy nghĩ lại. Phải chăng chính sách khuyến khích nhân
viên của công ty này không được tốt?

Hỏi về cơ hội cho sự phát triển
Không có gì tồi tệ hơn cho sự nghiệp của bạn nếu bạn bị mắc kẹt
trong một công việc, một vị trí không có khả năng phát triển.
Trong khi những công việc “thường thường bậc trung” có vẻ an
nhàn và ít làm người ta căng thẳng hơn, nhưng việc ngồi ở một vị
trí này trong một thời gian dài mà không có sự “đổi gió” có thể
gây đến sự chán nản, ức chế vô cùng trong cuộc sống.
Hãy nên có những suy nghĩ thực tế về hướng và cơ hội phát triển
trong cơ quan này. Tự đặt cho mình những câu hỏi như: Có ai đã
từng chuyển đi với vị trí này trước bạn chưa? Người quản lý của
bạn “leo” lên vị trí này bắt đầu từ đâu?
Cơ quan này có tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao năng lực bản
thân không? Nếu các câu trả lời cho bạn kết luận rằng dường
như công ty không có các cơ chế thúc đẩy, hỗ trợ, tăng cường
nội lực cho nhân viên đó là khi bạn nên tiếp tục công việc tìm
kiếm việc làm của mình.
Suy nghĩ về những vấn đề đề cập trên đây sẽ giúp bạn đưa ra
những quyết định chấp nhận, từ chối hoặc thương lượng tốt hơn
với công việc sắp tới của mình. Nếu việc tự mình phân tích các
nhân tố trên vẫn không giúp bạn đưa ra được quyết định rõ ràng,
đừng ngần ngại hỏi thêm những câu hỏi với nhà tuyển dụng.
Quyết định trong sự nghiệp là một bước đi quan trọng, phân tích
những lợi thế và bất lợi trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào là
cách bạn không phải hối tiếc về những việc đã qua.

×