Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI GIẢNG CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA (Kỳ 6) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.24 KB, 5 trang )

CẤP CỨU Y TẾ TRONG THẢM HỌA
(Kỳ 6)

BSCK I ĐỖ CÔNG TÂM
Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng
hợp
BV Cấp Cứu Trưng Vương
6) Phân loại nạn nhân tại hiện trường:
a- Mục đích: Làm những điều tốt nhất cho số lượng nạn nhân lớn nhất.
b- Nguyên tắc:
+ Năng động, nhanh chóng.
+ Ưu tiên cho điều trị và giải thoát nạn nhân khỏi hiện trường.
+ Phân loại tốt, dự hậu bệnh nhân tốt.
+ Cán bộ y tế phải bình tĩnh.

c- Các dạng phân loại:

- Phân loại tại chỗ(phân loại đầu tiên):
- Khẩn cấp
- Không khẩn cấp
- Phân loại y tế(phân loại lần II):
Kết hợp phương pháp S.T.A.R.T (simple triage and rapid treatment) với phương
pháp gắn ký hiệu màu cho bệnh nhân: - Đỏ(immediate) - Vàng (delayed) - Xanh
(minor injuries)-
Đen (deceased).

- Phân loại vận chuyển (phân loại lần III):
- Đỏ : cần vận chuyển càng nhanh càng tốt
- Vàng : không có vấn đề đe dọa tính mạng
- Xanh : có thể đi bộ được
- Đen : tử vong ( chuyển nhà xác , lực lượng pháp y )



d- Tính chất của phân loại:

C
ác ký hiệu phân loại nạn nhân: ưu tiên 1, 2, 3, 4


Các nhãn phân loại nạn nhân
Giới thiệu mô hình ứng dụng tại BVĐK Trung ương Huế:

-Tấm bìa cứng:
Thực hiện các tấm bìa cứng, kích thước 5x 10 cm, đục lỗ để xỏ dây, dùng cột
vào tay nạn nhân.
+ Mặt trước: dán giấy décal màu, có bốn loại màu tương ứng với phân loại nạn
nhân. Trên mặt của tấm bìa có dán décal màu, dùng dao gạch 2 khứa, chia thành 3
phần- trên đó đánh cùng một số thứ tự; để có thể bóc tách thành các miếng giấy
màu khác nhau ( cùng mang chung số thứ tự). Số thứ tự - đây là căn cứ để thống
kê số lượng nạn nhân đã qua công tác phân loại.
Ví dụ: Trang bị 100 tấm màu đỏ, 100 tấm màu vàng, 100 tấm màu xanh, 100 tấm
màu đen.
Nạn nhân đầu tiên được phân loại thuộc diện cần vận chuyển càng nhanh càng tốt
( màu đỏ) sẽ được gắn tấm đỏ mang số 1.
Tương tự như vậy là số 2, 3, 4…cho các nạn nhân tiếp theo được xếp loại màu đỏ
và tương tự cho các nạn nhân mang các tấm màu vàng, xanh, đen.
Sau khi phân loại xong, nếu số tấm màu đỏ còn lại mang số từ 51, có nghĩa là đã
có 49 nạn nhân được phân loại màu đỏ.
+ Mặt sau: Cố gắng ghi tên họ của nạn nhân, mạch và huyết áp, giờ ghi chép
-Miếng giấy màu dán vào góc bệnh án hoặc Phiếu khám bệnh, túi đựng tư
trang của nạn nhân:
Từ tấm bìa cứng đeo vào cổ tay nạn nhân, chúng ta bóc ra một miếng giấy màu để

dán vào bệnh án hoặc Phiếu khám bệnh, bóc ra một miếng để dán vào túi đựng tư
trang của nạn nhân.
Các miếng giấy màu này có cùng màu và số thứ tự của tấm giấy cứng cột vào tay
nạn nhân.

Ghi chú: Cổ tay bệnh nhân đeo tấm bìa cứng màu đỏ mang số 3, Phiếu khám
bệnh của nạn nhân được dán miếng màu đỏ mang số thứ tự 3, túi đựng tư
trang của nạn nhân cũng mang màu đỏ với số thứ tự là 3 ( Mô hình ứng dụng
tại BVĐK Trung ương Huế)

e- Hệ thống phân loại thảm họa(Prehospital Mass Triage Systems)
- Các nhân viên tham gia công tác cấp cứu ngoại viện cần được huấn luyện các kỹ
năng trong phân loại nạn nhân.
- Khi có thiên tai xảy ra, nhân viên cấp cứu ngoại viện là người đầu tiên có mặt tại
hiện trường, và họ thiết lập sự phân loại và các khu vực điều trị.
- Do các cấp độ đào tạo và kinh nghiệm khác nhau của các nhân viên cấp cứu
ngoại viện nên một số phương pháp phân loại đã được phát triển để được chuẩn
hóa.
- Hệ thống phân loại thường được sử dụng nhất là hệ thống Simple Triage and
Rapid Treatment (START) và đã được phát triển vào năm 1983 do Sở Cứu hỏa
Newport Beach và Bệnh viện Đa khoa Hoag ở California . Hệ thống này đã được
cải tiến vào năm 1994 và đã phổ biến tại Hoa Kỳ.
Nội dung cơ bản của hệ thống phân loại này là xác định ba điều kiện có thể dẫn
đến tử vong trong vòng 1 giờ nếu nạn nhân không được xử lý kịp thời, đó là: suy
hô hấp, chấn thương đầu, và xuất huyết trầm trọng.
Hệ thống phân loại START giúp cho việc đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn
và tình trạng tri giác của nạn nhân.
Ưu điểm của hệ thống phân loại START là dễ huấn luyện, đơn giản trong ứng
dụng.
f- Tổ chức hoạt động phân loại

Phân loại được thực hiện tại hai nơi:
- Tại hiện trường
- Tại Bệnh viện: Tại Khoa /Phòng cấp cứu.
• Quyết định phân loại nạn nhân thảm họa thường dựa trên các ý kiến của một
nhân viên y tế thực hiện phân loại hoặc cùng với một đồng nghiệp.
• Phân loại nạn nhân thảm họa là một việc làm không thường xuyên hàng ngày,
cũng không thực hiện như công tác y khoa hàng ngày mà là công việc thường dựa
vào kinh nghiệm.
• Phân loại nạn nhân thảm họa thường được thực hiện trong hoàn cảnh nhiều cảm
xúc và sự chịu đựng về thể chất của nhân viên y tế trong một môi trường căng
thẳng. Sự căng thẳng như vậy làm giảm tính chính xác của việc phân loại nạn nhân
thảm họa.
• Trong phân loại, cần chú ý: không phải là khám toàn diện nạn nhân mà nên chú ý
vào một phần bệnh sử ( căn cứ trên hoàn cảnh xảy ra thảm họa) và tập trung khám
xét một bộ phận nào đó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nạn nhân.
• Phân loại nạn nhân thảm họa không có nghĩa là điều trị triệt để cho nạn nhân, trừ
phi phải tiến hành những thủ thuật cấp cứu. Nếu chỉ tập trung vào xử trí nạn nhân
có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.
• Nhân viên làm công tác phân loại phải nắm vững kiến thức: giải phẫu học, sinh
lý bệnh,kiến thức lâm sàng, nguyên tắc điều trị.

×