Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HKII lớp 6 có đáp an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.22 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐT TÂN HỒNG
TRƯỜNG TH- THCS CẢ GĂNG
KỲ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2009- 2010
MÔN THI: VẬT LÝ (Thời gian: 45 phút, không kể phát đề)
Khối 6
Điểm Lời phê của giáo viên
Đề:
I. Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào câu đúng nhất. (4 điểm)
Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm.
C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách
xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng.
C. Khí, rắn, lỏng. D. Khí, lỏng, rắn.
Câu 3: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay
đổi?
A. Khối lượng. B. Trọng lượng.
C. Khối lượng riêng. D. Cả ba câu trên đúng.
Câu 4: Ở nhiệt độ 4
0
C một lượng nước xác định sẽ có:
A. Trọng lượng lớn nhất. B.Trọng lượng nhỏ nhất.
C. Trọng lượng riêng lớn nhất. D. Trọng lượng riêng nhỏ nhất.
Câu 5: Tại sao ở chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?
A. Vì không thể hàn hai thanh ray được
B. Vì để lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 6: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng


A. Chất rắn nở ra khi nóng lên.
B. Chất rắn co lại khi lạnh đi.
C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự
nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước.
B. Đốt một ngọn nến.
C. Đốt một ngọn đèn dầu.
D. Đúc một cái chuông đồng.
Câu 8: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay
hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
II. Phần tự luận:
Câu 1: Trình bày nhiệt giai Cen-xi-út và nhiệt giai Fa-ren-hai. (1,5 điểm)
Câu 2: Tính xem 35
0
C, 50
0
C ứng với bao nhiêu
0
F? (1,5 điểm)
Câu 3: Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất
lỏng khi được đun nóng.
Thời gian( phút) 0 2 4 6 8 10 12 14 16
Nhiệt độ (
0

C) 20 30 40 50 60 70 80 80 80
1. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. (2 điểm)
2. Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng này từ phút thứ 12 đến phút thứ
16? (0,5 điểm).
3. chất lỏng này có phải là nước không? (0,5 điểm)
Bài làm
Nhiệt độ (
0
C)
Thời gian (phút)
Đáp án vật lý 6
I. Phần trắc nghiệm : đúng được mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
D D C C C D B D
II. Phần tự luận :
Câu 1: (1,5 điểm)
 Nhiệt giai cen-xi- út: Lấy 100 phần bằng nhau.
Ở 0
0
C là của nước đá đang tan.
100
0
C là của hơi nước đang sôi.
Nhiệt độ nhỏ hơn không, đọc là âm.
 Nhiệt giai Fa-ren-hai:
ở 32
0
F là của nước đá đang tan.
212
0

F là của hơi nước đang sôi.
Câu 2: (1,5 điểm) Tính xem:
35
0
C = 0
0
C + 35.1
0
C
= 32
0
F + 35. 1,8
0
F = 95
0
F
50
0
C = 0
0
C + 50.1
0
C
= 32
0
F + 50. 1,8
0
F = 122
0
F

Câu 3:
1. vẽ đường biểu diễn (2 điểm)
2. Nhiệt độ không đổi mặc dù vẫn đun: chất lỏng sôi. (0,5 điểm)
3. không. Chất này là rượu. (0,5 điểm)
80
20
16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×