Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 4) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.31 KB, 5 trang )

CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA
(Kỳ 4)

BSCK I ĐỖ CÔNG TÂM
Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng
hợp
BV Cấp Cứu Trưng Vương

Lực lượng tham gia:

a) Nguyên tắc:
Đảm bảo các yêu cầu: Cơ động - Liên hoàn - Thống nhất .
* Cơ động: Các lực lượng nói trên sẵn sàng đến hiện trường trong thời
gian ngắn nhất và trong mọi hoàn cảnh, địa hình.
* Liên hoàn: Thể hiện qua hoạt động đồng bộ của các lực lượng các cấp,
từ các đơn cấp Thành phố đến các Quận Huyện và các đơn vị cơ sở. Ngoài ra còn
thể hiện ở sự hiệp đồng của các ngành khác như: Công an, Quân đội, Cứu hỏa,
Cứu hộ, Y tế, Điện lực, Điện thoại
* Thống nhất: Thể hiện sự thống nhất trong mệnh lệnh chỉ huy, cụ thể
hóa trong các mức thang chỉ huy như sau:

b) Mục tiêu:
-Cứu sống nạn nhân
-Giảm thiểu số nạn nhân
-Giảm thiểu thương tật của nạn nhân
-Bảo vệ môi trường
-Bảo vệ tài sản
-Nhanh chóng khôi phục lại sự bình thường
e) Yêu cầu:
- Cần có sự chỉ huy thống nhất: Từ Ủy ban Phòng chống thiên tai thảm họa
Nhà nước cho đến Ủy ban Phòng chống thiên tai thảm họa các cấp.


- Tại hiện trường: Với sự tham gia của nhiều đơn vị cấp cứu tại hiện trường:
công an, cứu hỏa- cứu hộ, y tế…cần thiết có người tổng chỉ huy. Người chỉ
huy cao nhất là Chủ tịch UBND địa phương.
- Tùy mức độ nghiêm trọng của thảm họa mà cần cần có sự tham gia tương
ứng của lãnh đạo các địa phương, các ngành.
- Đảm bảo an toàn cho các lực lượng tham gia phòng chống thảm họa.
f) Nhiệm vụ của từng lực lượng:
STT NHIỆM VỤ TÊN LỰC LƯỢNG
01 Chăm sóc nạn nhân cứu thoát-
không bị thương
+ Công an
+ Các tổ chức xã hội
02 Chăm sóc nạn nhân bị thương +Công an
+Cứu hỏa
+Y tế
03 Giải quyết nạn nhân tử vong +Công an
+Y tế
04 Trung tâm thông tin sự kiện +Công an
+Cơ quan thông tấn
05 Liên lạc với người nhà nạn
nhân
+Công an
+Y tế
+Tổ chức xã hội
06 Sơ tán và tổ chức tạm cư +Công an
+Chính quyền địa phương
07 Hỗ trợ về mặt tâm lý và xã hội +Tổ chức xã hội
08 Giải quyết nhu cầu tôn giáo và
văn hóa
+Các cố vấn về tinh thần


ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP THAM GIA CẤP CỨU:
- Cứu hỏa- Cứu hộ: vai trò chủ lực
- Công an: vai trò chủ lực:
- Thành lập đơn vị xác định và nhận diện nạn nhân.
- Chăm sóc các nạn nhân không bị thương trong thảm họa: Thành lập trung
tâm tiếp nhận nạn nhân: cung cấp cho nạn nhân: thực phẩm, nước uống,
quần áo, thuốc…Phối hợp với các tổ chức xã hội.
- Liên lạc với người thân của nạn nhân.
- Nhận diện và giải quyết nạn nhân tử vong.
- Điều hòa giao thông.
- Điều phối hoạt động các lực lượng tình nguyện.
- Giữ gìn trật tự.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng.
- Quân đội: vai trò chủ lực, đặc biệt trong những thảm họa số lượng nạn nhân
lớn, cần có sự tham gia của công binh, kỹ thuật. Đây là lực lượng có số lượng
đông, kỷ luật cao, có nhiều chuyên ngành sâu với kỹ thuật cao.
- Y tế
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ CẤP CỨU:
-Cảnh sát đường sông, đường biển: đặc biệt tại các khu vực gần sông, biển, hồ.
- Các xe cứu thương tự nguyện: huy động các phương tiện vận tải
- Các tổ chức tự nguyện: Hội chữ thập đỏ, các tổ chức tự nguyện, các đoàn thể xã
hội…
- Mạng thông tin vô tuyến: bảo đảm thông tin liên lạc cho các lực lượng tham gia
cấp cứu.
- Chính quyền địa phương các cấp:
- Giai đoạn đầu: Chỉ đạo công tác cấp cứu, đáp ứng các phương tiện cho hoạt
động cấp cứu,vận chuyển phương, thiết lập các trung tâm tạm cư cho nạn
nhân…
- Giai đoạn sau: Hỗ trợ các nạn nhân, chăm sóc sức khỏe môi trường, tái

thiết khu định cư, cung cấp các dịch vụ công…

Hi
ện trường tai nạn hàng loạt: Sự tham gia của các đơn vị cấp cứu

×